Giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm: Cu, Zn, Cd, Pb: [4,5]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tích lũy các kim loại cadimi, chì, đồng, kẽm trong một số loài nghuyễn hể ở vùng biển cửa hội, tỉnh nghệ an (Trang 31)

a. Trong môi trường đất:

1.2.8. Giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm: Cu, Zn, Cd, Pb: [4,5]

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08-2:2011/BYT đã quy định đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, trong đó hàm lượng chì và cadimi được quy định như sau:

Bảng 1.7: Lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được tạm thời đối với kim loại chì và cadimi trong thực phẩm.

1 Chì (Pb) 0,025

2 Cadimi (Cd) 0,007

Trong đó : PTWI (Provisional Tolerable Weekly Intake): Lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được tạm thời, có nghĩa là Lượng một chất ô nhiễm kim loại nặng được đưa vào cơ thể hàng tuần mà không gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người, đơn vị tính: mg/kg thể trọng.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08-2:2011/BYT cũng qui định giới hạn cho phép của hàm lượng chì và cadimi trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ không được vượt quá giới hạn sau:

+ Đối với Chì (Pb): 1,5 mg/kg; + Đối với Cadimi (Cd): 2,0 mg/kg.

Theo quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y Tế về việc Qui định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm, tại Phần 5 - Giới hạn tối đa kim loại nặng trong thực phẩm qui định hàm lượng hàm lượng đồng và kẽm cho phép trong thực phẩm không vượt quá giới hạn sau:

Bảng 1.8: Giới hạn cho phép của hàm lượng đồng và kẽm trong một số loại thực phẩm

Thực phẩm Cu (mg/kg) Zn (mg/kg)

Sữa và sản phẩm sữa 30 40

Sản phẩm rau, quả (trừ nước ép rau, quả) 30 40 Thịt và sản phẩm thịt 20 40

Cá và sản phẩm cá 30 100

Dầu, mỡ 0,5 40

1.3. Giới thiệu các nguyên tố đồng, kẽm, cadimi, chì, tác dụng sinh hóa và tính độc hại của chúng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tích lũy các kim loại cadimi, chì, đồng, kẽm trong một số loài nghuyễn hể ở vùng biển cửa hội, tỉnh nghệ an (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w