Về hoạt động mua sắm thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện y dược cổ truyền tỉnh phú thọ năm 2010 2012 (Trang 74)

Quy trình đấu thầu thuốc được bệnh viện thực hiện theo đúng luật đấu thầu với các bước sau: Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

Với các yêu cầu đặt ra trong hồ sơ mời thầu và việc thực hiện nghiêm túc, khách quan trong công việc xét thầu đã giúp bệnh viện lựa

trong khi nguồn kinh phí mua thuốc của bệnh viện còn hạn hẹp. Tuy nhiên thuốc của các nhà sản xuất khác nhau có sự phân hóa về chất lượng khác nhau, hiệu quả điều trị khác nhau để lựa chọn được những loại thuốc có chất lượng như mong muốn, bệnh viện nên xây dựng tiêu chuẩn chất lượng một cách cụ thể hơn trong HSMT.

Trong 3 năm bệnh viện đã sử dụng khá nhiều hình thức lựa chọn nhà thầu, nhưng chủ yếu vẫn là hình thức đấu thầu rộng rãi đối với từng mặt hàng.

+ Ưu điểm của hình thức này là không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự, nên tạo được sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu. Thuốc trúng thầu là thuốc có chi phí thấp nhất tính theo cùng mặt bằng về kỹ thuật, tài chính. Với hình thức đấu thầu này bệnh viện sẽ lựa chọn được những thuốc đảm bảo chất lượng với giá thấp, bệnh viện có thể sử dụng chính kết quả đấu thầu rộng rãi này để tiến hành mua thuốc theo hình thức mua sắm trực tiếp. Điều này giúp bệnh viện mua được thuốc có giá tương đối ổn định trong thời gian dài, giúp chủ động trong nguồn kinh phí mua thuốc.

+ Tuy nhiên hình thức này có nhược điểm là một số mặt hàng có lãi xuất thấp, số lượng ít không được các nhà thầu quan tâm cung ứng, một số mặt hàng khác lại có giá trần thấp không có nhà thầu nào có thể đáp ứng yêu cầu. Trong một số trường hợp bệnh viện mong muốn lựa chọn được các biệt dược có uy tín trên thị trường hoặc các thuốc đã được sử dụng có hiệu quả tốt tại bệnh viện, song những mặt hàng đó lại có giá cao hơn giá trần hoặc cao hơn đôi chút so với các mặt hàng khác cùng loại nên không được lựa chọn ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh.

Bên cạnh đó bệnh viện cũng đã linh hoạt sử dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác như: Chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp và chỉ

thầu, để đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu điều trị của bệnh viện.

Quá trình thực hiện công tác đấu thầu mua thuốc của bệnh viện diễn ra khá dài khoảng 4 tháng, trải qua nhiều công đoạn hết sức phức tạp, đặc biệt là công tác xét thầu còn rất thủ công. Bệnh viện nên xây dựng và áp dụng phần mềm tin học vào hoạt động chấm thầu để giảm bớt thời gian, công sức và hạn chế sai sót.

Việc tính toán nhu cầu sử dụng thuốc mới chỉ dựa trên số lượng sử dụng thuốc của năm trước là chủ yếu. Chính vì vậy mà khi bệnh viện triển khai các kỹ thuật mới hoặc khi bệnh dịch có diễn biến phức tạp, bệnh viện đã phải liên tiếp mua thuốc bổ sung. Xây dựng giá kế hoạch cũng là một công việc hết sức khó khăn, nhất là trong những năm qua thị trường thuốc Việt Nam có nhiều biến động, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong nước cũng như trên thế giới như: Sự bất ổn của nhiều nước xuất khẩu dầu mỏ, diễn biến phức tạp tình hình bệnh dịch, thiên tai, động đất, sóng thần, nguy cơ lạm phát, chỉ số tiêu dùng tăng cao... Giá thuốc tăng cao so với giá kế hoạch và bệnh viện phải xét duyệt lại giá một số mặt hàng, gây không ít khó khăn cho công tác đấu thầu mua thuốc.

Công tác đấu thầu thuốc của bệnh viện YDCT Phú Thọ có một số thuận lợi và khó khăn.

Một số thuận lợi như:

Nhiều công việc chính trong đấu thầu bệnh viện đa khoa tỉnh đã chuẩn bị, nên khi lựa chọn làm thủ tục mua sắm thuốc, bệnh viện chỉ cần áp dụng nên khâu chuẩn bị được nhanh hơn.

Danh mục thuốc được thống nhất trong toàn tỉnh, công tác kiểm tra, kiểm soát sử dụng thuốc cũng như công tác báo cáo sử dụng với Bảo hiểm y tế có nhiều thuận lợi.

Danh mục của nhiều bệnh viện trong tỉnh được tổ chức đấu thầu nên sau đấu thầu các bệnh viện có nhiều danh mục thuốc để có thể lựa chọn.

Tuy nhiên có một số khó khăn: Việc sử dụng thuốc ở bệnh viện chuyên khoa thường không nhiều, thuốc không đắt tiền. Nên một số mặt hàng bệnh viện sử dụng trong quá trình đấu thầu chưa được quan tâm nhiều (nhất là các công ty cung ứng)

Ngoài ra, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty ví dụ một số mặt hàng các bệnh viện chuyên khoa sử dụng như trên các công ty bỏ giá thấp vì bệnh viện tỉnh có thể không sử dụng, còn các bệnh viện khác sau khi đấu thầu của BVĐK tỉnh xong, các công ty có thể cung ứng hoặc không cung ứng những mặt hàng này với bệnh viện, dẫn đến tình trạng các bệnh viện thiếu thuốc để sử dụng.

Một số mặt hàng bệnh viện tỉnh ít hoặc không sử dụng nên các công ty có thể có chủ ý bỏ giá thấp để trúng thầu cùng với một số mặt hàng khác trong gói thầu, nên khi các bệnh viện có nhu cầu sử dụng các công ty cung ứng nhỏ giọt, cũng gây nên tình trạng thiếu thuốc.

Thời gian có kết quả đấu thầu thường dài do nhiều nguyên nhân như quy định về thời gian, thẩm định, phê duyệt, mặt hàng đấu thầu cho cả tỉnh nên với số lượng nhiều...(bệnh viện đa khoa thầu xong, các bệnh viện căn cứ làm thủ tục thầu hoặc hợp đồng cung ứng) dẫn đến tình trạng thiếu thuốc giữa các đợt gối thầu.

Các công ty cung ứng có thể quan tâm nhiều đến gói thầu bệnh viện tỉnh, không nắm sát tình hình sử dụng các bệnh viện khác trong tỉnh, nên không chủ động được việc dự trữ hàng hóa để cung cấp, nên xảy ra tình trạng hàng hóa không đúng chủng loại, phải thay thế mặt hàng khác.

Một số công ty có thể năng lực tài chính không tốt, mặt hàng thuốc trên thị trường không ổn định, khi cung ứng cho phạm vi toàn tỉnh với số

Công tác bảo quản, tồn kho, cấp phát thuốc của bệnh viện tương đối tốt. Kho tàng đã được bệnh viện trang bị một số trang thiết bị bảo quản. Tuy nhiên, với đặc thù là bệnh viện Y học cổ truyền nên việc bảo quản thuốc đông y rất quan trọng. Khi thời tiết ẩm ướt kéo dài, bệnh viện cần trang bị thêm máy hút ẩm để đảm bảo độ ẩm thích hợp cho dược liệu vì dễ bị ẩm mốc.

Tại Hội nghị tổng kết công tác Y dược cổ truyền năm 2009, TS. Trần Thị Hồng Phương–Phó Vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền (YDCT), Bộ Y tế, cho rằng thực trạng chất lượng dược liệu và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trên thị trường nước ta hiện nay còn một số bất cập gây khó khăn cho công tác quản lý và kiểm soát.

Theo những số liệu thống kê gần đây, nước ta có hơn 3.800 loài cây làm thuốc trên tổng số hơn 10.600 loài thực vật. Hằng năm, cả nước sử dụng khoảng 50.000 tấn dược liệu. Nguồn dược liệu nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc theo con đường phi mậu dịch chiếm tỷ trọng lớn gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý chất lượng. Một số dược liệu nhập không rõ nguồn gốc, không rõ tiêu chuẩn, không có phiếu kiểm nghiệm ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu. Việc trồng trọt dược liệu trong nước phát triển tự phát, chưa có quy hoạch. Nhiều cơ sở trồng trọt còn sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định làm ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu. Nhóm dược liệu giả mạo thường được dùng là các dược liệu có hình dạng giống nhau. Việc giả mạo có thể do thay thế tùy tiện hoặc cố ý giả mạo ví dụ như: giả mạo Thỏ ty tử bằng hạt chế từ xi măng; giả mạo Ô dược bằng rễ Sim; giả Ý dĩ bằng hạt Cao lương. Nhiều dược liệu không được bảo quản đúng nên chất lượng kém. Không ít dược liệu còn được nhuộm bằng thuốc nhuộm (Đan sâm, Câu kỷ tử), sử dụng hóa chất độc hại hoặc dung dược liệu có chứa hoạt chất độc hại (Bằng sa, cây Vòi voi).

Nguyên nhân của nhầm lẫn, giả mạo dược liệu, chất lượng dược liệu kém còn do nhiều yếu tố khác nhau:

- Không quản lý được chất lượng dược liệu nhập, phần lớn dược liệu nhập qua con đường phi mậu dịch do tư nhân dảm nhận, lợi nhuận đặt lên hàng đầu, họ rất ít quan tâm đến chất lượng. Dược liệu giả, kém chất lượng có cơ hội thâm nhập.

- Dược liệu trồng trọt chưa đáp ứng các yêu cầu vệ sinh, an toàn. Dược liệu khai thác tự nhiên không có kế hoạch, chưa đảm bảo tính đúng và chất lượng, có nguy cơ cạn kiệt.

- Điều kiện bảo quản dược liệu nhìn chung chưa đạt yêu cầu, dược liệu còn bị mốc mọt nhiều, một số dược liệu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao. - Việc mua bán dược liệu trên thị trường còn mang tính tự phát, chưa được quản lý.

- Hệ thống các quy trình, quy phạm về đảm bảo chất lượng dược liệu còn thiếu, các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng dược liệu chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế sử dụng dược liệu, chưa tiếp cận vào hệ thống sử dụng và lưu thong phân phôi dược liệu. Tiêu chuẩn kiểm nghiệm chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng dùng dược liệu sai, nhầm lẫn, kém phẩm chất.

- Thông tin về dược liệu, y học dân tộc còn ít và chưa được cập nhật thường xuyên. Người sử dụng ít quan tâm đến nguồn gốc dược liệu, về dược liệu thật, giả trên thị trường; thay thế dược liệu còn tỳ tiện, không đủ căn cứ khoa học.

Do nhu cầu sử dụng thuốc từ dược liệu và nhờ chính sách xã hội hóa trong việc phát triển dược liệu và mở rộng hệ thống phục vụ y tế bằng Y- Dược học cổ truyền của Nhà nước nên trong những năm gần đây, việc sản xuất dược liệu và thuốc Đông dược không ngừng tăng lên. Tính đến 31/12/2008 cả nước đã có 9.727 số đăng ký thuốc sản xuất trong nước còn

kết quả kiểm tra chất lượng thuốc của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh và các Trung tâm Kiểm nghiệm trên cả nước trong 5 năm gần đây (2004-2008) cho thấy: Số mẫu thuốc Đông dược không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã dăng ký mỗi năm chiếm khoảng 10% trên tổng số mẫu lấy kiểm tra, cao hơn nhiều so với thuốc Tân dược (trên 2%). Các chỉ tiêu không đạt như: độ nhiễm khuẩn, độ ẩm, định tính, hàm lượng hoạt chất, các chỉ tiêu về kỹ thuật bào chế như: độ rã, độ đồng đều khối lượng. Trong những năm gần đây, cùng với sự phối hợp của các cơ quan công an, thanh tra dược, hệ thống kiểm nghiệm từ Trung ương đến địa phương đã phát hiện nhiều loại thuốc này.

Do thực trạng quản lý dược liệu và thuốc đông y nói chung trên toàn quốc còn nhiều khó khăn, bất cập, kéo theo việc quản lý, bảo quản các thuốc này tại bệnh viện cũng chưa có quy đinh và quy trình rõ ràng.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN

Sau khi tiến hành khảo sát một số chỉ tiêu cung ứng thuốc tại bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2010 – 2012, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:

Về hoạt động lựa chọn thuốc.

Quy trình xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện là tương đối khoa học, được dựa trên mô hình bệnh tật, tình hình sử dụng thuốc cụ thể của bệnh viện trong năm trước đó cũng như dự toán chi ngân sách, dự kiến nhu cầu mua thuốc của năm tiếp theo, căn cứ vào danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành.

Bệnh viện đã xây dựng được một DMTBV tương đối hợp lý với 120 tân dược, 155 loại thuốc đông dược phù hợp với mô hình bệnh tật và kỹ thuật điều trị của bệnh viện.

Bệnh viện đã thực hiện tốt những qui định của Bộ Y tế cũng như chính sách quốc gia về thuốc, đồng thời giúp bệnh viện tiết kiệm được nguồn kinh phí mua thuốc, giảm được chi phí cho người bệnh.

Tỷ lệ thuốc nội chiếm tỷ lệ 52,6%, tỷ lệ tiền mua thuốc kháng sinh của bệnh viện chiếm tới 40% tổng tiền thuốc toàn bệnh viện.

Về hoạt động mua bán thuốc.

Bệnh viện đã thực hiện đấu thầu mua thuốc theo đúng những qui định của pháp luật, đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, giúp bệnh viện lựa chọn được những thuốc đảm bảo chất lượng, có giá thấp, chủ động hơn trong khi nguồn kinh phí mua thuốc của bệnh viện còn hạn hẹp.

Quá trình thực hiện công tác đấu thầu mua thuốc của bệnh viện diễn ra khá dài, trải qua nhiều công đoạn hết sức phức tạp, tốn nhiều thời gian

Hoạt động bảo quản, cấp phát thuốc

Bệnh viện đã chú trọng đến công tác bảo quản, bào chế và cấp phát thuốc tại bệnh viện chuyên ngành y học cổ truyền của tỉnh.

ĐỀ XUẤT

Với Bộ Y tế: Nên có các qui định, hướng dẫn cụ thể hơn đối với việc đấu thầu mua thuốc như xây dựng các tiêu chuẩn chung về tiêu chuẩn đánh giá kinh nghiệm, năng lực nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật, nội dung xác định giá đánh giá, để các bệnh viện thống nhất trong việc đấu thầu.

Với bệnh viện:

- Bệnh viện nên chú trọng xây dựng mô hình bệnh tật và phác đồ điều trị chuẩn giúp cho việc điều trị hợp lý và cung ứng thuốc một cách khoa học.

- Việc lựa chọn, sử dụng kháng sinh cần hợp lý hơn.

- Danh mục thuốc bệnh viện cần được bổ sung đa dạng phong phú hơn tạo điều kiện cho các bác sĩ lựa chọn hoặc thay thế thuốc khi cần thiết trong điều trị.

- Cần bổ sung máy đo độ ẩm, điều hòa hoặc máy hút ẩm tại tất cả các kho bảo quản, cấp phát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế - Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT- BTC ngày 19/1/2012 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. 2012.

2. Bộ Y tế, Thông tư số 40/2013/TT-BYT về Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI. 2013.

3. Bộ Y tế, Thông tư số 31/2012/TT-BYT hướng dẫn công tác Dược lâm sàng bệnh viện. 2012.

4. Bộ Y tế (2011), "Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế quy định về hoạt động khoa Dược", pp.

5. Bộ Y tế, Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh và theo quy định của bệnh viện. 2011.

6. Bộ Y tế, Thông tư số 31/2011/TT-BYT về danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, . 2011.

7. Bộ Y tế, Quyết định về việc ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần thứ 5. 2005.

8. Cục Quản lý Dược, Công văn số 12792/QLD-CL để đình chỉ lưu hành & thu hồi các thuốc chứa hoạt chất Buflomedil do có tác dụng không mong muốn. 2012: Bộ Y tế.

9. Cục Quản lý Dược, Báo cáo kết quả công tác năm 2010 và định hướng, trọng tâm công tác năm 2011. 2011.

10. Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, Hội thảo chuyên đề - Đánh giá vai trò Hội đồng thuốc và điều trị". 2009.

11. Nghiêm Thị An (2011), Phân tích danh mục tiêu thụ thuốc tại bệnh viện ĐKKVNL năm 2009, Đại học Dược Hà Nội.

12. Nguyễn Thanh Bình (2001) (2001), Dịch tễ dược học, , Trường Đại

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện y dược cổ truyền tỉnh phú thọ năm 2010 2012 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)