Hệ thống kho có đầy đủ các trang thiết bị tồn trữ bảo quản thuốc. Các trang thiết bị bảo quản thuốc của khoa Dược được trình bày tại bảng 3.29
Bảng 3.19. Trang thiết bị bảo quản tại hệ thống kho thuốc bệnh viện
Các kho Điều hoà Tủ
lạnh Kệ giá Nhiệt kế, ẩm kế Máy vi tính Bình cứu hoả Kho chính thuốc 1 1 7 1 1 1 Kho lẻ nội trú 1 1 3 1 1 Kho lẻ ngoại trú 3 1 1 Kho dịch truyền 3 1 Kho hoá chất, y cụ 1 1 2 1 1 1 Kho đông y 1 5 1 1 1 Tổng 0 3 23 6 5 3 Nhận xét :
Khoa Dược được trang bị giá, kệ, điều hoà nhiệt độ và tủ lạnh để bảo quản thuốc và máy vi tính để quản lý xuất – nhập thuốc. Tuy nhiên bệnh viện nên trang bị thêm điều hoà cho các kho lẻ để đảm bảo nhiệt độ bảo quản thuốc và trang bị đầy đủ bình cứu hoả cho các kho.
Kho thuốc đông y được bệnh viện chú trọng, trang bị đầy đủ điều hòa, nhiệt kế, ẩm kế để đảm bảo điều kiện bảo quản thuốc.
3.3.3.3 Nhiệt độ, độ ẩm bảo quản kho thuốc
Các kho thuốc, hóa chất, dịch truyền và thuốc đông y của bệnh viện đều được trang bị nhiệt kế và ẩm kế để theo dõi. Các kết quả theo dõi nhiệt kế,
ẩm kế hàng tháng được lưu tại khoa Dược. Với kho thuốc, nhiệt độ đạt là nhiệt độ dưới 300C, độ ẩm dưới 75%.
Hàng ngày, các thủ kho chịu trách nhiệm kiểm tra nhiệt kế và ẩm kế vào 9 giờ sáng và 3 giờ chiều để ghi vào phiếu theo dõi lưu tại kho. Một số kho chưa được trang bị điều hòa hay máy hút ẩm nên không đạt điều kiện nhiệt độ dưới 300C.
Bảng 3.20 : Bảng theo dõi nhiệt độ, độ ẩm kho thuốc, hóa chất, thuốc đông y
Tháng
Kho thuốc Kho dịch truyền
Kho thuốc đông
y Kho hóa chất Nhiệt độ Độ ẩm Nhiệt độ Độ ẩm Nhiệt độ Độ ẩm Nhiệt độ Độ ẩm 1 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 2 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 3 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 4 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 5 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 6 K. Đạt Đạt K. Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 7 K. Đạt Đạt K. Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 8 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 9 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 10 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 11 Đạt K.Đạt K.Đạt K.Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 12 Đạt K.Đạt K.Đạt K.Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
Nhận xét:
Kết quả theo dõi nhiệt độ và độ ẩm hàng tháng tại khoa Dược cho thấy hầu hết các tháng đều đảm bảo về nhiệt độ và độ ẩm trong các kho. Tuy nhiên, trong tháng 6, tháng 7 có những ngày nhiệt độ cao hơn 300C do thời tiết quá nóng mà kho chưa được trang bị điều hòa nên nhiệt độ không đảm bảo. Trong tháng 11 và tháng 12, kho thuốc ngoại trú và kho dịch truyền có độ ẩm cao hơn 75%.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Về hoạt động lựa chọn thuốc.
Quy trình xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện là tương đối khoa học, đã tập trung được các ý kiến đóng góp xây dựng của tất cả các khoa, phòng điều trị trong bệnh viện. Danh mục thuốc được xây dựng với chủng loại và số lượng được dựa trên mô hình bệnh tật, tình hình sử dụng thuốc cụ thể của bệnh viện trong năm trước đó cũng như dự toán chi ngân sách, dự kiến nhu cầu mua thuốc của năm tiếp theo, căn cứ vào danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu và danh mục thuốc y học cổ truyền sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành.
Qua nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng thuốc của bệnh viện ta thấy:
Số lượt bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện tương đối ổn định. Đây là đặc trưng của bệnh viện y học cổ truyền. Mô hình bệnh tật của bệnh viện cũng tương đối đa dạng, phong phú. Chính vì vậy danh mục thuốc bệnh viện cần phải phong phú, đa dạng về các chủng loại thuốc mới có thể đáp ứng được nhu cầu điều trị của bệnh nhân.
Nguồn kinh phí mua thuốc của khoa dược không ngừng tăng lên qua các năm. Kinh phí mua thuốc chiếm tỷ lệ từ 16% đến 21% là một tỷ lệ hợp lý, nhất là với các bệnh viện Y học cổ truyền. Tại bệnh viện, nhiều bệnh nhân được điều trị theo phương pháp không dùng thuốc, chỉ dùng các thủ thuật: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt….Chính vì thế, kinh phí mua thuốc của bệnh viện không chiếm tỷ lệ lớn.
Cơ cấu kinh phí mua thuốc của bệnh viện cho thấy bệnh viện vẫn sử dụng nhiều thuốc tân dược trong điều trị. Tuy nhiên, bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Phú Thọ là một bệnh viện cấp tỉnh, nằm giữa trung tâm thành phố Việt Trì, chính vì thế, các bệnh nhân đến khám không chỉ là các bệnh
viện phải kết hợp điều trị đông tây y kết hợp để phù hợp với nhu cầu điều trị hiện nay. Hơn nữa, kinh phí điều trị các thuốc y học cổ truyền thấp hơn so với điều trị bằng thuốc tân dược. Điều đó cũng dẫn đến kinh phí sử dụng thuốc tân dược cao hơn kinh phí dành cho vị thuốc y học cổ truyền và chế phẩm đông dược.
Đánh giá tính hợp lý của DMTBV chúng tôi nhận thấy:
Danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng dựa trên danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành năm 2011 và danh mục thuốc Y học cổ truyền sử dụng tại bệnh viện. 97% loại thuốc tân dược nằm trong danh mục thuốc bệnh viện có trong danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế và 100% các vị thuốc y học cổ truyền nằm trong danh mục thuốc được BYT ban hành. Việc lựa chon các thuốc nằm trong các DMT được BYT ban hành giúp cho việc chi trả bảo hiểm tại bệnh viện được thuận lợi. Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Phú Thọ có trên 20 000 thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện nên việc lựa chọn các thuốc được chi trả BHYT sẽ giúp thu hút bệnh nhân đến bệnh viện.
Với hơn 100 loại thuốc sắp xếp trong 19 nhóm thuốc theo tác dụng dược lý, DMTBV hoàn toàn phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện. Các chương bệnh có tỷ lệ mắc cao, tương ứng có các nhóm thuốc đa dạng về chủng loại như: Thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm không steroid và điều trị gout, xương khớp, thuốc KST, chống nhiễm khuẩn, thuốc tim mạch, thuốc đường tiêu hóa, hormon, nội tiết tố, thuốc tác dụng trên đường hô hấp…DMTBV đã đáp ứng được nhu cầu tối cần thiết trong điều trị cũng như phù hợp với những kỹ thuật y tế đang được thực hiện tại bệnh viện.
Tính kinh tế của DMTBV thể hiện trong việc lựa chọn các loại thuốc vừa đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả vừa phải phù hợp với điều kiện tài chính của bệnh viện cũng như kinh tế của bệnh nhân.
Danh mục thuốc của bệnh viện có tỷ lệ thuốc biệt dược chiếm tỷ lệ thấp hơn so với thuốc gốc nhưng có xu hướng tăng dần. Với thị trường thuốc ngày càng đa dạng, phong phú, một loại thuốc có thể có nhiều biệt dược khác nhau, việc bệnh viện ngày càng sử dụng nhiều loại thuốc biệt dược cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều thuốc gốc có chất lượng tốt, giá rẻ mà hiệu quả điều trị tương đương các thuốc mang tên biệt dược cùng hoạt chất. Bệnh viện nên sử dụng nhiều thuốc gốc hơn để tránh lãng phí nguồn kinh phí mua thuốc.
Với 48,8% thuốc nội trong DMTBV, so với một số bệnh viện tuyến huyện khác như BVĐK Hiệp Hòa - Bắc Giang 72% , BVĐK KV Ngọc Lặc, Thanh Hóa 56,3% [11] , 52,6% tại bệnh viện Ứng Hoà – Hà Nội [13] thì tỷ lệ thuốc nội trong DMTBV còn thấp. Thuốc ngoại chiếm tỷ lệ khá cao cả về số lượng và giá trị sử dụng (51,8%). Chính vì vậy bệnh viện nên sử dụng thuốc nội nhiều hơn, không những giúp bệnh viện chủ động trong việc cung ứng thuốc, đem lại lợi ích kinh tế cho bệnh viện và người bệnh, mà còn giúp cho các công ty dược phẩm trong nước tiêu thụ được sản phẩm, thúc đẩy ngành công nghiệp dược Việt Nam phát triển.
Kết quả phân tích ABC cho thấy bệnh viện đã mua sắm thuốc tương đối tập trung. Tuy nhiên, kết quả phân tích cơ cấu thuốc nhóm A cho thấy, các thuốc nhóm kháng sinh có số lượng và giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ cao, trên 30% trong cả 3 năm. Trong nhóm A, thuốc Buflomedil, một thuốc có tác dụng tăng cường tuần hoàn não được sử dụng nhiều. Năm 2010, giá trị sử dụng thuốc này chiếm 10% giá trị sử dụng toàn bệnh viện, năm 2011 là 9,6% và năm 2012 trên 4%. Thuốc này là thuốc được cảnh báo gây ra các
tử vong và Bộ Y tế đã ban hành văn bản số12792/QLD-CL để đình chỉ lưu hành & thu hồi các thuốc chứa hoạt chất Buflomedil do có tác dụng không mong muốn [8]. Trong nhóm A, tỷ lệ sử dụng Vitamin còn cao, chiếm từ 6% đến 9% giá trị kinh phí toàn bệnh viện.
Thông qua việc nghiên cứu kinh phí mua một số nhóm thuốc trong DMTBV ta thấy kinh phí dành cho việc mua các nhóm thuốc là tương đối phù hợp mô hình bệnh tật: Thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất, từ 32% đến 35% tổng kinh phí mua thuốc tân dược của toàn bệnh viện, sau đó đến nhóm thuốc giảm đau, hạ sót chống viêm cũng chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm từ 8,7% đến 13,6%. Tiền thuốc điều trị các bệnh đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao, từ 8,2 đến 11,2%. Bên cạnh đó các thuốc vitamin và khoáng chất cũng chiếm tỷ lệ từ 6% đến 9,6% tổng kinh phí mua thuốc tân dược của toàn bệnh viện.
Việc sử dụng kháng sinh không đúng, lạm dụng kháng sinh cephalosphorin thế hệ mới, các kháng sinh mang tên biệt dược, thuốc nhập khẩu một cách tràn lan, không những gây ra hiện tượng kháng thuốc mà còn gây lãng phí, thiệt hại về kinh tế không nhỏ. Việc sử dụng kháng sinh của bệnh viện cần dựa trên nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý, bệnh viện nên chọn các thuốc gốc, thuốc sản xuất trong nước có giá rẻ để giảm kinh phí cho bệnh viện cũng như cho người bệnh.
4.2. Về hoạt động mua sắm thuốc.
Quy trình đấu thầu thuốc được bệnh viện thực hiện theo đúng luật đấu thầu với các bước sau: Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
Với các yêu cầu đặt ra trong hồ sơ mời thầu và việc thực hiện nghiêm túc, khách quan trong công việc xét thầu đã giúp bệnh viện lựa
trong khi nguồn kinh phí mua thuốc của bệnh viện còn hạn hẹp. Tuy nhiên thuốc của các nhà sản xuất khác nhau có sự phân hóa về chất lượng khác nhau, hiệu quả điều trị khác nhau để lựa chọn được những loại thuốc có chất lượng như mong muốn, bệnh viện nên xây dựng tiêu chuẩn chất lượng một cách cụ thể hơn trong HSMT.
Trong 3 năm bệnh viện đã sử dụng khá nhiều hình thức lựa chọn nhà thầu, nhưng chủ yếu vẫn là hình thức đấu thầu rộng rãi đối với từng mặt hàng.
+ Ưu điểm của hình thức này là không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự, nên tạo được sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu. Thuốc trúng thầu là thuốc có chi phí thấp nhất tính theo cùng mặt bằng về kỹ thuật, tài chính. Với hình thức đấu thầu này bệnh viện sẽ lựa chọn được những thuốc đảm bảo chất lượng với giá thấp, bệnh viện có thể sử dụng chính kết quả đấu thầu rộng rãi này để tiến hành mua thuốc theo hình thức mua sắm trực tiếp. Điều này giúp bệnh viện mua được thuốc có giá tương đối ổn định trong thời gian dài, giúp chủ động trong nguồn kinh phí mua thuốc.
+ Tuy nhiên hình thức này có nhược điểm là một số mặt hàng có lãi xuất thấp, số lượng ít không được các nhà thầu quan tâm cung ứng, một số mặt hàng khác lại có giá trần thấp không có nhà thầu nào có thể đáp ứng yêu cầu. Trong một số trường hợp bệnh viện mong muốn lựa chọn được các biệt dược có uy tín trên thị trường hoặc các thuốc đã được sử dụng có hiệu quả tốt tại bệnh viện, song những mặt hàng đó lại có giá cao hơn giá trần hoặc cao hơn đôi chút so với các mặt hàng khác cùng loại nên không được lựa chọn ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh.
Bên cạnh đó bệnh viện cũng đã linh hoạt sử dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác như: Chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp và chỉ
thầu, để đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu điều trị của bệnh viện.
Quá trình thực hiện công tác đấu thầu mua thuốc của bệnh viện diễn ra khá dài khoảng 4 tháng, trải qua nhiều công đoạn hết sức phức tạp, đặc biệt là công tác xét thầu còn rất thủ công. Bệnh viện nên xây dựng và áp dụng phần mềm tin học vào hoạt động chấm thầu để giảm bớt thời gian, công sức và hạn chế sai sót.
Việc tính toán nhu cầu sử dụng thuốc mới chỉ dựa trên số lượng sử dụng thuốc của năm trước là chủ yếu. Chính vì vậy mà khi bệnh viện triển khai các kỹ thuật mới hoặc khi bệnh dịch có diễn biến phức tạp, bệnh viện đã phải liên tiếp mua thuốc bổ sung. Xây dựng giá kế hoạch cũng là một công việc hết sức khó khăn, nhất là trong những năm qua thị trường thuốc Việt Nam có nhiều biến động, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong nước cũng như trên thế giới như: Sự bất ổn của nhiều nước xuất khẩu dầu mỏ, diễn biến phức tạp tình hình bệnh dịch, thiên tai, động đất, sóng thần, nguy cơ lạm phát, chỉ số tiêu dùng tăng cao... Giá thuốc tăng cao so với giá kế hoạch và bệnh viện phải xét duyệt lại giá một số mặt hàng, gây không ít khó khăn cho công tác đấu thầu mua thuốc.
Công tác đấu thầu thuốc của bệnh viện YDCT Phú Thọ có một số thuận lợi và khó khăn.
Một số thuận lợi như:
Nhiều công việc chính trong đấu thầu bệnh viện đa khoa tỉnh đã chuẩn bị, nên khi lựa chọn làm thủ tục mua sắm thuốc, bệnh viện chỉ cần áp dụng nên khâu chuẩn bị được nhanh hơn.
Danh mục thuốc được thống nhất trong toàn tỉnh, công tác kiểm tra, kiểm soát sử dụng thuốc cũng như công tác báo cáo sử dụng với Bảo hiểm y tế có nhiều thuận lợi.
Danh mục của nhiều bệnh viện trong tỉnh được tổ chức đấu thầu nên sau đấu thầu các bệnh viện có nhiều danh mục thuốc để có thể lựa chọn.
Tuy nhiên có một số khó khăn: Việc sử dụng thuốc ở bệnh viện chuyên khoa thường không nhiều, thuốc không đắt tiền. Nên một số mặt hàng bệnh viện sử dụng trong quá trình đấu thầu chưa được quan tâm nhiều (nhất là các công ty cung ứng)
Ngoài ra, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty ví dụ một số mặt hàng các bệnh viện chuyên khoa sử dụng như trên các công ty bỏ giá thấp vì bệnh viện tỉnh có thể không sử dụng, còn các bệnh viện khác sau khi đấu thầu của BVĐK tỉnh xong, các công ty có thể cung ứng hoặc không cung ứng những mặt hàng này với bệnh viện, dẫn đến tình trạng các bệnh viện thiếu thuốc để sử dụng.
Một số mặt hàng bệnh viện tỉnh ít hoặc không sử dụng nên các công ty có thể có chủ ý bỏ giá thấp để trúng thầu cùng với một số mặt hàng khác trong gói thầu, nên khi các bệnh viện có nhu cầu sử dụng các công ty cung ứng nhỏ giọt, cũng gây nên tình trạng thiếu thuốc.
Thời gian có kết quả đấu thầu thường dài do nhiều nguyên nhân như quy định về thời gian, thẩm định, phê duyệt, mặt hàng đấu thầu cho cả tỉnh