Cơ cấu thuốc mang tên gốc và thuốc mang tên thương

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện đa khoa huyện vĩnh tường, vĩnh phúc năm 2012 (Trang 53)

Tỷ lệ thuốc mang tên gốc và thuốc mang tên biệt dược trong DMT của BVĐK huyện Vĩnh Tường năm 2012 được thể hiện qua bảng 3.7:

Bảng 3.7. Tỷ lệ thuốc mang tên gốc – thuốc mang tên thương mại trong DMT bệnh viện năm 2012 STT Chỉ tiêu SLDM Tỷ lệ % Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ %

1 Thuốc mang tên gốc 120 38,1 2046,4 19,0 2 Thuốc mang tên thương mại 195 61,9 8700,8 81,0

Nhận xét:

Kết quả phân tích ở trên cho thấy, thuốc mang tên thương mại chiếm đa số trong DMT của BVĐK huyện Vĩnh Tường. Hầu hết các thuốc mang tên thương mại này đã được khẳng định thương hiệu và được sản xuất từ các công ty có uy tín. Giá trị sử dụng của các thuốc mang tên thương mại này chiếm tỷ lệ cao.

3.2.6 Tỷ lệ thuốc uống, thuốc tiêm – tiêm truyền và các dạng bào chế khác

Tỷ lệ thuốc tiêm trong DMT của bệnh viện được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.8. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm trong DMT năm 2012

STT Chỉ tiêu SLDM Tỷ lệ % Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ % 1 Thuốc dạng uống 171 54,3 7164,6 66,7 2 Thuốc dạng tiêm – tiêm truyền 102 32,4 3343,6 31,1 3 Các dạng thuốc khác 42 13,3 239 2,2 Tổng số 315 100 10747,2 100 Nhận xét:

Quy chế sử dụng thuốc nội trú được Bộ Y tế ban hành tháng 6/2009 cũng đã yêu cầu các bệnh viện phải tiết chế tình hình sử dụng thuốc tiêm, đưa ra chỉ thị nghiêm ngặt: “chỉ dùng thuốc tiêm khi bệnh nhân không uống được hoặc cần tác dụng nhanh”. Quy chế này sẽ là một thách thức lớn trong việc điều chỉnh chỉ định của bác sĩ, khi đường tiêm vẫn được dùng phổ biến tại nhiều bệnh viện. Trong DMT của BVĐK huyện Vĩnh Tường thì tỷ lệ thuốc uống cao so với thuốc tiêm cả về SLDM cũng như giá trị sử dụng. Điều đó cho thấy các bác sỹ của bệnh viện phần nào đã chấp hành thực hiện đúng quy chế chuyên môn về sử dụng thuốc. Thuốc tiêm chỉ sử dụng trong các bệnh có tính cấp tính để đạt hiệu quả cao trong điều trị.

3.2.7. Cơ cấu DMT theo quy chế chuyên môn

Dựa vào danh mục thuốc gây nghiện được ban hành theo Thông tư số: 10/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 4 năm 2010 và danh mục thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc được ban hành theo Thông tư số: 11/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 4 năm 2010 [13;14]; qua quá trình sử lý số liệu của DMT bệnh viện đa khoa Vĩnh Tường thu được bảng cơ cấu thuốc theo quy chế chuyên môn như sau:

Bảng 3.9. Cơ cấu DMT của BVĐK huyện Vĩnh Tường năm 2012 theo quy chế chuyên môn STT Chỉ tiêu SLDM Tỷ lệ % Trị giá (triệu đồng) Tỷ lệ %

1 Thuốc Gây nghiện – thuốc

Hướng tâm thần và Tiền chất 12 3,8 12,0 0,1

2 Thuốc thường 303 96,2 10735,2 99,9

Tổng số 315 100 10747,2 100

Nhận xét:

BVĐK Vĩnh Tường thường có những trường hợp cấp cứu, phẫu thuật nên các thuốc gây nghiện - hướng tâm thần cũng được dự trữ và sử dụng. Bệnh viện đã thực hiện tốt quy chế quản lý dược về thuốc gây nghiện và thuốc hướng tân thần, bệnh viện luôn tuân thủ đúng quy chế chuyên môn trong tất cả các khâu từ dự trù mua, cấp phát, bảo quản, sổ sách bảo cáo và hủy các loại thuốc gây nghiện - hướng tâm thần đảm bảo sử dụng thuốc, hợp lý, an toàn và hiệu quả.

3.2.8. Thuốc ngoài danh mục được sử dụng trong năm 2012

Tại tỉnh Vĩnh Phúc thuốc sử dụng trong năm được đấu thầu tập trung do Sở Y tế tổ chức nhằm mục đích quản lý thống nhất giá thuốc trên địa bàn tỉnh. Hàng năm các đơn vị y tế trong tỉnh lập dự trù danh mục thuốc

kết quả đấu thầu của Sở Y tế các đơn vị y tế trong tỉnh căn cứ kết quả đó lập danh mục thuốc sử dụng của đơn vị mình theo phân tuyến. Để đáp ứng cho công tác khám và chữa bệnh tại bệnh viện, bệnh viện đa khoa Vĩnh Tường đã lập danh sách các thuốc nằm ngoài danh mục thuốc được sử dụng trong năm 2012 trình Sở Y tế để đưa vào sử dụng. Sau đây là danh sách thuốc ngoài danh mục năm 2012:

Bảng 3.10. Danh sách thuốc ngoài danh mục BVĐK Vĩnh Tường 2012

STT Tên thuốc Nhóm thuốc Giá trị (VN đồng)

1 Rismol 1g/100ml

(Trung Quốc) Nhóm thuốc NSAIDs 5.241.120

2 Efferalgan 0,08g (Pháp) Nhóm thuốc NSAIDs 55.300 3 Opsama 1g (Pakistan) Nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn 1.233.590 4 Tasimtec 1g (Hàn Quốc) Nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn 6.240.000 5 Zinnat 0,5g (Anh) Nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn 5.778.300 6 Rovamycin 1,5 MUI (Pháp) Nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn 2.065400 7 Rovatinex Nhóm thuốc điều trị đường tiết niệu 752.600 8 Gartrokis (Mỹ) Nhóm thuốc đường tiêu hóa 2.780.000

9 V.rohto (Nhật) Thuốc điều trị mắt 209.380

10 Midril 10ml Thuốc điều trị mắt 176.852

11 Topicom Thuốc điều trị mắt 221.060

12 H- 5000 (Trung Quốc) Nhóm khoáng chất và vitamin 124.726 13 Vinrovit- 5000

(Vĩnh Phúc) Nhóm khoáng chất và vitamin 430.050 14 Sâm chè (Hàn Quốc) Nhóm khoáng chất và vitamin 116.550 15 Hontamin (Hàn Quốc) Nhóm khoáng chất và vitamin 7.457.975

Nhận xét:

BVĐK huyện Vĩnh Tường rất hạn chế sử dụng các thuốc ngoài danh mục trong năm 2012. Có 15 thuốc (đơn chất, hợp chất) được sử dụng chiếm 4,76%. Các nhóm thuốc được sử dụng là: kháng sinh nhóm beta - lactam, nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, nhóm thuốc điều trị đường tiết niệu, nhóm thuốc đường tiêu hóa, nhóm thuốc điều trị về mắt và nhóm khoáng chất và vitamin. Tổng giá trị sử dụng của các thuốc ngoài danh mục là hơn 32 triệu đồng chiếm 0,31% tổng giá trị tiền thuốc. Trong đó các thuốc: Rismol 1g/100ml; Opsama 1g; Tasimtec 1g là những thuốc có trong danh mục thuốc năm 2011, nhưng không trúng thầu năm 2012. Biệt dược Zinnat 0,5g; Rovamycin 1,5 MUI là những biệt dược đã được chứng minh hiệu quả điều trị, bệnh viện đưa vào điều trị ưu tiên cho người bệnh thuộc diện các đối tượng bảo vệ sức khỏe của huyện, các thuốc: Sâm chè, Hontamin dùng để nâng cao sức khỏe cũng được dùng cho các đối tượng này

Như vậy cho ta thấy các thuốc trong danh mục thuốc năm 2012 đã đáp ứng được nhu cầu điều trị của bệnh viện.

3.3. Phân tích danh mục thuốc theo phân loại ABC

Phân tích ABC danh mục thuốc tiêu thụ năm 2012 đánh giá thuốc (biệt dược) được sử dụng trong năm có thích hợp với nhu cầu điều trị.

3.3.1. Phân loại các nhóm thuốc ABC

Phân hạng sản phẩm như sau:

+ Hạng A: gồm các thuốc có giá trị tích lũy từ 0 đến 75% + Hạng B: gồm các thuốc có giá trị tích lũy từ 75 - 90% + Hạng C: gồm các thuốc có giá trị tích lũy trên 90%

Áp dụng phương pháp phân tích ABC, đề tài thu được kết quả thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.11. Cơ cấu nhóm thuốc ABC của DMT tiêu thụ năm 2012 Hạng Số mặt hàng Giá trị tiêu thụ SLDM Tỷ lệ % Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ % A 41 13,0 8113,2 75,5 B 40 12,7 1645,3 15,3 C 234 74,3 988,7 9,2 Tổng 315 100 10747,2 100

Hai biểu đồ dưới đây biểu diễn cơ cấu SLDM và giá trị theo phân loại ABC:

13

12.7

74.3

Nhóm A Nhóm B Nhóm C

Hình 3.7. Biểu đồ cơ cấu số lượng danh mục của các nhóm ABC Nhận xét:

Nhóm thuốc A có 41 SLDM chiếm 13,0%, nhóm thuốc B có 40 SLDM chiếm 12,7%, nhóm thuốc C có 234 SLDM chiếm 74,3%.

75.5 15.3

9.2

Nhận xét:

Nhóm A có giá trị lớn 8113,2 triệu đồng (chiếm 75,5%), nhóm B có giá trị 1645,3 triệu đồng (chiếm 15,3%), nhóm C có giá trị thấp 988,7 triệu đồng (chiếm 9,2%).

Phân tích ABC cho thấy nhóm thuốc A chỉ có 41 khoản mục thuốc (biệt dược) chiếm 13,0% mà giá trị sử dụng chiếm 75,5% (8113,2 triệu đồng). Cần tiến hành phân tích sâu nhóm thuốc A để đánh giá tình hình sử dụng thuốc năm 2012.

3.3.2. Khoản mục thuốc trong nhóm A

Nhóm thuốc A là tập hợp các thuốc có giá trị sử dụng cao nhất. Tiến hành phân tích sâu hơn nhóm thuốc A, ta có các số liệu sau:

a. Danh sách 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.12. Danh sách 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất năm 2012

S

TT Tên hoạt chất Tên thuốc

Thành tiền (VNĐ) Tỷ lệ % 1 Cefotaxim Unitaxim 1g (Hàn Quốc) 1.005.030.410 22,67 2 Cephalexin Hapenxin 500mg

(Hậu Giang -Việt Nam) 259.217.865 5,85

3 Cephalexin Vialexin 500mg

(Vidipha - Việt Nam) 477.102.150 10,76

4 Amoxicillin Vifamox 500mg

(Vidipha - Việt Nam) 347.288.270 7,84

5 Amoxicillin Hagimox 500mg

(Hậu Giang - Việt Nam) 243.724.320 5,50

8 Alphatrymotypsin Meditrypxin 2500UI

(Medipharco-Việt Nam) 464.366.892 10,48

7 Gliclazid Hawonglize 80mg

S

TT Tên hoạt chất Tên thuốc

Thành tiền

(VNĐ)

Tỷ lệ

%

8 Glucosamin Aurex 250mg

(Quảng Bình - Việt Nam) 870.907.650 19,65

9 Glucosamin Glucal 250mg

(Hàn Quốc) 240.295.500 5,42

10 Vinpocetin Vinpocetin 10mg

(Vinphaco - Việt nam) 224.460.300 5,06

Tổng 4.432.411.397 100

Nhận xét:

Trong mười khoản mục thuốc được sử dụng nhiều nhất thì có 5 thuốc là kháng sinh, trong đó 3 thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ III & I (cefotaxim, cephalexin), 2 thuốc kháng sinh nhóm amoxicillin, 2 thuốc chống thoái hóa khớp thuộc hoạt chất glucosamin sulfat, 1 thuốc thuộc hoạt chất alphachymotrysin có tác dụng giảm viêm, giảm phù nề, 1 thuốc thuộc nhóm thuốc hor mon và thuốc tác dụng vào hệ thống nội tiết và hoạt chất Vinpocetin có tác dụng cải thiện tuần hoàn não.

b. Phân tích nhóm dược lý và giá trị sử dụng của những thuốc của nhóm A ta có bảng sau:

Bảng 3.13. Cơ cấu nhóm dược lý của nhóm A

STT Nhóm SLDM Tỷ lệ % Giá trị sử dụng (VNĐ) Tỷ lệ %

1 Thuốc gây tê gây mê 1 2,439 81.081.000 0,999

2 Thuốc trị giun sán, ký sinh

trùng, chống nhiễm khuẩn 12 29,268 3.238.010.235 39,910 3 NSAIDS, điều trị gút và

bệnh xương khớp 9 21,951 2.256.010.997 27,807 4 Thuốc tác dụng với máu 2 4,878 287.912.400 3,549

6 Hormon và thuốc tác dụng

vào hệ thống nội tiết 5 12,195 674.154.500 8,309 7 Thuốc tác dụng trên đường

hô hấp 3 7,317 441.725.739 5,445

8

Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid- Base và các dung dịch tiêm truyền khác

4 9,756 452.709.940 5,580

9 Khoáng chất và vitamin 3 7,317 382.845.401 4,719

TỔNG 41 100 8.113.236.511 100

Nhận xét:

Các thuốc nhóm A có 41 thuốc được phân bố trong 9 nhóm tác dụng dược lý. Chiếm tỉ lệ số khoản mục thuốc cũng như giá trị sử dụng nhiều nhất vẫn là nhóm thuốc điều trị giun sán, ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn với 29,268% về SLDM và 39,91% về giá trị sử dụng. Đứng thứ hai là nhóm thuốc NSAIDS, điều trị gút và bệnh xương khớp với 21,951% SLDM và 27,807% về giá trị sử dụng; nhóm Hormon và thuốc tác dụng vào hệ thống nội tiết chiếm 12,195% SLDM và 8,309% giá trị sử dụng đứng ở vị trí thứ ba; vị trí thứ tư, thứ năm thuộc về nhóm dung dịch điều chỉnh nước điện giải và thuốc tác dụng trên đường hô hấp các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về các nhóm khoáng chất và vitamin; nhóm thuốc tim mạch; nhóm thuốc tác dụng với máu; nhóm thuốc gây tê gây mê

Đề tài tiến hành phân tích đánh giá sử dụng các thuốc trên theo phân tích VEN. Phân tích này sẽ chỉ ra thuốc được sử dụng có phù hợp không.

c. Phân tích VEN cho các thuốc nhóm A

Sử dụng phân tích VEN đối với các thuốc nhóm A để phân loại ra được các thuốc có giá trị tiêu thụ lớn nhưng lại không cần thiết. Đề tài thu được kết quả sau:

Bảng 3.14. Phân tích thuốc nhóm A theo VEN

STT Tên thuốc V E N

I.Thuốc gây tê mê

1 Oxygen dược dụng x

II. Trị giun sán, ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

2 Unitaxime 1g x 3 Schucasid 1g x 4 Vialexin 0,5g x 5 Hapenxin 0,5g x 6 Hapenxin 250mg x 7 Cefaclor 125mg x 8 Vifamox 0,5g x 9 Hagimox 0,25g x 10 Hagimox 0,5g x 11 Klamentin 1,5g x 12 Peniforce 1.000.000UI x 13 Silkrol 10g x

III. NSAIDS, điều trị gút và bệnh xương khớp

14 Hapacol blue 500mg x

STT Tên thuốc V E N 16 Parazacol 0,5g x 17 Gurocal 0.25g x 18 Aurex 0,25g x 19 Meditrypsin 2500UI x 20 Alphatrypa 4200ui x 21 Alphachymotryesil 4.2g x

22 Alpha- Tryesil 5000UI x

IV. Thuốc tác dụng với máu

23 Pronivel 2000UI x

24 Epokine 1.000UI x

V. Thuốc tim mạch

25 Vinpocetin 10mg x

26 Stufort (400mg+25mg) x

VI. Hormon và thuốc tác dụng vào hệ thống nội tiết

27 Methyl prednisonol 4mg x

28 Hydrocortisone 125mg x

29 Hawonglize 80mg x

30 Glisan 0,03g x

STT Tên thuốc V E N VII. Thuốc tác dụng trên đường hô hấp

32 Bricanyl 0,5mg x

33 Pharcoter (100mg+10mg) x

34 Esomez 0,2g x

VIII. Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid- Base và các dung dịch tiêm truyền khác

35 Glucose 5% (Braun) x

36 Glucose 5% (Euro med) x

37 Ringer lactat (Euromed) x

38 Nước cất 5ml x

IX. Khoáng chất và vitamin

39 Agivita C 0,5g x

40 Agivitamin B1 0,025g x

41 Vitamin B1 10mg x

Phân tích nhóm thuốc A cho ta thấy: nhóm thuốc điều trị thoái hóa khớp dùng hoạt chất là Glucosamin sulfat có 2 SLDM thuốc mà giá trị sử dụng đã chiếm hơn 1.111,2 triệu đồng. Hoạt chất Alphachymotrypsin có 4 SLDM thuốc có giá trị hơn 759,6 triệu đồng. Vitamin B1 cũng chiếm hơn 239,9 triệu đồng, đây là những nhóm thuốc không cần thiết chỉ dùng điều trị hỗ trợ nhưng giá trị sử dụng rất cao. Do vậy, vấn đề sử dụng thuốc tại bệnh viện cần phải xem lại.

d. Cơ cấu nguồn gốc xuất xứ các thuốc nhóm A

Cơ cấu thuốc nhóm thuốc A về xuất xứ được thể hiện qua bảng 3.15. sau:

Bảng 3.15. Cơ cấu thuốc nhóm thuốc A về xuất xứ

STT Chỉ tiêu SL DM Tỷ lệ % SL tiêu thụ Tỷ lệ % Trị giá (triệu đồng) Tỷ lệ % 1 Thuốc nội 29 70,7 6.970.796 94,9 5525,1 68,10 2 Thuốc nhập từ các nước đang phát triển 10 24,4 360.586 4,9 2352,7 28,99 3 Thuốc của các nước phát triển 2 4,9 12.762 0,2 235,4 2,91 Tổng 41 100 7344144 100 8113,2 100 Nhận xét:

Các số liệu trên cho thấy, trong số các thuốc thuộc nhóm A chủ yếu là thuốc nội (chiếm 94,9% số lượng tiêu thụ với giá trị sử dụng là 68,10%). Tổng số lượng tiêu thụ của thuốc ngoại chiếm 5,1% nhưng về giá trị của các thuốc nhập ngoại chiếm tới 31,91%, điều này chỉ rõ giá của thuốc ngoại cao hơn thuốc nội rất nhiều. Mặt khác, các thuốc nhập ngoại chủ yếu được nhập từ các nước đang phát triển và về giá trị nó chiếm tới 90% so với thuốc của các nước phát triển. Điều này một lần nữa chứng tỏ các thuốc nhập từ các nước đang phát triển được sử dụng nhiều trong bệnh viện.

3.3.3. Đánh giá tính phù hợp danh mục thuốc đã sử dụng với danh mục thuốc chủ yếu

Đánh giá tỷ lệ thuốc thuộc Danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành năm 2011 cho thấy mức độ bệnh viện thực hiện theo quy định. Bảng dưới trình bày tỷ lệ thuốc thuộc Danh mục thuốc chủ yếu ban hành năm 2011:

STT Tên nhóm Số lượng thuốc

Tỉ lệ %

1 Thuốc không thuộc Danh mục thuốc chủ

yếu nhóm khoáng chất và vitamin 04 1,27

2 Thuốc không thuộc Danh mục thuốc chủ

yếu nhóm khác 09 2,86

3 Thuốc thuộc Danh mục thuốc chủ yếu

năm 2012 302 95,87

Tổng Tỷ lệ thuốc thuộc Danh mục thuốc chủ yếu 315 100

Nhận xét:

Tỷ lệ thuốc DMT 2012 thuộc Danh mục thuốc chủ yếu cao, chiếm tới 95,87%. Như vậy, Danh mục thuốc Bệnh viện được xây dựng chủ yếu trên Danh mục thuốc chủ yếu. Thuốc không thuộc Danh mục thuốc chủ yếu thuộc nhóm thuốc khoáng chất và vitamin (04 thuốc), nhóm thuốc này chủ yếu dùng trong điều trị hỗ trợ triệu chứng, nâng cao sức khỏe.

3.3.4. Đánh giá tính phù hợp danh mục thuốc với nguồn ngân sách bệnh viện

Ban lãnh đạo bệnh viện nắm vững được tình hình tài chính của bệnh viện sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động cung ứng thuốc được đảm bảo kịp thời cho nhu cầu điều trị. Cơ cấu nguồn ngân sách của bệnh viện trong năm 2012 được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.17. Cơ cấu nguồn kinh phí của BVĐK huyện Vĩnh Tường

Nguồn thu Giá trị (1000 đồng) Tỷ lệ (%)

Ngân sách nhà nước 8.914.000 31,32

Thu bảo hiểm y tế 16.693.670 58,67

Viện phí 2.846.330 10,01

Tổng thu 28.454.000 100

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện đa khoa huyện vĩnh tường, vĩnh phúc năm 2012 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)