3.2.1. Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý
Phân tích Danh mục thuốc và Danh mục thuốc tiêu thụ sẽ cho các nhà quản lý nắm rõ được tình hình sử dụng thuốc trong năm vừa qua. Kết quả phân tích danh mục thuốc và danh mục thuốc tiêu thụ năm 2012 được trình bày trong bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2. Cơ cấu nhóm dược lý và giá trị sử dụng của các nhóm thuốc năm 2012 STT Nhóm thuốc Số thuốc Tỷ lệ (%) Giá trị sử dụng (triệu đồng) Tỷ lệ (%)
1 Thuốc điều trị chống kí sinh
trùng và nhiễm khuẩn 58 18,41 3756,8 34,96
2 Thuốc tim mạch 33 10,48 709,6 6,6
3
Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp
30 9,52 2415,0 22,47
4 Thuốc đường tiêu hóa 28 8,89 273,6 2,55
5 Khoáng chất và Vitamin 26 8,25 613,2 5,71
6 Nhóm khác 24 7,62 319,2 2,97
7 Hormone và các thuốc tác
động vào hệ nội tiết 20 6,35 943,0 8,77 8 Thuốc gây tê gây mê 15 4,76 111,4 1,04
9 Thuốc điều trị bệnh mắt tai
STT Nhóm thuốc Số thuốc Tỷ lệ (%) Giá trị sử dụng (triệu đồng) Tỷ lệ (%) hô hấp
11 Dung dich điều chỉnh nước
điện giải 14 4,4 506,8 4,72
12 Thuốc tác dụng đối với máu 11 3,49 432,3 4,02 13 Thuốc điều trị da liễu 8 2,54 3,6 0,03
14 Thuốc chống rối loạn tâm thần
6 1,9 5,7 0,05
15 Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase
4 1,27 7,4 0,07
16 Thuốc giải độc dùng trong
các trường hợp ngộ độc 3 0,95 17,7 0,16
17 Thuốc lợi tiểu 3 0,95 4,0 0,04
18 Thuốc điều trị bệnh về
đường tiết niệu 2 0,63 0,8 0,01
19 Thuốc điều trị ung thư và
điều hòa miễn dịch 1 0,32 10,1 0,09
20 Thuốc dùng chẩn đoán 1 0,32 3,5 0,03
Tổng 315 100 10747,2 100
58 33 30 28 26 23 20 15 14 14 14 11 8 6 4 3 3 2 1 1 0 10 20 30 40 50 60 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19
Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu số lượng thuốc (đơn chất và hợp chất) của các nhóm thuốc năm 2012
Nhận xét:
Danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện gồm 27 nhóm thuốc, 315 thuốc (đơn chất, hợp chất). Số lượng thuốc (đơn chất và hợp chất) của các nhóm thuốc trong danh mục thuốc của bệnh viện năm 2012 rất khác nhau. Nhóm thuốc chống ký sinh trùng và nhiễm khuẩn (kháng sinh) là nhóm thuốc có số lượng thuốc nhiều nhất: 58 thuốc bằng 18,41% với giá trị sử dụng lên tới 3.756,8 triệu đồng chiếm 34,96%. Nhóm thuốc tim mạch đứng vị trí thứ hai có 33 thuốc bằng 10,48% với giá trị sử dụng là 709,6 triệu đồng chiếm 6,6%. Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp có 30 thuốc bằng 9,52% nhưng có giá trị sử dụng là 2.415,0 triệu đồng chiếm 22,47%. Có bốn nhóm thuốc có trên 20 thuốc, có năm nhóm thuốc có trên 10 thuốc và có hai nhóm thuốc có 1 hoạt chất, các nhóm còn lại có từ 3 thuốc trở lên. Như vậy số lượng thuốc ở mỗi nhóm là rất khác nhau, sự khác nhau này do số lượng mắc của mỗi
Cơ cấu giá trị sử dụng các nhóm thuốc trong danh mục thuốc năm 2012
Căn cứ vào số liệu của bảng 3.3, tỷ lệ giá trị sử dụng các nhóm thuốc năm 2012 được minh họa bằng biểu đồ sau:
1.04 22.47 0.16 34.96 0.09 0.01 4.02 6.6 0 0.03 0.04 2.55 8.77 0.07 0.12 0.05 5.59 4.79 5.71 2.97 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ giá trị sử dụng các nhóm thuốc năm 2012 Nhận xét:
Từ biểu đồ trên ta thấy: nhóm thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất trong năm 2012 có giá trị hơn 3756 triệu đồng chiếm 34,96%. Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, điều trị gút và các bệnh xương khớp được sử dụng nhiều thứ 2 có giá trị lên tới 2415 triệu đồng chiếm 22,47%, ngay sau là nhóm hormon và thuốc tác dụng vào hệ thống nội tiết có giá trị là 943 triệu đồng và chiếm 8,77%. Nhóm thuốc tim mạch đứng vị trí thứ tư có giá trị hơn 709 triệu đồng chiếm 6,6%. Nhóm thuốc khoáng chất và vitamin giá trị hơn 613 triệu đồng đứng vị tương ứng thứ năm. Vị trí thứ sáu thuộc về nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp với giá trị sử dụng hơn 600 triệu đồng. Ngay sau đó là nhóm thuốc dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng acid- base và các dung dịch tiên truyền khác với giá trị sử dụng hơn 506 triệu đồng. Thuốc tác dụng đối với máu có giá trị hơn 432 triệu đồng đứng ở vị trí thứ tám, vị trí thứ chín thuộc về nhóm thuốc đường tiêu hóa với giá trị sử dụng chiếm hơn 273 triệu đồng. Các nhóm thuốc khác (gồm 16 nhóm thuốc đứng cuối bảng) có tổng giá trị hơn 496 triệu đồng, chỉ bằng một phần ba nhóm thuốc kháng sinh.
Mối tương quan giữa mô hình bệnh tật và các nhóm thuốc được sử dụng:
Từ kết quả phân tích cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý (bảng 3.2) ta có nhận xét về mối tương quan giữa mô hình bệnh tật năm 2012 tại bệnh viện và các nhóm thuốc đã được sử dụng như sau: Chương bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật có số người điều trị chiếm 11.321% nhưng giá trị tiền thuốc của nhóm điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn chiếm tới 34,96% đứng ở vị trí thứ nhất, điều này có thể lý giải rằng thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn không chỉ dùng riêng cho chương bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật mà còn được dùng trong các trường hợp khác như trong phẫu thuật chấn thương, phẫu thuật ơ khoa Ngoại- khoa Sản, các bệnh ở đường hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn.
Trên thực tế ở các bệnh viện đa khoa trong cả nước, kháng sinh là nhóm thuốc được sử dụng nhiều. Điều đó cũng phù hợp với tình hình chung.
Nhóm thuốc NSAIDS, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp cũng không liên quan trực tiếp với một chương bệnh cụ thể nào và chúng đáp ứng được tất cả các chương bệnh, chính vì thế nhóm thuốc này đứng ở vị trí thứ hai về giá trị sử dụng (22,47%) cũng là phù hợp với mô hình bệnh tật.
Chương bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển hóa có số người bệnh điều trị nội trú tại viện thấp nhưng số người bệnh đến khám tại viện đứng ở vị trí thứ ba (7,581%) phù hợp với nhóm thuốc hormone và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết cũng đứng ở vị trí thứ ba với giá trị sử dụng là 8,77%. Điều này cho thấy việc kê đơn điều trị ngoại trú là nhiều, đặc biệt là bệnh Đái tháo đường tuýp 2 điều trị tại cộng đồng.
Chương bệnh đứng ở vị trí số một cả về số người bệnh đến khám (41,618%) và số người bệnh điều trị tại viện (32,51%) là bệnh của hệ hô hấp, một câu hỏi đặt ra là tại sao giá trị sử dụng của nhóm thuốc tác dụng
+ Thứ nhất bản thân mỗi bệnh của chương bệnh này đều phải dùng các thuốc nằn trong các nhóm thuốc có giá trị sử dụng cao: như kháng sinh, giảm đau hạ sốt, chống viêm không Steroid, Hormom (hormom thượng thận và những chất tổng hợp thay thế)
+ Thứ hai là các thuốc trong nhóm thuốc này đươc đưa vào sử dụng chủ yếu là các thuốc được sản xuất trong nước nên có giá thành rẻ.
Nhóm thuốc tim mạch có giá trị sử dụng chiếm 6,6% cũng phù hợp với chương bệnh tuần hoàn với số người điều trị nội trú là 10,966%.
3.2.2. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nguồn gốc, xuất xứ 3.2.2.1. Cơ cấu thuốc nội - thuốc ngoại
Cơ cấu theo nguồn gốc, xuất xứ của các thuốc được tiêu thụ tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Tường được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 3.3. Cơ cấu tiêu thụ thuốc tại bệnh viện theo nguồn gốc, xuất xứ
Chỉ tiêu
Giá trị tiêu thụ Số lượng mặt hàng Giá trị
(Triệu VNĐ) % Số lượng %
SX trong nước 7517,8 70 199 63,2
Nhập khẩu 3229,4 30 116 36,8
Tổng 10747.2 100 315 100
Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo nguồn gốc xuất xứ được minh họa qua 2 biểu đồ sau:
70 30
SX trong nước Nhập khẩu
Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu số lượng thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ
63.2 36.8
SX trong nước Nhập khẩu
Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu giá trị thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ Nhận xét:
Khi xây dựng DMT, bệnh viện đã rất quan tâm đến việc ưu tiên sử dụng thuốc nội khi số lượng danh mục thuốc nội chiếm tới 63,2%. Đặc biệt, trong quá trình lựa chọn thuốc vào danh mục, với một số mặt hàng thuốc, bệnh viện đã kết hợp lựa chọn cả thuốc đắt tiền (thường là thuốc ngoại nhập) và thuốc rẻ tiền (thường là thuốc nội) để các bác sĩ có thể sử dụng tùy theo tình trạng của bệnh nhân nhằm giảm chi phí tối đa mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, các dạng thuốc như hóa chất, thuốc thử cận lâm sàng hay kháng sinh tiêm, thuốc sử dụng trong các trường hợp
hiệu. Vì vậy, tỷ lệ thuốc ngoại trong DMT của bệnh viện chiếm tỷ lệ 36,8% và có giá trị là 30%. Điều này cho thấy việc lựa chọn DMT của bệnh viện đã thực hiện được theo khuyến cáo của Bộ Y tế là ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn “thực hành tốt sản xuất thuốc”.
3.2.2.2. Cơ cấu thuốc ngoại nhập
Trong số các thuốc ngoại nhập, một số thuốc được sản xuất từ các nước phát triển và một số khác được sản xuất từ các nước đang phát triển. Tỷ lệ các thuốc nhập từ các nước phát triển và đang phát triển được thể hiện tại bảng 3.5 sau:
Bảng 3.4. Cơ cấu thuốc ngoại nhập trong DMT bệnh viện năm 2012
STT Chỉ tiêu SLDM Tỷ lệ % Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ % 1 Nhập từ các nước đang phát triển 44 37,9 2262,7 70,1 2 Nhập từ các nước phát triển 72 62,1 966,7 29,9 Tổng 116 100 3229,4 100 Nhận xét:
Trong số các thuốc nhập ngoại, số thuốc có xuất xứ từ các nước đang phát triển như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… số danh mục chiếm tỷ lệ 37,9% nhưng về giá trị sử dụng chiếm tới 70,1%. Còn các thuốc được sản xuất từ các nước phát triển: Anh, Pháp, Đức, Hungary... chiếm 62,1% về số lượng danh mục nhưng lại chỉ chiếm 29,9% về giá trị sử dụng, điều này được lý giải các thuốc này có giá thành cao, có số lượng danh mục thì nhiều nhưng số lượng của từng danh mục thì ít. Thuốc của các nước đang phát triển tuy chất lượng của các thuốc này chưa có có một văn bản chứng minh không thua kém gì các thuốc của các nước phát triển, với số lượng
danh mục ít hơn nhưng giá trị sử dụng lại nhiều hơn điều này chứng tỏ rằng hiện nay tại bệnh viện có xu hướng dùng các thuốc ngoại nhập từ các nước đang phát triển và các thuốc này đã được các bác sĩ trong bệnh viện kê rất nhiều. Đây liệu có phải là một bất cập đang tồn tại?
3.2.3. Cơ cấu thuốc theo phân loại tân dược - thuốc có nguồn gốc dược liệu
Quá trình phân tích được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.5. Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại tân dược - thuốc có nguồn gốc dược liệu
STT Nhóm mặt hàng tiêu thụ SLDM Giá trị (triệu đồng) SL % GT % 1 Tân dược 311 98,7 10609,5 98,7
2 Thuốc có nguồn gốc dược liệu 04 1,3 137,7 1,3
Tổng 315 100 10747,2 100
Biểu đồ minh họa:
98.7 1.3
Tân dược
Thuốc có nguồn gốc dược liệu
Nhận xét:
Qua số liệu trên cho thấy danh mục thuốc của BVĐK Vĩnh Tường năm 2012 có số lượng danh mục các thuốc có nguồn gốc dược liệu chiếm 1,3% và cũng chiếm giá trị 1,3%. Điều này được giải thích bởi hai lý do: một là, thuốc có nguồn gốc dược liệu được sử dụng với số lượng ít; hai là, thuốc có nguồn gốc dược liệu có giá thành thấp hơn các thuốc tổng hợp. Số liệu trên là hoàn toàn phù hợp với đặc thù mô hình bệnh tật của BVĐK Vĩnh Tường.
3.2.4. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần:
Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần trong DMT của BVĐK huyện Vĩnh Tường năm 2012 được thể hiện qua bảng 3.6 sau:
Bảng 3.6: Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần trong DMT
STT Chỉ tiêu SLDM Tỷ lệ % Trị giá (triệu đồng) Tỷ lệ % 1 Thuốc đơn thành phần 259 82,2 9899,7 92,1 2 Thuốc đa thành phần 56 17,8 847,5 7,9 Tổng số 315 100 10747,2 100 Nhận xét:
Trong DMT của BVĐK huyện Vĩnh Tường, thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ nhỏ cả về SLDM (17,8%), cũng như giá trị sử dụng (7,9%). Trong đó SLDM nhiều nhất thuộc về nhóm thuốc khoáng chất và vitamin.
3.2.5. Cơ cấu thuốc mang tên gốc và thuốc mang tên thương mại
Tỷ lệ thuốc mang tên gốc và thuốc mang tên biệt dược trong DMT của BVĐK huyện Vĩnh Tường năm 2012 được thể hiện qua bảng 3.7:
Bảng 3.7. Tỷ lệ thuốc mang tên gốc – thuốc mang tên thương mại trong DMT bệnh viện năm 2012 STT Chỉ tiêu SLDM Tỷ lệ % Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ %
1 Thuốc mang tên gốc 120 38,1 2046,4 19,0 2 Thuốc mang tên thương mại 195 61,9 8700,8 81,0
Nhận xét:
Kết quả phân tích ở trên cho thấy, thuốc mang tên thương mại chiếm đa số trong DMT của BVĐK huyện Vĩnh Tường. Hầu hết các thuốc mang tên thương mại này đã được khẳng định thương hiệu và được sản xuất từ các công ty có uy tín. Giá trị sử dụng của các thuốc mang tên thương mại này chiếm tỷ lệ cao.
3.2.6 Tỷ lệ thuốc uống, thuốc tiêm – tiêm truyền và các dạng bào chế khác
Tỷ lệ thuốc tiêm trong DMT của bệnh viện được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.8. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm trong DMT năm 2012
STT Chỉ tiêu SLDM Tỷ lệ % Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ % 1 Thuốc dạng uống 171 54,3 7164,6 66,7 2 Thuốc dạng tiêm – tiêm truyền 102 32,4 3343,6 31,1 3 Các dạng thuốc khác 42 13,3 239 2,2 Tổng số 315 100 10747,2 100 Nhận xét:
Quy chế sử dụng thuốc nội trú được Bộ Y tế ban hành tháng 6/2009 cũng đã yêu cầu các bệnh viện phải tiết chế tình hình sử dụng thuốc tiêm, đưa ra chỉ thị nghiêm ngặt: “chỉ dùng thuốc tiêm khi bệnh nhân không uống được hoặc cần tác dụng nhanh”. Quy chế này sẽ là một thách thức lớn trong việc điều chỉnh chỉ định của bác sĩ, khi đường tiêm vẫn được dùng phổ biến tại nhiều bệnh viện. Trong DMT của BVĐK huyện Vĩnh Tường thì tỷ lệ thuốc uống cao so với thuốc tiêm cả về SLDM cũng như giá trị sử dụng. Điều đó cho thấy các bác sỹ của bệnh viện phần nào đã chấp hành thực hiện đúng quy chế chuyên môn về sử dụng thuốc. Thuốc tiêm chỉ sử dụng trong các bệnh có tính cấp tính để đạt hiệu quả cao trong điều trị.
3.2.7. Cơ cấu DMT theo quy chế chuyên môn
Dựa vào danh mục thuốc gây nghiện được ban hành theo Thông tư số: 10/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 4 năm 2010 và danh mục thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc được ban hành theo Thông tư số: 11/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 4 năm 2010 [13;14]; qua quá trình sử lý số liệu của DMT bệnh viện đa khoa Vĩnh Tường thu được bảng cơ cấu thuốc theo quy chế chuyên môn như sau:
Bảng 3.9. Cơ cấu DMT của BVĐK huyện Vĩnh Tường năm 2012 theo quy chế chuyên môn STT Chỉ tiêu SLDM Tỷ lệ % Trị giá (triệu đồng) Tỷ lệ %
1 Thuốc Gây nghiện – thuốc
Hướng tâm thần và Tiền chất 12 3,8 12,0 0,1
2 Thuốc thường 303 96,2 10735,2 99,9
Tổng số 315 100 10747,2 100
Nhận xét:
BVĐK Vĩnh Tường thường có những trường hợp cấp cứu, phẫu thuật nên các thuốc gây nghiện - hướng tâm thần cũng được dự trữ và sử dụng. Bệnh viện đã thực hiện tốt quy chế quản lý dược về thuốc gây