Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đơn bào do Leucocytozoon gây ra ở gà nuôi tại huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm phác đồ điều trị (Trang 30)

Ở Liên Xô, Nikitin N. K. và Artemenko M. N. (1927) trong khi kiểm tra máu chim trời ở Uciran đã tìm thấy Leucocytozoon ở 7% số chim (Trích Orlov F. M, 1975 [22]).

Huchzermeyer F. W. và Sutherland B. (1978) [35] lần đầu tiên đã phát hiện được Leucocytozoon smithi ở phía Bắc Châu Phi và tác giả cho rằng

Simulium nigritarse là ký chủ trung gian của ký sinh trùng này.

Morii T. và cs (1984) [39] đã thử nghiệm lây nhiễm những thoi trùng

Leucocytozoon được chiết từ tuyến nước bọt của dĩn, kết quả nhận thấy: các thoi trùng được phân lập vào ngày thứ 2 sau khi dĩn hút máu gia cầm bệnh thì không lây nhiễm được cho gà. Các thoi trùng được phân lập vào ngày thứ 3 thì có khả năng gây nhiễm cho gà.

Morii T. và cs (1986) [39] đã phân lập các thoi trùng từ tuyến nước bọt của Culicoides arakawa và gây bệnh cho gà. Kết quả thấy thoi trùng xuất hiện trong ngoại vi máu gia cầm vào ngày thứ 15 và biến mất vào ngày thứ 26 sau khi gây nhiễm. Kháng nguyên hòa tan được tìm thấy trong huyết thanh của gà gây nhiễm trong khoảng 10 - 17 ngày và kháng thể tương đồng xuất hiện ở ngày thứ 17 sau gây nhiễm.

Nakamura K. và cs (2001) [40] khi nghiên cứu ảnh hưởng của

Leucocytozoon trên gà đẻ nhận thấy: Leucocytozoon ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sản xuất trứng của gà, thậm chí có thể ngừng đẻ. Tìm thấy một số lượng lớn thể phân liệt thế hệ 2 trong buồng trứng và ống dẫn trứng. Gây phù và làm giảm áp lực của các mô lận cận với các mô có đơn bào ký sinh.

Steele E. J. và cs (2001) [48] cho biết: sự phát triển của Leucocytozoon

smithi có những nét tương đồng với sự phát triển của các loài Plasmodium và

Bằng phương pháp sử dụng phản ứng chuỗi polimerasa (PCR) giao thức là sự kết hợp của 3 chuỗi PCR riêng biệt của các loài Haemoproteus,

Plasmodium và Leucocytozoon, Hellgren O. và cs (2004) [33] đã tìm thấy 22 loài ký sinh trùng khác nhau gồm có 4 loài Haemoproteus, 8 loài Plasmodium

và 10 loài Leucocytozoon trong 6 loài chim tước được nghiên cứu.

Shane S. M. (2005) [47] cho biết: việc kết hợp Clopidol anticoccidial trong thức ăn chăn nuôi với các hàm lượng khác nhau từ 125 - 250 ppm đã ngăn chăn được Leucocytozoonosis ở gà tây tại Hoa Kỳ.

Omori S. và cs (2008) [45] đã tiến hành phân tích bộ gen của

Leucocytozoon caulleryi, kết quả đã mô tả được bộ gen nhiễm sắc thể của L.

caulleryi với chiều dài 5.959 bp.

Tully T. N. và cs (2009) [49] cho rằng: việc sử dụng Chloriquine (250 mg/ 120 ml nước uống cho 1 - 2 tuần) hoặc pyrimethamine có thể điều trị được bệnh do Leucocytozoon gây ra.

Có thể sử dụng kết hợp pyrimethamine (1 ppm) với salfadimethoxin (10 ppm) trong thức ăn chăn nuôi để phòng bệnh do L. caulleryi và và sử dụng Clopidol (0,0125 - 0,025%) trong thức ăn để phòng bệnh do L. smithi gây ra [40].

Hoạt động chăn nuôi vịt tại các bán đảo phía Bắc của Michigan - Seney đã bị ngừng trệ do Leucocytozoon đã làm chết một số lượng lớn vịt, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho người chăn nuôi.

Mullen G. R., Durden L. (2009) [41] cho biết: gà đồng cỏ Attwater đang bị đe dọa tấn công bởi một loài ký sinh trùng đường máu thuộc giống

Leucocytozoon, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng.

Omori S. và cs (2010) [45] đã sử phương pháp phân tích đếm tế bào dòng chảy, tách giao bào Leucocytozoon để xác định sự có mặt của đơn bào trong máu. Phương pháp này có thể xác định được những mẫu máu bị nhiễm ký sinh trùng đường máu mà các phương pháp thông thường khác không tìm thấy được.

Hill A. G. và cs (2010) [34] sử dụng phương pháp PCR để kiểm tra 107 mẫu máu chim cánh cụt mắt vàng từ 4 khu vực riêng biệt trên khu vực phía nam đảo Oamaru. Kết quả kiểm tra thấy 83% số mẫu kiểm tra là dương tính với Leucocytozoon.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Gà nuôi tại một số địa phương thuộc huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang. - Bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà.

3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện ở các nông hộ, các trại chăn nuôi gà gia đình và tập thể với các quy mô khác nhau tại huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang.

- Địa điểm xét nghiệm mẫu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

+ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.

3.3.2. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013

3.3. Vật liệu nghiên cứu

* Vật liệu nghiên cứu

- Mẫu máu gà để xét nghiệm đơn bào Leucocytozoon

- Gà khỏe và gà bệnh để thử nghiệm hiệu quả điều trị của một số phác đồ và xây dựng quy trình phòng trị bệnh Leucocytozoon cho gà

- Các mẫu dĩn (để xác định loài dĩn - véc tơ truyền đơn bào

Leucocytozoon cho gà)

* Dụng cụ và hoá chất

- Kính hiển vi quang học, kính lúp - Bộ kim lấy máu

- Tube tráng chất chống đông máu (dung dịch EDTA 1%)

- Thuốc điều trị bệnh Leucocytozoon ở gà, thuốc phun diệt dĩn - véc tơ truyền bệnh Leucocytozoon cho gà.

- Lam kính và lamen - Thuốc nhuộm giemsa

- Dầu Bạch dương, cồn 960, cồn methanol - Hoá chất và các dụng cụ thí nghiệm khác

3.4. Nội dung nghiên cứu

3.4.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà tại huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang Thế - tỉnh Bắc Giang Thế - tỉnh Bắc Giang

* Thực trạng công tác phòng bệnh Leucocytozoon cho gà ở các địa phương thuộc huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang

* Tình hình nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà tại huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà tại các địa phương - Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tháng trong năm - Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon theo tuổi gà

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon theo phương thức chăn nuôi - Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon theo điều kiện vệ sinh thú y - Thành phần loài đơn bào Leucocytozoon ký sinh và gây bệnh cho gà tại huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang

* Nghiên cứu thành phần các loài dĩn - véc tơ truyền bệnh Leucocytozoon cho gà tại huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang

- Thành phần loài dĩn - véc tơ truyền Leucocytozoon cho gà ở các địa phương

3.4.2. Nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh.

Nghiên cứu biện pháp trị bệnh Leucocytozoon cho gà

- Xác định hiệu lực và độ an toàn của 3 phác đồ điều trị bệnh

Leucocytozoon cho gà.

+ Với số lượng ít gà. + Với số lượng lớn gà

3.5. Phương pháp nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.1. Phương pháp xác định tình trạng áp dụng các biện pháp phòng bệnh Leucocytozoon cho gà ở các địa phương nghiên cứu Leucocytozoon cho gà ở các địa phương nghiên cứu

Xác định bằng phương pháp trực tiếp quan sát, hỏi chủ hộ trong một số hộ chăn nuôi gia cầm trong 4 xã của huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang. Cụ thể như sau:

Địa phương (Xã) Số hộ điều tra

Đồng Hưu 24

Hương Vỹ 24

Đồng Kỳ 24

Hồng Kỳ 24

3.5.2. Bố trí lấy mẫu và phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà tại các địa phương Leucocytozoon ở gà tại các địa phương

3.5.2.1. Bố trí thu thập mẫu

Tôi tiến hành thu thập được mẫu máu gà ngẫu nhiên ở 4 xã của huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang gồm: Đồng Hươu, Hương Vỹ, Đồng Kỳ, Hồng Kỳ theo phương pháp lấy mẫu phân tầng. Cụ thể như sau:

Địa phương (xã) Số mẫu

Đồng Hưu 120

Hương Vỹ 120

Đồng Kỳ 120

Hồng Kỳ 120

3.5.2.2. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Lecocytozoon ở gà tại các địa phương các địa phương

* Phương pháp thu thập mẫu

Mẫu máu được thu thập ngẫu nhiên từ gà nuôi tại các nông hộ, các trại chăn nuôi gà ở các địa phương của huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang.

Chuẩn bị những phiến kính mới đã được tẩy mỡ bằng cách ngâm và rửa xà phòng, sau đó ngâm trong cồn 960 trong 3 giờ rồi lau khô bằng khăn mềm không có xơ. Đồng thời, chọn những lamen kích thước 2 x 2 cm, rìa thật phẳng và nhẵn.

Trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm, quan sát kỹ các biểu hiện lâm sàng của gà. Dùng kim lấy 1 giọt máu tươi của gà tại tĩnh mạch cánh, đặt lên phiến kính, cách bờ phiến kính khoảng 1 cm. Đặt cạnh của một lamen lên giọt máu, nghiêng 450 với phiến kính. Khi giọt máu đã tràn ra khắp cạnh của lamen thì đẩy lamen về phía trước, làm cho máu được dàn thành một lớp mỏng và đều trên phiến kính. Cố định tiêu bản bằng cồn methanol. Làm 3 tiêu bản máu/ gà. Tiêu bản được ghi số thứ tự bằng bút chì mỡ. Ghi nhật ký thí nghiệm các

thông tin: chủ hộ, địa chỉ, ngày lấy mẫu, giống gà, tuổi gà, phương thức chăn nuôi, tính biệt, trạng thái và màu sắc phân, điều kiện vệ sinh thú y, các biểu hiện lâm sàng (nếu có).

* Chuẩn bị thuốc nhuộm giemsa cơ bản

Dung dịch giemsa cơ bản bao gồm: - Giemsa bột: 3,8 gam

- Cồn etylic tuyệt đối: 375 ml - Glycerin: 125 ml

Dùng đũa thủy tinh khuấy kỹ rồi để vào tủ ấm 37oC với thời gian 48 h, sau đó lọc qua giấy lọc, bỏ cặn và bảo quản trong lọ thủy tinh màu trung tính, có nút kín.

* Phương pháp nhuộm giemsa

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [10] cho biết: Nhuộm tiêu bản máu bằng thuốc nhuộm giemsa gồm 3 bước như sau:

- Bước 1: Pha thuốc nhuộm giemsa + Giemsa cơ bản: 1 phần

+ Nước cất trung tính (pH = 7,2): 9 phần

Nước cất để sẵn trong 1 cốc nhỏ có mỏ (100 ml), lấy dung dịch giemsa cơ bản bằng 1 pipet, nhỏ chậm giemsa vào cốc nước, không được lắc cốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bước 2: Đổ chậm dung dịch nhuộm vào hộp nhuộm cho ngập các tiêu bản, đậy nắp hộp nhuộm để tránh bụi

Thời gian nhuộm 45 - 50 phút - Bước 3: Lấy tiêu bản

Dùng 1 pince kẹp, cặp lần lượt từng tiêu bản và để nghiêng dưới vòi nước cất chảy nhẹ (pH = 7,2) cho trôi hết thuốc nhuộm dư thừa. Sau đó dựng nghiêng tiêu bản vào cạnh 1 cái hộp, để khô tự nhiên.

* Phương pháp kiểm tra tìm Leucocytozoon trên tiêu bản máu nhuộm giemsa

Nhỏ 1 giọt dầu bạch dương lên tiêu bản, kiểm tra tiêu bản dưới kính hiển vi vật kính dầu, độ phóng đại 10 x 90 hoặc 10 x 100 để tìm Leucocytozoon.

Những mẫu máu tìm thấy đơn bào Leucocytozoon được xác định là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.

Cường độ nhiễm được xác định bằng tỷ lệ % số hồng cầu có đơn bào ký sinh và quy định các mức cường độ nhiễm: nhẹ, trung bình và nặng.

≤ 5% hồng cầu có đơn bào ký sinh: nhiễm nhẹ (+)

> 5% - 10% hồng cầu có đơn bào ký sinh: nhiễm trung bình (++) > 10% hồng cầu có đơn bào ký sinh: nhiễm nặng (+++)

3.5.3. Bố trí lấy mẫu và phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tháng trong thời gian nghiên cứu. Leucocytozoon ở gà theo tháng trong thời gian nghiên cứu.

3.5.3..1. Bố trí lấy mẫu

Chúng tôi thu thập mẫu máu gà tại các địa phương theo các tháng nghiên cứu, số lượng mẫu thu thập theo từng tháng cụ thể như sau:

Tháng Số lượng mẫu 6 100 7 100 8 100 9 100 10 80

3.5.3..2. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon theo tháng

Tiến hành thu thập mẫu máu gà, phiết kính, nhuộm giemsa, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm đơn bào Leucocytozoon trong máu gà ở các tháng theo phương pháp như đã trình bày ở mục 3.5.2.2

3.5.4. Bố trí lấy mẫu và phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tuổi gà Leucocytozoon ở gà theo tuổi gà

3.5.4.1. Bố trí lấy mẫu

Chúng tôi thu thập mẫu máu gà tại các địa phương theo 4 lứa tuổi, số lượng mẫu máu gà thu thập theo từng lứa tuổi như sau:

Tuổi gà Số lượng mẫu

≤ 2 tháng tuổi 100

> 2 - 4 tháng tuổi 150 > 4 - 6 tháng tuổi 150

> 6 tháng tuổi 80

3.5.4.2. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo các lứa tuổi theo các lứa tuổi

Tiến hành thu thập mẫu máu, phiết tiêu bản, nhuộm giemsa, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm đơn bào Leucocytozoon của gà ở các lứa tuổi khác nhau theo phương pháp như đã trình bày ở mục 3.5.2.2

3.5.5. Bố trí lấy mẫu và phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo phương thức chăn nuôi Leucocytozoon ở gà theo phương thức chăn nuôi

3.5.5.1. Bố trí lấy mẫu

Chúng tôi dự kiến thu thập mẫu máu gà tại các địa phương theo 3 phương thức chăn nuôi như sau:

- Phương thức nuôi công nghiệp: 180 mẫu - Phương thức nuôi bán công nghiệp: 150 mẫu - Phương thức nuôi truyền thống: 150 mẫu

3.5.5.2 Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo phương thức chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi

Tiến hành thu thập mẫu máu, phiết tiêu bản, nhuộm giemsa, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm đơn bào Leucocytozoon của gà ở các phương thức chăn nuôi khác nhau theo phương pháp như đã trình bày ở mục 3.5.2.2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.6. Bố trí lấy mẫu và phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon theo tình trạng vệ sinh thú y

3.5.6.1. Bố trí lấy mẫu

Chúng tôi thu thập mẫu máu gà tại các địa phương theo các tình trạng VSTY như sau:

Tình trạng VSTY phân ra theo 3 mức:

- VSTY tốt: chuồng trại cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, thường xuyên quyét dọn chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi, định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phát quang cây cỏ, khơi thông cống rãnh.

- VSTY trung bình: không thường xuyên quét dọn chuồng nuôi, khu vực xung quanh chuồng nuôi còn có những vũng nước đọng, không thường xuyên tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và phát quang cây cỏ, không thường xuyên khơi thông cống rãnh ở gần khu vực chăn nuôi.

- VSTY kém: Chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi ẩm thấp, có nhiều vũng nước đọng, có nhiều bụi cây rậm rạp, không tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, không khơi thông cống rãnh.

3.5.6.2. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tình trạng VSTY theo tình trạng VSTY

Tiến hành thu thập mẫu máu, phiết tiêu bản, nhuộm giemsa, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm đơn bào Leucocytozoon của gà ở các tình trạng VSTY khác nhau theo phương pháp như đã trình bày ở mục 3.5.2.2

3.5.7. Phương pháp bố trí theo dõi xác định loài Leucocytozoon ký sinh ở gà tại huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang gà tại huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang

Các tiêu bản máu sau khi xét nghiệm thấy có đơn bào đường máu ký sinh, chúng tôi tiến hành phân loại theo căn cứ vào hình thái, kích thước, của các loại đơn bào đã phát hiện được theo khóa định loại của Levine N. D. (1985).

3.5.8. Bố trí thu thập mẫu dĩn và phương pháp xác định loài dĩn - véc tơ truyền Leucocytozoon tại huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang truyền Leucocytozoon tại huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang

3.5.8.1. Bố trí thu thập mẫu dĩn

Cách bắt dĩn: Dùng vợt làm bằng túi nilon trong suốt để bắt dĩn. Sau khi bắt được dĩn, buộc miệng túi nilon, phơi túi nilon ngoài nắng 10 phút để dĩn chết tự nhiên. Bảo quản riêng số dĩn thu thập ở mỗi địa phương trong một lọ tiêu bản có ghi số thứ tự.

Chúng tôi thu thập mẫu dĩn tại các địa phương như sau:

Địa phương (Xã) Số lượng dĩn

Đồng Hưu 20

Hương Vỹ 20

Đồng Kỳ 20

Hồng Kỳ 20

3.5.8.2 Phương pháp xác định loài dĩn

Phân loại dĩn theo khóa định loài của Gosevic A. B. (1973) và Eldridge B.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đơn bào do Leucocytozoon gây ra ở gà nuôi tại huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm phác đồ điều trị (Trang 30)