Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon theo phương thức chăn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đơn bào do Leucocytozoon gây ra ở gà nuôi tại huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm phác đồ điều trị (Trang 51)

Để xác định được phương thức chăn nuôi ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà chúng tôi tiến hành thu thập mẫu máu gà theo 3 phương thức chăn nuôi.

Kết quả được trình bày tại bảng 4.5.

Bảng 4.5: Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo phương thức chăn nuôi

Phương thức nuôi Số gà xét nghiệm (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm

(% hồng cầu bịđơn bào ký sinh) ≤ 5% > 5% - 10% > 10%

Công nghiệp 180 36 20,00 26 72,22 10 27,78 0 00,00 Bán công nghiệp 150 45 30,00 27 60,00 11 24,44 7 15,56 Truyền thống 150 54 36,00 29 53,70 14 25,93 11 20,37

Tính chung 480 135 28,12 82 60,74 35 25,93 18 13,33

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy: gà nuôi ở các phương thức chăn khác nhau đều bị nhiễm Leucocytozoon. Tuy nhiên tỷ lệ và cường độ nhiễm là khác nhau ở các phương thức chăn nuôi.

20,00 30,00 36,00 0 5 10 15 20 25 30 35 40

Công nghiệp Bán công nghiệp Truyền thống Phương thức chăn nuôi

Tỷ lệ nhiễm (%)

Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo phương thức chăn nuôi

- Về tỷ lệ nhiễm: gà nuôi ở phương thức truyền thống là có tỷ lệ nhiễm cao nhất (36,00%), tiếp đến là phương thức bán công nghiệp (30,00%), thấp nhất là gà nuôi theo phương thức công nghiệp (20,00%).

- Về cường độ nhiễm: ở các phương thức chăn nuôi khác thì cường độ nhiễm cũng khác nhau từ nhẹ tới nặng.

+ Ở cường độ nhiễm nhẹ: tỷ lệ nhiễm nhẹ của các phương thức chăn nuôi trung bình là 60,74%. Trong đó, cường độ nhiễm nhẹ thấp nhất là gà nuôi theo phương thức truyền thống là 53,70%. Tiếp đến là gà nuôi theo phương thức bán công nghiệp 60,00%, cao nhất là gà nuôi theo phương thức công nghiệp 72,22%.

+ Ở cường độ nhiễm trung bình: mỗi phương thức chăn nuôi khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau. Tuy nhiên không có sự khác biệt qua lớn trong các phương thức chăn nuôi này.

+ Ở cường độ nhiễm nặng: tỷ lệ nhiễm nặng biến động từ 0% - 20,37%. Tỷ lệ nhiễm nặng cao nhất là gà nuôi theo phương thức chăn nuôi truyền thống, tiếp theo là phương thức bán công nghiệp và thấp nhất là gà nuôi theo phương thức công nghiệp.

Như vậy, phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng tới tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà.

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do các phương thức chăn nuôi khác nhau tác động khác nhau đến gà. Ở phương thức công nghiệp, gà được chăm sóc nhiều hơn, điều kiện thú y được đảm bảo, công tác tiêu độc khử trùng đã ít nhiều được sử dụng vì vậy gà ít có điều kiện tiếp xúc với ký chủ trung gian truyền bệnh. Ngược lại, ở các phương thức chăn nuôi khác gà có nhiều thời gian tiếp xúc với ký chủ trung gian, đặc biệt là gà nuôi theo phương thức chăn nuôi truyền thống. Vì vậy gà nuôi theo phương thức chăn nuôi truyền thống có tỷ lệ nhiễm cao và nặng nhất.

Khi nghiên cứu tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu theo phương thức chăn nuôi tại Vĩnh Long Nguyễn Hữu Hưng (2010) [4] cho biết: gà được nuôi ở chuồng hở có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu cao hơn rõ rệt so với gà được nuôi trong chuồng kín có dàn lạnh.

4.2.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y

Để thấy sự ảnh hưởng của điều kiện vệ sinh thú y đến tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu và kiểm tra 480 mẫu máu gà nuôi ở các tình trạng vệ sinh khác nhau.

Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6: Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y Tình trạng VSTY Số gà xét nghiệm (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm

(% hồng cầu bị đơn bào ký sinh) ≤ 5% > 5% - 10% > 10% n % n % n % Tốt 130 25 19,23 18 72,00 7 28,00 0 0,00 Trung bình 200 56 28,00 36 64,29 14 25,00 6 10,71 Kém 150 54 36,00 28 51,85 14 25,93 12 22,22 Tính chung 480 135 28,12 82 60,74 35 25,93 18 13,33 Kết quả bảng 4.6 cho ta thấy: tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon khác nhau phụ thuộc vào tình trạng vệ sinh thú y trong chăn nuôi.

- Về tỷ lệ nhiễm: tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon biến động từ 19,23% - 36,00%, tùy vào mức độ vệ sinh thú y trong chăn nuôi.

Tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon của gà được nuôi theo tình trạng vệ sinh tốt thấp hơn rõ rệt so với gà nuôi theo tình trạng vệ sinh trung bình và kém.

- Về cường độ nhiễm:

Kết quả kiểm tra của 480 mẫu máu gà ở 3 tình trạng vệ sinh khác nhau cho thấy. Gà nuôi ở tình trạng vệ sinh kém nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở cường độ trung bình và nặng cao hơn ở gà nuôi trong điều kiện VSTY tốt.

+ Ở tình trạng thú y tốt: tỷ lệ gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon là thấp nhất 19,23%, trong đó nhiễm ở cường độ nhẹ là 72,00%, nhiễm cường độ trung bình là 28,00% và gà nuôi ở điều kiện vệ sinh tốt không có gà nào nhiễm ở cường độ nặng.

+ Ở tình trạng vệ sinh trung bình: tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon là 28,00% (cao hơn 9,77% so với điều kiện VSTY tốt). Trong đó cường độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiễm nhẹ là 64,29%, gà nhiễm cường độ trung bình là 25,00%, 10,71% gà nhiễm cường độ nặng.

+ Ở tình trạng vệ sinh kém: gà nuôi ở tình trạng VSTY kém có tỷ lệ nhiễm cao nhất 36,00%. Trong đó nhiễm ở cường độ nặng là cao hơn các gà nuôi trong tình trạng vệ sinh khác (17,77% so với 8,00%).

19,23 28,00 36,00 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Tốt Trung bình Kém Tình trạng VSTY Tỷ lệ nhiễm (%)

Hình 4.6. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y

Như vậy, gà nuôi trong điều kiện vệ sinh thú y tốt có tỷ lệ và cường độ nhiễm thấp nhất và thấp hơn rất nhiều so với gà được nuôi trong 2 tình trạng vệ sinh còn lại. Điều này cho thấy, người chăn nuôi cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề vệ sinh thú y trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng để hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà bằng cách: chuồng trại xây dựng hợp vệ sinh, thường xuyên quét dọn chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi, định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, khơi thông cống rãnh nhằm tạo điều kiện bất lợi cho ký chủ trung gian truyền bệnh.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Kissaam J. B Kissam J. B., Noblet R., Gariss G. I. (1975) [37], khi tác giả cho rằng: việc thực hiện biện pháp loại bỏ côn trùng hút máu trong môi trường sống của gà

sẽ làm hạn chế và tiến tới khống chế được bệnh do đơn bào Leucocytozoon gây ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đơn bào do Leucocytozoon gây ra ở gà nuôi tại huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm phác đồ điều trị (Trang 51)