Cơ cấu phanh bánh sau.

Một phần của tài liệu Khảo sát và tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh xe Ford Everest (Trang 44)

4.3.1. Cấu tạo

Hình 4-7. Cơ cấu phanh tang trống

1- Xi lanh bánh xe; 2- Má phanh; 3- Lò xo hồi vị guốc phanh; 4- Cơ cấu điều chỉnh; 5- Lò xo giữ guốc phanh; 6 – Guốc phanh;

Cơ cấu phanh sau sử dụng loại một xi lanh có hai piston.

Cơ cấu phanh bánh sau là cơ cấu phanh loại tang trống kiểu tự cường hóa với cơ cấu điều chỉnh khe hở guốc phanh và tang trống như trên hình 4-7. Các guốc phanh được đặt trên các chốt lệch tâm. Trên guốc phanh có dán các má phanh và được ép vào các piston trong xi lanh bánh xe nhờ lò xo hồi vị guốc.

Tang phanh được đúc bằng gang, dạng tang trống, bề mặt trong có hệ số ma sát cao và có khả năng thoát nhiệt tốt. Tang phanh có lỗ để lồng qua đầu trục và lỗ để

bắt với moay ơ bánh xe. Trên tang phanh có các gờ để tăng độ cứng vững và khả năng thoát nhiệt.

Mâm phanh là một chi tiết dạng đĩa, được đúc bằng gang và bắt chặt với dầm cầu nhờ bu lông.

4.3.2. Nguyên lý hoạt động

Khi người lái xe đạp bàn đạp phanh, thông qua cơ cấu dẫn động, đầu của guốc phanh tì vào xi lanh phanh chuyển động gần về phía tang phanh. Khi các bề mặt tấm ma sát của guốc phanh sát vào mặt của tang phanh, lực ma sát xuất hiện. Nếu bánh xe chuyển động thì lực ma sát này sinh ra momen chống lại chiều chuyển động của bánh xe, như vậy quá trình phanh thực hiện.

Khi người lái xe nhả bàn đạp phanh, dưới tác dụng của các lò xo hồi vị, các bề mặt ma sát của guốc phanh được tách ra khỏi bề mặt của tang phanh, giữa má phanh và tang phanh không có lực ma sát do vậy không cản trở chuyển động của bánh xe, quá trình phanh không xảy ra.

Một phần của tài liệu Khảo sát và tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh xe Ford Everest (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w