Khái quát các hệ thống trên xe Ford Everest

Một phần của tài liệu Khảo sát và tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh xe Ford Everest (Trang 36)

3.3.1. Động cơ

Ford Everest được trang bị động cơ turbo diesel 2.5L TDCi, bốn xi lanh thẳng hàng với thứ tự nổ 1-3-4-2, với hai trục cam, một cam nạp, một cam xả, 16 van, có hệ thống làm mát khí nạp intercooller, công nghệ phun nhiên liệu điện tử sử dụng Turbo tăng áp điều khiển cánh. Thân thiện với môi trường, đạt tiêu chuẩn khí thải EURO II.

Theo tài liệu [8], động cơ xe Ford Everesr có những đặc điểm sau: - Mức tiêu hao nhiên liệu 8L/100km.

- Dung tích xi lanh (cc): 2499

- Đường kính x Hành trình (mm): 93 x 92 - Công suất cực đại (Hp/vòng/phút): 141/3500 - Momen xoắn cực đại (Nm/vòng/phút): 330/1800 - Dung tích nhiên liệu (L):71

3.3.2. Hệ thống truyền lực

Ly hợp loại một đĩa ma sát khô, thường đóng, có lò xo ép hình đĩa, dẫn động thủy lực. Ở loại ly hợp này sử dụng lò xo dạng đĩa hình côn từ đó có thể tận dụng kết cấu này để đóng mở ly hợp mà không cần phải có đòn mở riêng. Mặt đáy của lò xo được tì trực tiếp vào đĩa ép, phần giữa của lò xo được liên kết với vỏ. Mặt đỉnh của lò xo sẽ được sử dụng để mở ly hợp khi bạc ép lên nó.

Các đăng (hình 3-3 [7]) được nối giữa hộp số và cầu chủ động sau. Trên các đăng có 2 khớp nối chữ thập và một khớp nối bằng then hoa.

Hình 3-2. Trục các đăng

Trong khớp nối chữ thập có lắp các ổ bi kim. Khớp nối then hoa dùng để thay đổi chiều dài trục các đăng khi dầm cầu sau dao động tương đối so với khung xe. 3.2.3. Hệ thống treo

Hệ thống treo trước là hệ thống treo độc lập bằng thanh xoắn kép và ống giảm chấn. Nó có ưu điểm là kết cấu đơn giản, khối lượng phần không được treo nhỏ, tải trọng phân bố lên khung tốt hơn, tính bám đường của xe tốt nên êm dịu trong khi di chuyển và có tính ổn định tốt. Tuy nhiên, bố trí hệ thống treo như vậy có hạn chế là kết cấu hệ thống treo phức tạp hơn.

Hệ thống treo sau xe Ford Everest là hệ thống treo phụ thuộc nhíp với ống giảm chấn, nó có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, ít chi tiết vì thế dễ bảo dưỡng. Có độ cứng vững cao nên có thể chịu được tải trọng nặng, khi xe đi vào đường vòng thân xe ít bị nghiêng. Định vị của bánh xe ít thay đổi do chuyển động lên xuống của chúng, nhờ thế mà các bánh xe ít bị mòn.

Tuy nhiên nó có nhược điểm là khối lượng không được treo lớn nên tính êm dịu của xe khi sử dụng kém, do chuyển động của bánh xe bên trái và bên phải ảnh hưởng lẫn nhau nên dễ xuất hiện dao động và rung động.

3.2.4. Hệ thống lái

Hệ thống lái trên xe Ford Everest là hệ thống lái cơ khí với tay lái trợ lực thủy lực, giúp tay lái nhẹ hơn khi xe chạy ở tốc độ thấp và trở lại mức bình thường khi xe chạy ở tốc độ cao.

Hệ thống lái xe Ford Everest bao gồm cơ cấu lái, dẫn động lái, và trợ lực lái. - Cơ cấu lái loại bánh răng trụ thanh răng, trong đó thanh răng làm luôn chức năng của thanh lái ngang trong hình thang lái.

- Dẫn động lái gồm có: vành tay lái, vỏ trục lái, trục lái, truyền động các đăng, thanh lái ngang, cam quay và các khớp nối.

- Trợ lực lái gồm các bộ phận cơ bản sau: bơm dầu, van phân phối và xi lanh thủy lực.

3.2.5. Hệ thống phanh

Hệ thống phanh của xe Ford Everest gồm phanh chân (phanh công tác) và phanh tay (phanh dừng).

Sử dụng hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) kết hợp với hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD giúp xe vận hành an toàn, ổn định trên đường trơn trượt.

Phanh chân dùng để điều chỉnh tốc độ xe chạy trên đường. Hệ thống phanh chân có dẫn động phanh thủy lực trợ lực chân không hai dòng chéo nhau.

Phanh tay dùng để dừng xe tại chỗ.

Cơ cấu phanh trước của xe là phanh đĩa, cơ cấu phanh sau của xe là loại tang trống.

Một phần của tài liệu Khảo sát và tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh xe Ford Everest (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w