3.3.1. Thiết kế công thức
3.3.1.1. Lựa chọn thành phần
Với mục đích đánh giá ảnh hưởng của thành phần công thức tới sự hình thành, giải phóng dược chất từ NTN và thiết lập tương quan in vitro – in vivo nên chỉ xét đến các thành phần sau:
Dược chất: Acid diclofenac
Dung môi pha dầu: ảnh hưởng đến việc hình thành nhũ tương và độ tan của dược chất; lựa chọn các loại dầu và dùng tốt nhất cho mắt: IPM và Miglyol [14], [16], [49].
Chất diện hoạt: lựa chọn chất diện hoạt không ion hóa: Cremophor EL (HLB 12 – 14); Tween 80 (HLB 15); Span 80 (HLB 4,3); Poloxame 407 (HLB 18 – 23) là những chất diện hoạt dung hợp tốt với mắt [29], [49].
Chất đồng diện hoạt: Transcutol HP được lựa chọn là chất đồng diện hoạt, cũng là đồng dung môi (do có khả năng hòa tan nhiều DC, làm tăng độ tan của dược chất trong pha dầu) và có nhiều ưu điểm: ít kích ứng, đã được sử dụng cho các chế phẩm nhãn khoa, có khả năng cải thiện tính thấm DC qua giác mạc [31].
Các thành phần khác:
Đệm sử dụng hệ đệm borat - là hệ đệm quen thuộc cho chế phẩm thuốc nhãn khoa, dung hợp tốt với mắt, và là hệ đệm được dùng cho công thức được sử dụng trong nghiên cứu in vivo [2].
Glycerin được sử dụng trong mỗi công thức với vai trò tạo nhũ tương đẳng trương với dịch nước mắt, bên cạnh đó glycerin còn làm tăng độ nhớt, tăng tính bám dính, tăng thời gian tiếp xúc hệ với giác mạc và góp phần ổn định nhũ tương. Các thành phần khác của thuốc nhỏ mắt: chất sát khuẩn, chống oxy hóa,… ít ảnh hưởng đến sự hình thành, ổn định, giải phóng DC từ NTN nên không xem xét [45].
3.3.1.2. Xác định tỷ lệ các thành phần
Bảng 3.5. Các thành phần trong công thức NTN AD
Thành phần NTN AD
Dược chất AD 0,093%
Dung môi pha dầu [16], [34]
IPM, Miglyol 2,0% [8]
CDH thân nước Cremophor EL, Tween 80, Poloxame 407
2,0 – 4,0%
CDH thân dầu Span 80 0,5 – 1,0%
Chất đồng diện hoạt Transcutol HP 0,5 – 1,5%
Pha nước Đệm borat 0,1 – 0,2 mol/L
pH 6,5 – 7,5
Glycerin [29], [34] 2,5%
Nước cất Vừa đủ 100%
3.3.2. Thiết kế thí nghiệm và kết quả
Sử dụng phần mềm MODDE 8.0 để thiết kế thí nghiệm theo quy tắc hợp tử tại tâm.
3.3.2.1. Các biến phụ thuộc (biến đầu ra)
Mức độ giải phóng in vivo Fvivo
Để khảo sát ảnh hưởng của biến độc lập đến khả năng giải phóng DC in vivo, dựa vào phần mềm Phoenix WiNonlin 6.3 ta biết được NTN giải phóng theo mô hình Weibull, mô hình IVIVC được thiết lập là mô hình 1 (PT1), ứng dụng tương quan có tỷ lệ giải phóng in vivo có mối tương quan với tỷ lệ giải phóng in vitro theo công thức: = 6,0269334.
(Fvivo là tỷ lệ giải phóng in vivo; Fvitro là tỷ lệ giải phóng in vitro) Thời gian: Tvivo = =
,
Thiết lập được thông số Fvivo của các công thức dựa trên số liệu tỷ lệ giải phóng DC in vitro của NTN trong 10, 20, 30, 40, 50, 60, 75, 90, 105, 120, 150, 180 phút. Bảng các biến phụ thuộc (Fvivo) được trình bày ở bảng P4 (PL 3).
3.3.2.2. Các biến độc lập (biến đầu vào)
Dựa trên công thức cơ bản của NTN đã xây dựng, giữ cố định các thành phần: dược chất 0,093% AD; dung môi pha dầu 2,0%; glycerin 2,5%; đệm borat; nước cất vừa đủ 100% [8].
Thay đổi các thành phần trong công thức để khảo sát ảnh hưởng của: Loại, lượng CDH thân nước; loại dung môi pha dầu; lượng Span 80, Transcutol HP, nồng độ đệm, pH đến tỷ lệ giải phóng in vivo Fvivo của NTN. Các biến độc lập, kí hiệu biến, đơn vị, mức thay đổi trình bày ở bảng 3.6, 3.7.
Bảng 3.6. Các biến định tính
Tên biến định tính Ký hiệu Giá trị
Loại CDH thân nước X1
Tween 80 Cremophor EL Poloxame 407 Loại dung môi pha dầu X3 IPM Miglyol
Bảng 3.7. Các biến định lượng
Tên biến định lượng Ký hiệu Đơn vị Mức thay đổi
Lượng CDH thân nước X2 % 2,0 – 4,0
Transcutol HP X4 % 0,5 – 1,5
Span 80 X5 % 0,5 – 1,0
Nồng độ đệm X6 mol/L 0,1 – 0,2
pH X7 - 6,5 – 7,5
3.3.2.3. Bố trí thí nghiệm và kết quả
Các công thức thực nghiệm được thiết kế được trình bày ở bảng P5 (PL 3). Với mỗi công thức, 100 mL được bào chế theo phương pháp đã mô tả ở mục 2.3.1. Tất cả các công thức sau khi bào chế đều cho nhũ tương màu trắng đục và không bị tách lớp khi bảo quản ở điều kiện thường cho tới thời điểm kết thúc nghiên cứu. Đặc tính vật lý và khả năng giải phóng DC in vitro của các mẫu nhũ tương được tiến hành theo phương pháp đã nêu ở mục 2.3.3. và mục 2.3.6.1. Kết quả phân bố KTTP, thế Zeta và định lượng của 20 công thức được trình bày ở bảng P6 (PL 3). Kết quả phần
trăm DC giải phóng tại các thời điểm được trình bày bảng P7 (PL 3). Kết quả Fvivo
được trình bày ở bảng P8 (PL 3).
3.3.2.4.Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ giải phóng in vivo của NTN so với mức độ giải phóng in vivo tối đa của dung dịch (Fvivo) so với mức độ giải phóng in vivo tối đa của dung dịch (Fvivo)
Xử lý bằng phần mềm FormRules v2.0
Ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc sau khi xử lý bằng phần mềm FormRules v2.0 được trình bày ở bảng 3.8.
Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.8, thấy mức độ (tỷ lệ) giải phóng in vivo của NTN so với lượng giải phóng in vivo tối đa của dung dịch phụ thuộc chủ yếu vào lượng chất diện hoạt thân nước (X2).
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 Fvivo10 - - - - - + - Fvivo20 - + - - - - - Fvivo30 - + - - - - - Fvivo40 - + - - - - - Fvivo50 - + - - - - - Fvivo60 - + - - - - - Fvivo75 - + - - - - - Fvivo90 - + - - - - - Fvivo105 - + - - - - - Fvivo120 - + - - - - - Fvivo150 - + - - - - - Fvivo180 - + - - - - -
‘+’: có ảnh hưởng; ‘-’: không ảnh hưởng
Xử lý bằng phần mềm INForm v3.2
Để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc, số liệu tiếp tục được xử lý bằng phần mềm INForm v3.2. Có thể thấy Fvivo10, Fvivo20, Fvivo30 có R2 luyện nhỏ hơn 80% do trong khoảng 30 phút đầu tỷ lệ giải phóng in vitro của dược chất còn thấp, tuy nhiên từ thời điểm 40 phút trở đi R2 luyện đều lớn hơn 80% chứng tỏ mô hình neuron nhân tạo mô tả chính xác quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (bảng 3.9).
Bảng 3. Biến phụ thuộc Số đơn vị đầ vào Fvivo10 7 Fvivo20 7 Fvivo30 7 Fvivo40 7 Fvivo50 7 Fvivo60 7 Fvivo75 7 Fvivo90 7 Fvivo105 7 Fvivo120 7 Fvivo150 7 Fvivo180 7 Phân tích một số m biến độc lập đến các biến ph
Ảnh hưởng của lư (X1) đến tỷ lệ giải phóng
Hình 3.6. Mặt đáp biểu diễn đến mức độ giải phóng in vivo
môi pha dầu là IPM 2 %
Fvivo75
ng 3.9: Kết quả luyện mạng neuron nhân tạo đơn ầu vào Số đơn vị đầu ra Số đơn vị lớp ẩn Số lần luyện R 1 1 1000 1 1 1000 1 1 1000 1 1 1000 1 1 1000 1 1 1000 1 1 1000 1 1 1000 1 1 1000 1 1 1000 1 1 1000 1 1 1000
mặt đáp để thấy rõ hơn về xu hướng ảnh hư n phụ thuộc.
a lượng chất diện hoạt thân nước (X2) và loại CDH thân nư in vivo Fvivo75 tại thời điểm 75 phút
n ảnh hưởng của loại CDH thân nước và hàm lượng CDH thân nư in vivo của NTN so với dung dịch ở thời điểm 75 phút (gi
2 %; Transcutol 1,5 %; Span 80 0,5 %; đệm borat 0,15 M; pH 7,0)
R2 luyện (%) 76,69 71,83 75,00 82,72 86,35 85,37 86,91 90,26 89,73 84,97 90,68 89,29 nh hưởng của các i CDH thân nước ng CDH thân nước (giữ nguyên dung m borat 0,15 M; pH 7,0)
Nhận xét: Nhìn chung khi l điểm 75 phút có xu hướ 2,6% thì tỷ lệ Fvivo75 không tỷ lệ Fvivo giảm mạnh. Cremophor EL thì tỷ lệ F Ảnh hưởng của (Transcutol HP) đến tỷ lệ Hình 3.7. Mặt đáp biểu diễ hàm lượng Transcutol HP dung dịch ở thời điểm 180
Nhận xét: Nếu tỷ hướng tăng tại thời điểm 0,7% hoặc lớn hơn 1,4%
điểm 180 phút. Và nếu dung môi pha d dung môi pha dầu là Miglyol t
nên chỉ cần một lượng v chất và hình thành nhũ tương, n
Fvivo180
: Nhìn chung khi lượng CDH thân nước tăng thì tỷ ớng giảm, khi lượng CDH thân nước trong kho không ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên trong khoảng
nh. Ngoài ra, nếu CDH thân nước là Poloxame 407 Fvivo75 cho kết quả cao hơn khi CDH thân nướ
a loại dung môi pha dầu và lượng chất đ ệ giải phóng in vivo Fvivo tại thời điểm 180 phút
ễn ảnh hưởng của loại dung môi pha dầu (IPM và Migly ng Transcutol HP thân nước đến mức độ giải phóng in vivo củ
180 phút (giữ nguyên Tween 80 hàm lượng 3%g; Span 80 0,5 đệm borat 0,1 M; pH 7,0)
ỷ lệ Transcutol HP tăng thì tỷ lệ giải phóng m 180 phút. Nếu lượng Transcutol HP trong kho
thì tỷ lệ Fvivo180 hầu như không bị ảnh hưởng nhi dung môi pha dầu là IPM thì tỷ lệ Fvivo180
u là Miglyol tại thời điểm 180 phút.Do AD dễ tan trong pha d ng vừa đủ ĐDH thân dầu và đồng dung môi đ
ương, nếu các thành phần thân dầu quá nhiều v
lệ Fvivo tại thời c trong khoảng 2,0 – ng từ 2,6 – 4,0% c là Poloxame 407 hoặc ớc là Tween 80. t đồng diện hoạt 0 phút u (IPM và Miglyol) và ủa NTN so với g; Span 80 0,5 %; i phóng Fvivo180 có xu trong khoảng 0,5 – ng nhiều tại thời sẽ cao hơn khi tan trong pha dầu, ng dung môi để hòa tan dược u với màng giải
phóng thân nước sẽ chỉ làm tăng độ nhớt, giảm hoạt tính nhiệt động của DC và cản trở giải phóng DC do đó tỷ lệ giải phóng in vivosẽ không cao hơn.
3.3.3. Lựa chọn công thức
Từ kết quả đánh giá tỷ lệ mức độ giải phóng in vivo của nhũ tương nano AD so với dạng dung dịch, thấy tỷ lệ Fvivo tăng theo thời gian. Với mục đích bào chế NTN diclofenac bền vững, có khả năng giải phóng DC nhanh trong thời gian đầu và tỷ lệ giải phóng cao để đạt hiệu quả giảm đau, chống viêm tức thì; nên công thức NTN với yêu cầu Fvivo30, Fvivo40, Fvivo50, Fvivo60, Fvivo75, Fvivo90, Fvivo105, Fvivo120, Fvivo150, Fvivo180 đều tiến tới giá trị cực đại được lựa chọn. Thành phần công thức NTN AD đã lựa chọn (sử dụng phần mềm INForm v3.2) được trình bày trên bảng 3.10.
Bảng 3.10. Thành phần công thức NTN AD lựa chọn
NTN X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7
AD Tween 80 2,33 IPM 1,42 0,5 0,1 7,0
Bào chế theo phương pháp được trình bày ở mục 2.3.1. KTTP của mẫu CTTƯ nằm trong khoảng nano, và có phân bố KTTP đồng đều (129,6 nm; PdI là 0,299) (PL 4). Tiến hành thử giải phóng CTTƯ tại môi trường đệm phosphat pH 5,8 theo phương pháp mô tả ở mục 2.3.6.1. Kết quả được trình bày ở bảng P9 (PL 3).
Áp dụng tương quan theo mô hình 1 (PT1), thu được kết quả Fvivo của công thức bào chế thích hợp được trình bày ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Kết quả Fvivo tại các thời điểm dự đoán và thực tế
Thực tế Dự đoán PE (%) Fvivo10 0,06 0,08 45,2 Fvivo20 0,12 0,13 5,4 Fvivo30 0,22 0,21 4,9 Fvivo40 0,29 0,31 7,6 Fvivo50 0,36 0,41 13,6 Fvivo60 0,46 0,47 2,8 Fvivo75 0,52 0,51 1,7
Fvivo90 0,60 0,66 9,4
Fvivo105 0,72 0,76 5,5
Fvivo120 0,83 0,86 3,1
Fvivo150 0,97 0,91 6,2
Fvivo180 1,22 1,18 3,3
Nhận thấy PE (%) tại thời điểm 10 phút có lớn hơn 15% vì ban đầu lượng dược chất giải phóng in vivo còn ít nên sai số chênh lệch có thể lớn, tuy nhiên các thời điểm sau đó giá trị PE < 15% do vậy có thể thấy kết quả thực tế và dự đoán là tương đối gần nhau. Qua đồ thị hình 3.8, thấy kết quả Fvivo thực tế tại các thời điểm tương đối gần với kết quả dự đoán từ phần mềm.
Hình 3.8: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ Fvivo tại các thời điểm dự đoán và thực tế
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 0 50 100 150 200 Fvivo Thời điểm (phút) thực tế dự đoán
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. KẾT LUẬN
Sau thời gian thực hiện đề tài “Nghiên cứu sinh khả dụng và tương quan in vitro – in vivo của nhũ tương nano diclofenac dùng trong nhãn khoa”, từ các kết quả thu được rút ra kết luận sau:
1. Đánh giá sinh khả dụng của nhũ tương nano diclofenac dùng trong nhãn khoa:
Dạng NTN có nồng độ diclofenac trong dịch tiền phòng cao hơn so với dạng dung dịch ở đa số các thời điểm lấy.
NTN có mức độ giải phóng in vivo gấp khoảng 1,64 lần so với dạng dung dịch.
Kết quả trung bình 6 lần thử, diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian AUC0-180 và AUC0-∞ của NTN cao gấp lần lượt là 1,4 và 1,42 lần so với của dạng dung dịch. Giá trị Tmax của NTN lớn hơn, Cmax và thời gian lưu trung bình (MRT) cũng lớn hơn và kéo dài hơn so với dung dịch.
2. Xây dựng tương quan in vitro – in vivo và ứng dụng tương quan lựa chọn công thức bào chế phù hợp của nhũ tương nano diclofenac dùng trong nhãn khoa:
Tương quan in vitro – in vivo của nhũ tương nano diclofenac dùng cho nhãn khoa rõ ràng nhất ở điều kiện thử giải phóng pH 5,8, thiết bị bình Franz, tốc độ 400 vòng/phút theo mô hình Weibull. Mô hình tương quan thiết lập được theo phương trình: Fvivo=6,0269334*Fvitro(Tvitro=5,4670904*Tvivo).
Căn cứ vào tương quan đã thiết kế thì nghiệm và phân tích được ảnh hưởng của lượng CDH thân nước đến mức độ giải phóng in vivo của NTN so với dung dịch.
Tối ưu hóa được công thức thu được kết quả dự đoán và thực tế khá gần nhau.
B. KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu quy trình sản xuất nâng quy mô công thức bào chế thích hợp đã lựa chọn, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình nâng quy mô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thị Mai Anh (2014), Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng hỗn dịch nano piroxicam dùng cho nhãn khoa, Luận án Tiến sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
2. Bộ môn Bào chế (2006), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc - Tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr. 180 - 271.
3. Bộ môn Bào Chế (2012), Thực tập bào chế, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội, tr. 44 - 45.
4. Bộ môn Dược lâm sàng (2011), Dược động học – Những kiến thức cơ bản, Nhà xuất bản Y học, tr. 36 – 43.
5. Bộ môn Hóa Dược (2007), Hóa Dược - Tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr. 110 - 111.
6. Bộ Y tế (2009), Dược thư quốc gia Việt Nam, tr. 428-431.
7. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học, tr. 222 - 225, PL -221.
8. Vũ Ngọc Mai (2011), Nghiên cứu bào chế nhũ tương nano nhỏ mắt chứa diclofenac, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Phượng (2012), Nghiên cứu bào chế nhũ tương nhỏ mắt diclofenac, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
10. Quản Duy Quang (2014), Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng diclofenac trong dịch tiền phòng mắt thỏ và bước đầu đánh giá sinh khả dụng của nhũ tương nano nhỏ mắt diclofenac, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Thúy (2013), Nghiên cứu bào chế nhũ tương nhỏ mắt diclofenac, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
12. Nguyễn Hồng Vân (2012), Nghiên cứu bào chế và đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng nhũ tương nano nhỏ mắt diclofenac, Luận văn Thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
13. Ahuja M., Sharma S. K., Majumdar D. K. (2007), "In vitro corneal permeation of diclofenac from oil drops", Yakugaku Zasshi, 127(10), pp. 1739-1745. 14. Ammar H. O., Salama H., Ghorab M., et al. (2009), "Nanoemulsion as a