Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu tổng hợp (Trang 31)

KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CP SẢN XUẤT KINH DOANH XNK TỔNG HỢP

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh và tổ chức kinh doanh, Công ty CP sản xuất kinh doanh XNK tổng hợp đã chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Theo hình thức này Công ty chỉ cần lập một phòng kế toán duy nhất để thực hiện toàn bộ công tác kế toán.Hàng ngày toàn bộ chứng từ được chuyển về phòng kế toán của Công ty để kiểm tra và ghi sổ. Hình thức tổ chức này tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán với hoạt động của các phòng ban trong công ty.

Sơ đồ 2.2. Bộ máy kế toán tại Công ty CP sản xuất kinh doanh XNK tổng hợp

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Kế toán trƣởng (kiêm kế toán tổng hợp):

Kế toán trưởng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống Tài chính của công ty và các doanh nghiệp, là thành viên của Ban Giám đốc, là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán. Kế toán trưởng còn là người chỉ đạo chung và tham mưu chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho doanh nghiệp. Kế toán trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý nhất (có lợi cho doanh nghiệp mà vẫn hợp pháp). Khi kiêm kế toán tổng hợp có nhiệm vụ:

 Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty, trên cơ sở không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy và tuân thủ Pháp lệnh kế toán thống kê.

 Thiết lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán theo quy định của Nhà nước và Điều lệ công ty.

 Hoạch định, tổ chức, kiểm tra, duy trì và đổi mới theo hướng hiệu quả các nghiệp vụ kế toán quản trị.

Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán bán hàng Kế toán công nợ, thanh toán Kế toán tiền lương, TSCĐ, công cụ dụng cụ Thủ kho Thủ quỹ

32

 Tổ chức chỉ đạo việc kiểm kê, đánh giá chính xác tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tiền mặt, thành phẩm, hàng hóa, từ kết quả kiểm kê, đánh giá tình hình sử dụng và quản lý vốn cũng như phát hiện kịp thời các trường hợp làm sai nguyên tắc quản lý tài chính kế toán hoặc làm mất mát, gây hư hỏng, thiệt hại, đề ra các biện pháp xử lý và quản lý phù hợp.

 Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hợp đồng kinh tế của công ty nhằm bảo vệ cao nhất quyền lợi của công ty.

 Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các báo biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo quy định của Nhà nước và công ty.

 Kiểm tra, kiểm soát, giám sát, tự kiểm tra nội bộ, hậu kiểm hoạt động tài chính của chi nhánh, kiểm tra việc chấp hành các quy định ghi chép sổ sách, chứng từ quản lý tiền hàng.

 Lập, in các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết các tài khoản, bảng cân đối tài khoản, báo cáo cân đối tiền hàng, bảng kê khai, quyết toán thuế theo đúng mẫu quy định.

Kế toán bán hàng

 Kiểm tra số lượng, đơn giá của từng sản phẩm, lấy đó làm căn cứ xuất hóa đơn cho khách hàng. Cuối ngày vào bảng kê chi tiết hóa đơn bán hàng và tính tổng giá trị hàng đã bán, thuế GTGT. Thực hiện việc đối chiếu với thủ kho về số lượng xuất tồn vào cuối ngày.

 Theo dõi số lượng hàng hóa, sản phẩm đã được xác định tiêu thụ.

 Doanh thu phải được theo dõi chi tiết cho từng loại hình kinh doanh kể cả doanh thu bán hàng nội bộ. Trong từng loại doanh thu phải chi tiết cho từng loại hàng hóa nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý tài chính và lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Kế toán công nợ, thanh toán

Quản lý đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản công nợ phải thu và phải trả theo từng công nợ (công nợ với người mua, người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, công nợ với Ngân sách Nhà nước, với cán bộ nhân viên công ty, công nợ khác, chi tiết theo từng đối tượng công nợ, số tiền, thời hạn thanh toán theo hợp đồng và theo từng chứng từ phát sinh công nợ như hóa đơn, phiếu nhập kho, phiếu chi tiền,…). Từ các nguồn phát sinh công nợ, đôn đốc, nhắc nhở việc thu hồi thanh toán công nợ đảm bảo việc thanh toán công nợ nhanh, kịp thời, chính xác.

Kế toán tiền lƣơng, TSCĐ, công cụ dụng cụ

 Tính và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương cho cán bộ, nhân viên trong công ty.

 Tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp các báo cáo kiểm kê định kỳ TSCĐ, công cụ dụng cụ và các báo cáo biến động TSCĐ hàng tháng.

 Tính, trích khấu hao TSCĐ và phân bổ giá trị công cụ dụng cụ định kỳ hàng tháng.

 Quản lý về mặt giá trị, theo dõi biến động tăng, giảm, hạch toán khấu hao, phân bổ giá trị công cụ dụng cụ tại các bộ phận, phòng ban trực thuộc công ty.

Thủ kho

Hàng ngày kiểm tra số lượng, chủng loại hàng hóa nhập, xuất, tồn kho theo chứng từ. Nhập hàng hóa vào kho và sắp xếp đúng nơi quy định, lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho lưu trữ và bảo quản hàng hóa. Cuối tháng lập báo cáo nhập – xuất – tồn hàng hóa chuyển lên cho kế toán tổng hợp đối chiếu, kiểm tra.

Thủ quỹ

Thực hiện việc thu, chi tiền mặt theo chứng từ thu, chi. Quản lý tiền mặt tại quỹ, đảm bảo an toàn tiền. Rút hoặc nộp tiền qua ngân hàng khi có yêu cầu. Phát lương hàng tháng theo bảng lương theo từng bộ phận. Lập sổ và báo cáo quỹ hàng tháng, kiểm kê và đối chiếu sổ quỹ với kế toán chi tiết vào mỗi tháng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu tổng hợp (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)