Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trên thế giới

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại dung môi khác nhau lên tính kháng khuẩn Streptococcus spp. của dịch chiết thảo dược và thử nghiệm khả năng trị bệnh lở loét do Streptococcus spp. trên cá trê lai (Trang 25)

3. Nội dung nghiên cứu

1.3.1.Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trên thế giới

trên thế giới

* Sử dụng thảo dược ở dạng dịch ép

- Ở Thái Lan, Sataporn Direbusarakom, Ungkana Hiransali và Sompron Runngkammerdwong (1997) đã thử nghiệm tác dụng của một số loại cây

Ocimum sanctum (Hương nhu tía), Eclipta alba (Cỏ mực), Cassia alata (Muồng trâu),...đối với YHV trên Penaeus monodon (Tôm sú). Kết quả cho thấy O.sanctum, E. alba, C. alata, P. acidus... có tác dụng kháng khuẩn đối với vi khuẩn này và nồng độ ức chế tối thiểu là 1mg/ml, liều gây chết 50% đối với poslava 15 sau 24h là 1,987 - 3,548 ppm [42].

- Ở Trung Quốc, Khuê Lập Trung (1985) trong “Kỹ thuật phòng trị bệnh tôm, cá và nhuyễn thể” đã đưa ra 22 loại thảo dược chủ yếu phòng trị bệnh nhiễm khuẩn, ngoại ký sinh trùng và bệnh đường ruột. Các loài thảo dược có thể kể như: Xuyên Tâm liên, Địa Niên thảo, Lưu Xô thử, Tiền thảo, Quản trọng…[31]

Cũng ở Trung quốc Huonjun Yin và ctv đã nghiên cứu hiệu quả của 2 loại thảo dược (Astralagus radixScutellavia radiis) lên tính miễn dịch đặc hiệu của cá rô phi. Kết quả cho thấy Astralagus radix cho ăn với nồng độ 0,1 và 0,5% trong thời gian 3 tuần là có hiệu quả tối ưu nhất; với

Scutellavia radiis cần có thêm thí nghiệm để tìm ra nồng độ và thời gian cho ăn thích hợp [35].

Thảo dược ở dạng bột, thức ăn trực tiếp có ưu điểm là dẽ bảo quản, vận chuyển và sử dụng hơn dạng dịch ép và dịch chiết nên nó được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

- Ở Trung Quốc sản phẩm được sử dụng phổ biến và nhiều người biết đến có nguồn gốc từ tỏi (Allium sativum), đóng gói dạng bột mịn trắng với trọng lượng 1kg/gói (trong gói 1kg có 10 gói nhỏ mỗi gói có trọng lượng 100gram) đã được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao trong việc phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn trên cá trắm cỏ nói riêng và cá nuôi nước ngọt nói chung [12]. Một nghiên cứu khác trên cá chép ở Trung Quốc là người ta trộn lẫn một số thảo dược với nhau (Astragalus mempranaceus phần rễ và thân,

Poligonum multiflorum phần rễ, Isatis tinctoria phần rễ, Glycyrhida grabra

phần thân) cho cá ăn 0,5 và 1% trong thời gian 30 ngày, kết quả cho thấy tính miễn dịch của cá tăng lên đáng kể [34].

- Ở Ấn Độ, người ta đã tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với 3 loài thảo dược: Ocimum sanctum (os), withania somniera (ws) và myristik fragrans (mf) có ảnh hưởng kháng lại vi khuẩn Vibrio harveyi gây bệnh trên cá song [43]. Một nghiên cứu khác đề cập đến hiệu quả của thảo dược đối với tính miễn dịch của cá chép Ấn Độ khi cho ăn thức ăn chứa 0,5% rễ cây Achyranthes astera sau 4 tuần thấy cá có khả năng sinh kháng thể [46]. Năm 2004, Hasnabana đã nghiên cứu sử dụng Azadirachta indik, Allium sativumPoligonum hidropiper là 3 loại thảo dược dùng để kháng khuẩn. Kết quả cho thấy chúng có tác dụng phòng bệnh nhưng không gây ô nhiễm môi trường [36].

* Sử dụng thảo dược dạng dịch chiết

Các nhà khoa học người Trung Quốc và Ấn Độ đã hợp tác nghiên cứu về hiệu quả của 1 số thảo mộc đối với khả năng kháng lại virus đốm trắng trên tôm Sú (Penaeus monodon). Thí nghiệm được tiến hành như sau: Năm

loại thảo dược lần lượt có tên Cyanodon dactylon (cỏ gà), Aegle marmelos,

Tinospora cordifolia, Picrorhiza kurooaEclipta alba (cỏ mực) được tách chiết bằng phương pháp methanol, tiến hành dùng thảo dược đã được tách chiết trộn vào thức ăn lần lượt với các nồng độ sau 100mg/kg thức ăn; 200mg/kg thức ăn; 400mg/kg thức ăn; 800mg/kg thức ăn. Sau 7 ngày thí nghiệm lô đối chứng (lô không có tác động của thảo dược), tôm đã chết. Sau 25 ngày lô thí nghiệm có ăn thảo dược ở nồng đô 800mg/kg thức ăn có tỷ lệ sống đạt trên 74% (P<0,0001) [44].

Các loại thảo mộc Ocimum sanctum (OS), Withania somnifera (WS) và Myristica fragrans (MF) ở Ấn Độ, đã tiến hành nghiên cứu trong quy mô phòng thí nghiệm đều có ảnh hưởng kháng lại vi khuẩn Vibrio harveyi gây bệnh trên cá song (Epinephelus tauvina) bước đầu đã có kết quả tốt trong việc trị bệnh do vi khuẩn Vibrio harveyi. Một nghiên cứu khác tại Ấn Độ cho thấy chất chiết từ lá ổi và quả ổi có tác dụng chống lại các loài vi khuẩn

Staphylococcus, Shigella, Salmonella, Bacillus, E. coli, Clostridium

Pseudomonas [43].

Harikrishnan et al., (2009) ngâm cá chép (Cyprinus carpio) đã gây cảm nhiễm với vi khuẩn A. hydrophila (nồng độ 108 cfu/ml) với thảo dược Ấn Độ (Azadirachta indica) (nồng độ 1g/lít trong 10 phút suốt 30 ngày cho thấy số lượng bạch cầu, hồng cầu và hàm lượng protein huyết thanh tăng có ý nghĩa thống kê so với cá đối chứng. Kết quả của Ardó et al., (2008) cho thấy trộn chiết chất từ cây Hoàng kỳ (Astragalus radix) và Kim ngân (Lonicera japonica) vào thức ăn có thể tăng cường hệ miễn dịch cá chép và cá rô phi (Oreochromis niloticus) chống lại vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Theo Yin et al., (2006) khi bổ sung 0,1-0,5% Hoàng kỳ (Astragalus radix) vào thức ăn làm tăng hàm lượng lysozyme của cá rô phi sau 1 tuần và hoạt động thực bào của tế bào thực bào tăng sau 3 tuần. Cũng trên cá Rô phi, Pachanawan et

al., (2008) chứng minh có thể sử dụng lá ổi (Psidium guajava) để kiểm soát bệnh do Aeromonas hydrophila gây ra. Chiết chất từ cây Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) có thể kiểm soát được bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây bệnh trên cá Trê trắng (Clarias batrachus) (Balasundaram và Harikrishnan, 2009).Zheng et al., (2009) chứng minh khi thêm tinh dầu cây lá thơm (Origanum heracleoticum) vào khẩu phần thức ăn cá nheo (Ictalurus punctatus) bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh xuất huyết (Aeromonas hydrophila) thì cá vẫn tăng trưởng khác biệt có ý nghĩa (P<0,005) so với đối chứng. Chức năng gan và các cơ quan nội tạng được cải thiện và hoạt động chống oxy hóa của cá cũng tăng lên.

Nhìn chung, trên thế giới đã quan tâm tới vấn đề hiệu quả sử dụng thảo dược về khía cạnh kháng khuẩn trên các đối tượng thủy sản nhằm phòng và trị bệnh. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu còn hạn chế ở quy mô phòng thí nghiệm, các sản phẩm ra đời trên thị trường từ các kết quả nghiên cứu hiện nay còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại dung môi khác nhau lên tính kháng khuẩn Streptococcus spp. của dịch chiết thảo dược và thử nghiệm khả năng trị bệnh lở loét do Streptococcus spp. trên cá trê lai (Trang 25)