Kết quả thử nghiệm khả năng trị bệnh của dịch chiết củ tỏi đối với vi khuẩn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại dung môi khác nhau lên tính kháng khuẩn Streptococcus spp. của dịch chiết thảo dược và thử nghiệm khả năng trị bệnh lở loét do Streptococcus spp. trên cá trê lai (Trang 53)

3. Nội dung nghiên cứu

3.2.Kết quả thử nghiệm khả năng trị bệnh của dịch chiết củ tỏi đối với vi khuẩn

với vi khuẩn Streptococcus spp gây ra trên cá trê lai

Từ kết quả thí nghiệm 1 chúng tôi nhân thấy sử dụng Ethanol và Methanol để chiết xuất dịch chiết củ tỏi có khả năng kháng khuẩn cao (với đường kính vòng kháng khuẩn lần lượt là: 21,15±0,15b; 20,12±0,31b sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê với p<0.05 và nồng độ ức chế tối thiểu đạt 64 (µg/ml)). Trong điều kiện thực tiễn Ethanol được sử dụng phổ biến hơn Methanol. Nên chúng tôi tiến hành thử nghiệm sử dụng dịch chiết củ tỏi với dung môi Ethanol để trị bệnh lở loét do vi khuẩn Streptococcus spp gây ra trên các trê lai.

Sau khi nuôi thuần chọn 180 cá thể cá khỏe mạnh phát triển tốt không có dấu hiệu bệnh vi khuẩn, đã được tập ăn vào 3 mốc thời gian nhất định 7h sáng, 12h trưa và 6h tối với lượng thức ăn bằng 10% trọng lượng cơ thể cá. Chúng tôi tiến hành cảm nhiễm cho cá và theo dõi bệnh lý của cá. Cá được cảm nhiễm bằng cách tiêm 0,1ml dung dịch vi khuẩn với mật độ vi khuẩn là

106 CFU/ml. Cá sau khi cảm nhiễm được nuôi trong 6 thùng xốp chia thành 2 lô (3 thùng ở lô thí nghiệm - cho cá ăn thức ăn chứa thảo dược, 3 thùng ở lô đối chứng - cho các ăn bằng thức ăn thường không chứa thảo dược). Cá sau khi cảm nhiễm vi khuẩn sau ngày đầu tiên đã xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Các biểu hiện chung của cá bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus spp có thể nhận thấy bằng mắt thườnglà:

- Sưng đỏ ở vết tiêm.

- Rối loan hành vi (mất phương hướng khi bơi, bơi vòng tròn, va vào thành thùng xốp) do vi khuẩn Streptococcus spp tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương của cá.

- Xuất hiện các vết xuất huyết lở loét trên thân và vây.

Bảng 3.6. Diễn biến bệnh lý của cá sau khi tiêm cảm nhiễm Streptococcus spp

Ngày nuôi

Thí nghiệm Đối chứng

Số cá chết

(con) Dấu hiệu

Số cá chết

(con) Dấu hiệu Ngày thứ

1 0

Cá hoạt động yếu, 5 con có dấu hiệu sưng đỏ tại vị trí tiêm

0

Cá hoạt động yếu, 6 con có dấu hiệu sưng đỏ tại vị trí tiêm Ngày thứ

2 3

7 con có dấu hiệu sưng đỏ tại vị trí tiêm, còn lại hoạt động yếu

5

13 con sưng đỏ tại vị trí tiêm, còn lại hoạt động yếu

Ngày thứ

3 3

13 con xuất huyết trên thân, số còn lại hoạt động kém

5

toàn bộ số cá còn lại xuất huyết sưng đỏ tại vị trí tiêm

Ngày thứ

4 4

8 con có dấu hiệu sưng

đỏ tại vị trí tiêm. 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các con còn lại có xuất hiện vết loét trên thân, bơi lờ đờ trên mặt nước.

Ngày nuôi

Thí nghiệm Đối chứng

Số cá chết

(con) Dấu hiệu

Số cá chết

(con) Dấu hiệu Ngày thứ

5 4

Có 5 con có có dấu hiệu sưng đỏ tại vị trí tiêm.

8

các con còn lại có biểu hiện xuất huyết bơi lờ đờ trên mặt nước.

Ngày thứ

6 1

Cuối ngày cá không có hiện tượng chết, 15 con còn lại hoạt động nhanh nhẹn, ít nhớt, xuất huyết mờ dần.

7 Cá chết toàn bộ

Hình 3.5. Tỷ lệ sống của cá của ở các công thức trong thí nghiệm trị bệnh

Từ kết quả bảng kết quả theo dõi và đồ thị ta thấy cá sau khi cảm nhiễm được 1 ngày ở các công thức thí nghiệm và lô đối chứng đã có biểu

hiện bệnh và chết. Tỷ lệ sống sụt giảm đáng kể, sang ngày thứ 2 tỷ lệ sống ở lô thí nghiệm chỉ còn 90% còn công thức 1 là 83,33%. Sau 4 ngày ở lô đối chứng chỉ còn 50% số cá sống. Số cá ở cả hai lô đối chứng và thực nghiệm đều giảm mạnh ở ngày thứ 2, 3, 4. Sang ngày thứ 5 lô thí nghiệm cá đã có dấu hiệu phục hồi. Thời gian sau cá ở lô đối chứng số lượng cá biểu hiện bệnh nhiều hơn và mức độ nghiêm trọng hơn lô công thức thí nghiệm được cho ăn thức ăn có trộn dịch chiết Tỏi với liều lượng 64 μg/ml. Sau 6 ngày theo dõi, ở lô đối chứng không cho ăn bằng thức ăn trộn thảo dược 100% cá chết còn ở lô thí nghiệm có sử dụng thức ăn đã được phun dịch chiết tỏi vào thức ăn viên số cá sống là 50%. Do đó, chúng tôi dừng theo dõi thí nghiệm ở ngày thứ 6.

Sau mỗi lần cá chết, chúng tôi tiến hành thu mẫu ngay để tái phân lập và khẳng định được các con cá cá có biểu hiện bệnh lý như trên và các con cá cá chết có phải là bị bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp hay không. Kết quả phân lập cho thấy trên gan và thận của cá có vi khuẩn Streptococcus spp.

Hình 3.7. Phân lập vi khuẩn ở gan, thận

Bảng 3.7. Kết quả phân lập vi khuẩn gây bệnh lở loét trên cá trê lai

Đặc điểm sinh hóa Chủng

Gram +

Hình dạng tế bào Hình cầu Hình dạng khuẩn lạc Tròn đều Màu khuẩn lạc Màu trắng

Kích thước 1-2 µm

Phát triển trên môi trường NA + Khả năng di động -

Tên giống Streptococcus spp

So sánh với kết quả nghiên cứu của Trương Thị Mỹ Hạnh, 2009 đã nghiên cứu khả năng trị bệnh của lá hẹ đối với vi khuẩn Streptococcus spp trên cá trê lai cho kết quả sau 6 ngày thí nghiệm tỷ lệ sống của các công thức sử thức ăn có tẩm nước ép hẹ với liều lượng 300ml/kg đạt 50%. Như vậy tính kháng khuẩn của dịch chiết củ tỏi với dung môi ethanol cũng có khả năng trị

bệnh lở loét do vi khuẩn Streptococcus spp gây ra tương đương với nước ép hẹ mặc dù được thử nghiệm trên hai đối tượng thủy sản khác nhau.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng và cộng sự năm 2012, khi sử dụng dịch ép lá ổi liều lượng 300ml/kg thức ăn có thể trị khỏi bệnh do vi khuẩn Streptoccocus spp cho cá trê lai sau 7 ngày nuôi, tỷ lệ sống đạt 50%. Sử dụng dịch ép củ tỏi liều lượng 80ml/kg thức ăn cho cá trắm cỏ bị bệnh có thể trị khỏi bệnh sau 6 ngày nuôi, tỷ lệ sống đạt 43,3% [14]. Như vậy so với dịch ép thì dịch chiết củ tỏi cho khả năng kháng khẩn cao hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So sánh với một số loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dươc như thuốc BecaNor TD1 và BecaNor TD2, VTS1 - C và VTS1 - T, thuốc KN 04 - 12 ta thấy:

Sản phẩm với tên VTS1 - C và VTS1 - T được Bùi Quang Tề và cộng sự phối chế thành công vào năm 2005, từ các hoạt chất tách chiết từ tỏi (Allium sativum), sài đất (Weledia calendulacea), nhọ nồi (Elista alba Hassk) để phòng trị bệnh cho tôm Sú và cá tra nuôi ao và nuôi lồng để phòng trị một số bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophyla, Edwardsiella tarda, Hafnia alvei, Vibrio harveyi, Vibrio alginolyticus. Với VTS1 - C gồm 30% cao dầu tỏi và 70% cao dầu sài đất dùng cho cá Tra và cá Basa. Cách dùng: 0,1 - 0,2g/kg cá/ngày. Trộn 100 g thuốc với 20 kg thức ăn tinh cho 500 - 1000 kg cá ăn/ngày, cho ăn 3 ngày liên tục để phòng bệnh và 6 - 10 ngày khi trị bệnh. Với VTS1 - T gồm 30% cao dầu tỏi và 70% cao dầu sài đất hoặc cao dầu nhọ nồi dùng trị bệnh cho Tôm sú. Cách dùng: 0,2g/kg tôm/ngày. Trộn 100g thuốc với 10 kg thức ăn tinh cho 500 kg tôm ăn/ngày. Có thể dùng dầu mực để bao thức ăn và thuốc (10 kg/kg thức ăn) cho ăn 5 ngày liên tục để phòng bệnh và 6 - 10 ngày khi trị bệnh [23]. Thời gian sử dụng thuốc để trị khỏi bệnh cho động vật thủy sản dài hơn so với thời gian chúng tôi thử nghiện trị bệnh lở loét do vi khuẩn streptococcus spp gây ra trên cá trê lai của chúng tôi.

Thuốc BecaNor 1 và BecaNor 2 là 2 sản phẩm với thành phần chính là tỏi và gừng bước đầu đã có hiệu quả rất tốt trong việc phòng và trị bệnh đốm đỏ ở qui mô phòng thí nghiệm và thử nghiệm ngoài thực địa tại 3 tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Hà Giang phòng bệnh cho cá trắm cỏ bước đầu cho kết quả tốt. Ở Quảng Ninh và Nam Định, cá trắm cỏ cho ăn thuốc phòng đã không nhiễm bệnh trong khi đó ở các lô đối chứng vẫn có hiện tượng cá chết do nhiễm bệnh vi khuẩn. Tại tỉnh Hà Giang, tỷ lệ chết giảm từ 100% xuống còn 40% khi cho cá ăn thuốc phòng. Tuy nhiên, việc thử nghiệm chưa được thực hiện trên diện rộng nên chưa khẳng định được hiệu quả của các dược thảo này đồng thời chưa được áp dụng rộng rãi [34].

Như vậy, so với các nghiên cứu khác thì tỷ lệ sống của cá bị bệnh sau khi điều trị bằng dịch chiết củ tỏi là tương đối cao, trị khỏi bệnh sau 6 ngày nuôi.

* Bàn luận sau khi hạch toán kinh tế

Từ kết quả nghiên cứu nội dung ảnh hưởng của các dung môi nước, ethanol, methanol, chloroform lên tính kháng khuẩn vi khuẩn Streptococcus

spp của dịch chiết thảo dược chúng tôi nhận thấy: dịch chiết củ tỏi với các loại dung môi đều có tính kháng khuẩn tốt hơn dịch chiết lá cây chó đẻ và nồng độ ức chế tối thiểu của dịch chiết củ tỏi thấp hơn nhiều so với nồng độ ức chế tối thiểu của dịch chiết lá cây chó đẻ. Song sau khi làm xong thí nghiệm, hạch toán về kinh tế chúng tôi nhận thấy sử dụng dịch chiết củ tỏi có chi phí cao hơn so với sử dụng lá cây chó đẻ. Nguyên nhân là do giá tỏi trên thị trường cao (1kg/ 40 nghìn đồng) còn lá cây chó đẻ có thể thu hái trong tự nhiên. Nếu sử dụng với số lượng lớn thì có thể trồng cây chó đẻ răng cưa tập trung để sử dụng ngay do loài cây này dễ trồng, sinh trưởng và phát triển nhanh.

Tìm hiểu đặc tính dược lí của củ tỏi và cây chó đẻ răng cưa chúng tôi nhận thấy. Củ tỏi có tác dụng trị bệnh do vi khuẩn gây ra còn cây chó đẻ răng cưa lại có tác dụng trị các bệnh về gan. Mặt khác trong quá trình là thí nghiệm trị bệnh cho cá nhiễm bệnh lở loét do vi khuẩn Streptococcus gây ra chúng tôi nhận thấy một trong những biểu hiện của cá là bị tổn thương ở gan. Vì vậy mở ra một hướng nghiên cứu mới có thể sử dụng kết hợp dịch chiết của củ tỏi và lá cây chó đẻ răng cưa với dung môi ethanol để trị bệnh cho cá bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus spp.

Từ những kết quả nghiên cứu và bàn luận chúng tôi đưa ra những kết luận và kiến nghị.

KẾT LUẬN Kết luận

1. Dung môi ảnh hưởng đến khả năng kháng khuẩn của các loại thảo dược. Sử dụng Ethanol và Methanol để chiết xuất có khả năng kháng khuẩn tốt hơn so với dung môi nước và chloroform, dịch chiết củ tỏi kháng khuẩn tốt, dịch chiết lá chó đẻ răng cưa kháng khuẩn trung bình Streptococcus spp.

2. Nồng độ ức chế tối thiểu đối với Streptococcus spp của dịch chiết củ tỏi và lá chó đẻ răng cưa thấp nhất khi sử dụng dung môi methanol với MIC lần lượt là 64 μg/ml, 1024 μg/ml, cao nhất ở dung môi chloroform với MIC lần lượt là 512 μg/ml và 4096 μg/ml.

3. Sử dụng dịch chiết từ củ tỏi với dung môi ethanol nồng độ 64 μg/ml trộn đều vào lượng thức ăn vừa đủ có thể trị khỏi bệnh cho cá sau 6 ngày nuôi, tỷ lệ sống đạt 50%.

Kiến nghị

1. Có thể dùng dịch chiết củ Tỏi với dung môi Ethanol hoặc Methanol để thay thế thuốc kháng sinh trong việc phòng và trị bệnh do vi khuẩn Streptoccoccusspp gây ra trên cá Trê lai.

2. Cần nghiên cứu thử nghiệm tính kháng khuẩn Streptococcus spp khi sử dụng kết hợp dịch chiết củ tỏi và cây chó đẻ răng cưa.

3. Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tách chiết các hoạt chất kháng khuẩn, dịch chiết có trong củ tỏi có tác dụng phòng trị bệnh. Mở rộng hướng nghiên cứu với các thuốc thảo dược trong phòng trị bệnh động vật thuỷ sản.

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

1. Trần Ngọc Hùng, Trương Thị Thành Vinh, Trần Thị Lam Giang,

Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại dung môi đến khả năng kháng khuẩn của dịch chiết một số loại thảo dược, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ISSN 1859-4581, số 17/2014, tr. 82-87.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Khoa chăn nuôi thú y, Thuốc kháng khuẩn - Chương 3, http://atcvietnam.com.vn/ News.aspx?eid=200

2. Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh Bình Thuận, Kỹ thuật nuôi cá trê

lai, website:

http://www.khuyennong.binhthuan.gov.vn/News/quytrinhkt/thuysan/ 2009/12/121.aspx

3. Nguyễn Xuân Bách (2004), "Kết quả bước đầu xử lý bằng EM thứ cấp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở Hải Dương", Tạp chí Khoa học, Công nghệ & Môi trường tỉnh Hải Dương, số 5, tháng 10/2004

4. Lê Văn Dân (2012), “Nghiên cứu sản xuất giống cá trê lai (Clarias macrocephalus female x Clarias gariepinus male), tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 71, số 2.

5. Nguyễn Văn Dân (1980), Thuốc chữa bệnh từ cây cỏ trong nước, NXB Y học, Hà Nội

6. Huỳnh Kim Diệu, Lê Thị Loan Em (2011), "Đánh giá đặc tính thuần chủng và hoạt tính kháng khuẩn của cây cỏ mực (Eclipta prostrate) và cây diệp hạ châu thân xanh (Phyllanthus niruri) ở Đồng bằng sông Cửu Long" Tạp chí khoa học 2011: 19ª 149 - 155, Trường Đại học Cần Thơ.

7. Nguyễn Thị Thu Dung (2011), Đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch ép một số loại thảo dược đối với vi khuẩn Streptococcus sp gây bệnh xuất huyết trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus), Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ sinh học thực nghiệm, Trường Đại học Vinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Nguyễn Thị Hà, Phan Thị Vân, Nguyễn Viết Khuê, Võ Anh Tú, Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thanh Thủy (2006), Kết quả ứng dụng quy trình phòng trị

bệnh cho cá nước ngọt - dự sán NORAD. Báo cáo hội thảo khoa học về Bệnh động vật thuỷ sản, Lạng Sơn, 12.

9. Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thanh (2014), “Tác dụng kháng khuẩn của bột củ tỏi và bột củ gừng trong điều trị bệnh lở loét cho cá bống bớp”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Nghệ An, số 3.

10. Nguyễn Thanh Hải, Bùi Thị Tho (2013), Nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết tỏi (Allium sativumL.) đối với E. coli gây bệnh và E. coli

kháng ampicillin, kanamycin. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 11, số 6: 804 - 808

11. Trương Thị Mỹ Hạnh (2006), Nghiên cứu tính kháng thuốc của một số loài vi khuẩn thu được trên cá song và cá giò bị bệnh tại khu vực Quảng Ninh và Hải Phòng”. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

12. Trương Thị Mỹ Hạnh, 2008. Nghiên cứu tính kháng khuẩn và kháng nấm của một số loại thảo mộc. Báo cáo đề tài khoa học - Viện NCNTTS I, Bắc Ninh.

13. Phạm hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam. NXB Trẻ, Tr. 608. 14. Trần Ngọc Hùng, Trương Thị Thành Vinh (2014), Kết quả thử nghiệm dịch

ép củ tỏi (Allium sativum L) trong phòng trị bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp gây ra trên cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus), Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

15. Trần Công Khánh (1994) về cây chó đẻ răng cưa và cây diệp hại châu đắng, Tạp chí dược liệu, Tập 4, số 4, tr 106 - 108.

16. Hà Kí và Ctv (1995), Phòng và trị bệnh cho tôm cá, Báo cáo đề tài cấp nhà nước mã số KN-04-12, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Huế Linh (2006), Nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) nuôi tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế. Hội nghị sinh viên toàn quốc tổ chức tại Thừa Thiên Huế.

18. Lý Thị Thanh Loan (2006), Thử nghiệm sử dụng một số cây thuốc và các hợp chất chiết xuất từ thảo mộc trong phòng và trị các bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng ở tôm, cá. Báo cáo đề tài cấp Bộ - Viện NCNTTS II, thành

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại dung môi khác nhau lên tính kháng khuẩn Streptococcus spp. của dịch chiết thảo dược và thử nghiệm khả năng trị bệnh lở loét do Streptococcus spp. trên cá trê lai (Trang 53)