Có chính sách thu hút và mở rộng quy mô hoạt động của các tổ

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu giúp hộ nông dân nghèo tiếp cận tín dụng vi mô (Trang 124)

- Địa chỉ: Thôn Xã Huyện

a. Điều kiện vay vốn

4.2.2.4 Có chính sách thu hút và mở rộng quy mô hoạt động của các tổ

vi mô trong nước và quốc tế để mở rộng cho vay hộ nghèo

Việc thu hút và mở rộng quy mô của các tổ chức tín dụng vi mô, nhất là đối với các tổ chức tín dụng bán chính thức (hiện nay trên địa bàn huyện Yên Dũng chưa có sự tham gia của các tổ chức tín dụng bán chính thức) có sự đầu tư nguồn vốn từ nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng nguồn vốn cho các hộ nông dân nghèo vay. Nếu khai thác và phối hợp được thế mạnh của hai khu vực này sẽ đảm

bảo có được nhiều dòng tín dụng và có chất lượng cao hơn phục vụ cho người nghèo. 4.2.2.5 Kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo theo đúng mục đích vay

Việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích vay cũng khá phổ biến, nên hiệu quả vốn vay không đạt được, các hộ nông dân nghèo đã rơi vào tình trạng nghèo hơn. Về phía các tổ chức tín dụng sẽ khó có thể thu hồi được nợ và làm ảnh hưởng tới hoạt động của mình. Vậy rất cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của các hộ thông qua các tổ chức đoàn hội, trực tiếp định kỳ tiến hành kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.

4.2.2.6 Công tác tổng kết đánh giá

Sau một năm hoặc sau khi các dự án vay vốn tín dụng kết thúc, các tổ chức tín dụng cần tổ chức tổng kết đánh giá những kết quả đã làm được và những hạn chế, yếu kém trong công tác giúp hộ nông dân tiếp cận tín dụng vi mô tại địa phương.

4.2.2.7 Một số giải pháp hỗ trợ khác

- Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ các hoạt động tín dụng trên địa bàn như tuyên truyền chính sách vay vốn đến từng hộ nông dân nghèo, hỗ trợ cho hoạt động của các tổ cho vay lưu động của các tổ chức tín dụng chính thức. Ở những vùng sâu, vùng xa, những địa phương có trình độ dân trí thấp, các tổ chức tín dụng chính thức ngoài việc cho vay nên có chủ trương hướng dẫn người nghèo cách sử dụng đồng vốn hợp lý, vốn cho vay phải gắn liền với các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, giúp hộ nông dân nghèo xây dựng phương án phù hợp để quản lý nợ và rủi ro trách việc để người nghèo vay được tiền nhưng lại không biết làm gì. Các tổ chức tín dụng chính thức cần tập trung hơn trong việc phục vụ những xã ở các vùng xa xôi hẻo lánh và miền nùi, nơi có tỷ lệ hộ nông dân nghèo cao. Tại nhiều địa phương, đế vay được vốn từ các tổ chức tín dụng, nông dân phải đi rất xa, có khi phải mất gần nửa ngày mới đến được trụ sở ngân hàng nhưng không biết chắc là có vay được vốn hay không

- Kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư vốn cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông ở các vùng sâu vùng xa tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ hàng hóa và người dân nghèo ở các vùng xa xôi này có

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Sự hoạt động của các tổ chức tín dụng vi mô bao gồm cả tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức trong thời gian qua trên địa bàn huyện Yên Dũng đã tạo ra những dòng vốn vay giúp hộ nông dân nghèo có vốn đầu tư phát triển sản xuất và tái mở rộng sản xuất. Với đề tài “Giải pháp chủ yếu giúp hộ nông dân nghèo tiếp

cận tín dụng vi mô ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”, nghiên cứu đã đạt được

những kết quả sau:

1. Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn đưa ra khái niệm về tín dụng vi mô và tiếp cận tín dụng vi mô của hộ nông dân nghèo… Trên cơ sở kinh nghiệm tiếp cận tín dụng vi mô đối với các hộ nghèo ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm

2. Qua nghiên cứu thực trạng tiếp cận tín dụng vi mô của hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Yên Dũng thời gian qua, kết quả cho thấy:

- Tiếp cận các nguồn thông tin về nguồn vốn vay của hộ nông dân nghèo chủ yếu là thông qua sự phổ biến của cán bộ địa phương (chiếm khoảng 41,67%) và thông qua các tổ chức, đoàn thể, hội (chiếm khoảng 33,33%), cán bộ ngân hàng (15%), một số ít là thông qua bạn bè người thân hay qua các chương trình ti vi, đài phát thanh.

- Tiếp cận về chính sách vay vốn của ngân hàng trong đó có các quy định về điều kiện vay, mức vốn vay, lãi suất vay và thời hạn cho vay. Kết quả cho thấy:

+ Điều kiện vay vốn của các hộ nghèo ở ngân hàng Chính sách xã hội thuận tiện hơn rất nhiều so với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do các hộ nghèo không cần phải có tài sản thế chấp để vay vốn mà họ vay vốn thông qua hình thức tín chấp.

+ Nhưng về mức vốn cho vay thì ngân hàng Chính sách xã hội có mức vay thấp hơn nhiều so với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Năm 2010 mức vốn cho vay bình quân/hộ để phát triển sản xuất nông nghiệp của ngân hàng Chính sách xã hội là 8,3 triệu đồng/hộ, nhưng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn là 16,67 triệu đồng/hộ. Do đó được hộ nghèo đánh giá là mức cho vay chưa phù hợp với nhu cầu vay vốn của hộ.

+ Lãi suất cho vay của ngân hàng Chính sách đối với hộ nghèo hiện nay là 0,65%/năm, là mức lãi suất thấp nhất trong hệ thống các ngân hàng. Các tổ chức tín dụng còn lại trên địa bàn đều cho vay với mức lãi suất không dưới 1%/năm.

+ Về thời hạn vay: Ngân hàng Chính sách xã hội có thời hạn cho vay tùy thuộc vào từng chương trình, mục đích cho vay cụ thể, tùy từng quy mô sản xuất kinh doanh. Đối với chương trình cho vay hộ nghèo thì thời hạn cho vay là 36 tháng cho tất cả các mục đích vay cụ thể và ổn định qua các năm.

- Tiếp cận thủ tục vay vốn của các ngân hàng cho thấy: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thủ tục vay vốn thuận tiện nhất, tiếp theo là Quỹ tín dụng nhân dân và sau cùng là thủ tục vay vốn của ngân hàng Chính sách xã hội được đánh giá là khá phức tạp.

- Tiếp cận trong việc sử dụng vốn vay và hoàn vốn cho thấy: Ở hầu hết các ngân hàng sau khi cho hộ nông dân nghèo vay vốn thì dường như đã không có sự quan tâm đến việc sử dụng vốn vay của các hộ nên hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo còn thấp. Đồng thời các quy định trong việc hoàn vốn được hộ đánh giá là chưa phù hợp.

- Tiếp cận vốn vay: Đối với ngân hàng Chính sách xã hội, tỷ lệ tiếp cận vốn vay của các hộ điều tra là 62,5%; với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỷ lệ này là 77,42%, Quỹ tín dụng nhân dân là 72,73%. Do nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân nghèo là rất lớn trong khi khả năng tiếp cận với các nguồn vốn chính thức còn nhiều hạn chế nên các hộ đã tìm đến nguồn vay từ các tổ chức phi chính thức

3. Qua nghiên cứu thực trạng tiếp cận tín dụng vi mô của hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Yên Dũng thời gian qua, nghiên cứu có đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng đối với hộ nông dân nghèo của huyện trong thời gian tới, bao gồm: các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn thông tin về nguồn vốn vay; giải pháp nâng cao tiếp cận các chính sách, thủ tục vay vốn của ngân hàng; các giải pháp nâng cao tiếp cận vốn vay…

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Đối với Nhà nước

Về phía Nhà nước cần tăng cường lượng vốn cho các tổ chức tín dụng chính thống và trọng tâm là ngân hàng Chính sách xã hội và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Và từ đây, thông qua các tổ chức tín dụng này, lượng vốn vay đến với người nghèo cũng cần được nâng lên về cả mức vốn vay và thời hạn cho vay. Chỉ khi có sự tăng lên về giá trị vốn vay và thời hạn vay thì người nghèo mới mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, mở rộng và tái sản xuất, học nghề…

5.2.2 Đối với các tổ chức chính trị xã hội địa phương

Đối với các đoàn thể địa phương cần chủ động hướng dẫn người nghèo tiếp cận thông tin về các tổ chức tín dụng vi mô và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn; đồng thời tăng cường việc giám sát, kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích. Hàng năm, các tổ chức đoàn thể này cần duy trì công tác tổng kết, đánh giá công tác tiếp cận vốn vay đối với các hộ nghèo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang năm 2008 – 2010

2. Báo cáo ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang năm 2008 – 2010

3. Báo cáo Quỹ tín dụng nhân dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang năm 2008 – 2010

4. Cục Thống kê (2008 - 2010), Niên giám thống kê các năm 2008 – 2010 huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

5. Đỗ Kim Chung, 2005, tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 330

6. Đỗ Tất Ngọc (2006), Tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ ở Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội

7. Doãn Hữu Tuệ, 2005 tài chính vi mô và một số khuyến nghị đối với hoạt động tài chính vi mô ở nước ta. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 330

8. http:/www.grameenfoundation.org

9. Hướng tới một ngành tài chính vi mô tự vững ở Việt Nam: Các vấn đề đặt ra và những thách thức – Lê Thị Lân và Trần Như An

10. Kim Thị Dung (2005), “Tín dụng nông nghiệp nông thôn: thực trạng và một số đề xuất”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 330

11. Kim Thị Dung (2005), Vai trò của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đối với kinh tế nông thôn, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 24

12. Luật các tổ chức tín dụng và văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002

13. Nghị định số 28 năm 2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính

14. Phạm Thị Mỹ Dung (chủ biên), 2006. Tài chính vi mô lý luận, phương pháp nghiên cứu vận dụng, NXBNN, Hà Nội

15. Phòng Giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội (2010), báo cáo tổng kết tình hình cho vay hộ nghèo, Phòng giao dịch huyện Yên Dũng

16. Phòng Giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), báo cáo tổng kết hoạt động 3 năm, chi nhánh huyện Yên Dũng

17. Quỹ tín dụng nhân dân (2010), báo cáo tình hình sử dụng vốn thường niên và Quỹ tín dụng nhân dân xã Tân Dân

18. Trường Đại học Tài chính kế toán, Hà Nội, 2000: Lý thuyết Tài chính, NXBTC, Hà Nội

19. UBND huyện Yên Dũng, báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Dũng thời kỳ 2008 – 2010, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

20. UBND huyện Yên Dũng, báo cáo tình hình sử dụng đất đai thời kỳ 2008 – 2010, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

21. Vũ Thị Tân (2007), Một số yếu tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng nông thôn huyện Gia Lâm – Hà Nội, luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Hà Nội

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN THAM GIA TÍN DỤNG

I. Thông tin chung về hộ

- Họ tên chủ hộ………...

- Tuổi:………...Giới tính………...

- Trình độ văn hoá………...

- Trình độ chuyên môn………...

- Địa chỉ: Thôn…...Xã……… Huyện...

II. Thông tin chung về tình hình của hộ

1. Diện tích đất đai của hộ

Diễn giải Tổng số m2

Trong đó

Giao khoán Đấu thầu Thuê mướn Nhà ở và vườn tạp

Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm, cây ăn quả

Đất mặt nước, ao hồ Tổng diện tích

2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất

Tên tài sản Đánh dấu X Số lượng (cái) (1.000Đ)Giá trị Trâu bò

Lợn

Phương tiện cày bừa Máy tuốt

Phương tiện khác Tổng giá trị

3. Tình hình trang bị tư liệu cho tiêu dùng

TT Tên tài sản Đánh dấu X Số lượng (cái) Giá trị (1.000Đ) 1 Ti vi màu 2 Ti vi đen trắng 3 Đầu video 4 Radio 5 Điện thoại 6 Xe máy 7 Xe đạp 8 Bàn tiếp khách 9 Quạt điện 10 Giường tủ 11 Nồi cơm điện 12 Các tài sản khác

Tổng giá trị

III. Thông tin về tình hình vay vốn tín dụng vi mô của hộ

1. Gia đình ông (bà) có tham gia vào các tổ chức tín dụng trên địa bàn không? Có □Không □

2. Nếu có tham gia, ông (bà) đã tham gia của những nhóm tín dụng nào? Quỹ tín dụng nhân dân □Hội cựu chiến binh □

Hội nông dân □Đoàn thanh niên □ Hội phụ nữ □Tổ chức tín dụng khác □ 3. Ông (bà) có vay vốn tín dụng không? Có □Không □

4. Nếu có, ông (bà) vay vốn từ những nguồn nào sau đây

Tổ chức tín dụng KhôngCó/ Tại sao? Ghi chú

NH NN&PTNT NH Chính sách Quỹ tín dụng ND Bạn bè, người thân Khác

Ghi chú: Nếu có (không) vay vốn thì ghi rõ lý do, có thể Nhu cầu vayThời hạn vay

Thủ tục vayThông tin về nguồn vốn vay Đáp ứng điều kiện vayLãi suất

Lý do khác (ghi rõ)………. 5. Thông tin cụ thể về tình hình vay vốn của hộ nghèo

Nguồn vay

Số tiền yêu cầu được vay (1.000Đ) Số tiền thực tế được vay (1.000Đ) Thời hạn vay (tháng) Lãi suất vay (%/tháng) NH NN&PTNT NH Chính sách Quỹ tín dụng ND Bạn bè, người thân Khác

6. Thời gian vay vốn của ông (bà) Dưới 1 năm □Từ 1 – 3 năm □Trên 3 năm □ 7. Mục đích sử dụng vốn của ông (bà)? Trồng trọt □Tiêu dùng □

Chăn nuôi □Trả nợ □

Phát triển ngành nghề TTCN □KD buôn bán □

Mục đích khác (ghi rõ) ……….. 8. Ai là người quản lý và quyết định sử dụng vốn vay trong gia đình? ChồngVợCon cái

9. Hiện tại, tổng số tiền còn nợ của gia đình:………(1.000Đ) Trong đó: Nợ quá hạn………..(1.000Đ)

Lý do nợ quá hạn………...

IV. Ý kiến của hộ điều tra về các vấn đề liên quan khi vay vốn

Nếu ông (bà) vay vốn của các tổ chức tín dụng, xin ông bà cho ý kiện của mình về các vấn đề tiếp cận vốn tín dụng hiện nay tại các tổ chức này

1. Mức cho vay

Rất thấp □Thấp □Bình thường □ Cao □ Rất cao □

2. Lãi suất vay

Rất thấp □Thấp □Bình thường □ Cao □ Rất cao □

Rất ngắn □Ngắn□Bình thường □ Dài □Rất dài □

4. Các vấn đề liên quan khi vay vốn?

Diễn giải Rất khó khăn khănKhó thườngBình Thuận lợi

Rất thuận

lợi Thủ tục, giấy tờ, quy

trình vay

Thiết lập mối quan hệ được vay

Điều kiện vay

Thái độ của nhân viên ngân hàng

5. Chính sách hỗ trợ của ngân hàng với các hộ nông dân sau khi vay vốn Diễn giải Rất không

hiệu quả Không hiệu quả Bình thường Hiệu quả Rất hiệu quả Tư vấn quản lý vốn vay Tư vấn lập kế hoạch KD Hỗ trợ lãi suất Giám sát quá trình sử dụng vốn Vấn đề khác (ghi rõ)

V. Hiệu quả của việc vay vốn đến đời sống của hộ

1. Kết quả thu nhập của gia đình ông (bà) trong thời gian qua

Diễn giải Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chi chú

Tổng thu nhập (1.000Đ) Trổng trọt

Chăn nuôi Buôn bán KD Lĩnh vực khác

3. Kể từ khi vay vốn tín dụng, ông (bà) cho biết cảm nhận của mình về các mặt

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu giúp hộ nông dân nghèo tiếp cận tín dụng vi mô (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w