Kinh nghiệm tiếp cận tín dụng vi mô đối với các hộ nghèo ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu giúp hộ nông dân nghèo tiếp cận tín dụng vi mô (Trang 30)

- Địa chỉ: Thôn Xã Huyện

2.2.1Kinh nghiệm tiếp cận tín dụng vi mô đối với các hộ nghèo ở một số nước trên thế giới

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.2.1Kinh nghiệm tiếp cận tín dụng vi mô đối với các hộ nghèo ở một số nước trên thế giới

thế giới

Trong nhiều thập niên vừa qua, chiến lược phát triển của các nước đang phát triển dành nhiều ưu tiến cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Một trong những nội dung chính là cung cấp dịch vụ tài chính vi mô có chi phí phù hợp với khả năng của người dân nông thôn, đặc biệt là những người nghèo để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và nhờ đó vượt qua khỏi vòng nghèo đói.

Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân chính của nghèo đói chính la thiếu vốn. Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng giúp người nghèo vượt ra khỏi đói nghèo bằng cách nuôi sống các hoạt động tạo thu nhập. Nhưng vốn không chỉ đơn thuần là một yếu tố đầu vào, vốn còn giúp người nghèo nắm quyền kiểm soát các tài sản khác, giúp cho tiếng nói của họ có trọng lượng hơn trong các giao dịch kinh tế cũng như quan hệ xã hội.

Đặc trưng của những hệ thống tài chính ở các nước đang phát triển là tình trạng “lưỡng thể tài chính” tức là khu vực tài chính chính thức và khu vực tài chính phi chính thức cùng tồn tại và hoạt động song song với nhau. Khu vực tài chính phí chính thức ước tính chiếm từ 30 – 80% nguồn cung tín dụng nông thôn ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, ước tính chưa đến 5% nông dân ở châu Phi, 15% nông dân ở châu Mỹ La Tinh và 25% nông dân ở châu Á tiếp cận được với tín dụng chính thức. 2.2.1.1 Tiếp cận tín dụng vi mô cho người nghèo ở Bangladesh

Ngân hàng Grameen (GB) là định chế tài chính nổi tiếng nhất thể giới về tín dụng nông thôn dành cho người nghèo. GB có mạng lưới chi nhánh rộng khắp đến tận cấp cơ sở, mỗi chi nhánh phục vụ từ 15 đến 22 làng. Đối tượng phục vụ là các gia đình có chưa đến 0,2 ha đất. Để vay được tín dụng, người trong những gia đình đủ tiêu chuẩn sẽ lập nhóm gồm 5 người có hoàn cảnh kinh tế xã hội giống nhau. Thông thường, mỗi gia đình chỉ được phép có một người tham gia một nhóm. Mỗi nhóm bầu một trưởng nhóm và một thư ký để chủ trì cuộc họp hàng tuần. Sau khi nhóm được thành lập, mỗi nhân viên ngân hàng sẽ đến thăm gia đình và kiểm tra tư

cách của mỗi thành viên để lấy thông tin về tài sản, thu nhập…

Khoảng 5 hoặc 6 nhóm sẽ lập nên một trung tâm trong cùng địa phương. Từ các trưởng nhóm sẽ bầu ra trưởng trung tâm, là người chịu trách nhiệm giúp các thành viên tìm hiểu về kỷ cương của ngân hàng và chủ trì cuộc họp hàng tuần. Tất cả các thành viên sẽ được nhân viên ngân hàng giải thích quy định của Grameen cũng như quyền và nghĩa vụ của các thành viên. Sauk hi kết thúc khóa học và nếu đạt yêu cầu, mỗi người được cấp giấy chứng nhận là thành viên chính thức. Trước khi đủ tiêu chuẩn vay tiền, mọi thành viên phải chứng tỏ tính thành thục và tính đoàn kết bằng cách tham dự tất cả các buổi họp nhóm trong ba tuần kế tiếp. Trong thời gian này, nhân viên ngân hàng tiếp tục bàn về quy định của Grameen và giải đáp thắc mắc. Các thành viên mù chữ cũng được dạy cách ký tên. Các thành viên không cần phải đến trụ sở của ngân hàng để giao dịch. Nhân viên ngân hàng đến với họ tại những buổi họp hàng tuần để cấp tiền vay, thu tiền trả nợ và vào sổ sách ngay tại trung tâm.

Tại mỗi cuộc họp hàng tuần, mỗi thành viên đóng góp một taka (đơn vị tiền tệ của Bangladesh) vào quỹ nhóm. Ban đầu chỉ có hai thành viên được vay tiền. Thêm hai người nữa được vay nếu hai người đầu tiên trả nợ đúng hạn trong hai tháng đầu tiên. Người cuối cùng (thường là trưởng nhóm) phải đợi thêm hai tháng nữa cho đến khi những người vay tiền trước mình chứng tỏ là đáng tin cậy.

Mỗi khoản vay phải được trả dần hàng tuần trong vòng một năm. Nếu một người vỡ nợ, những người khác trong nhóm sẽ không được vay. Do đó, áp lực của các thành viên trong nhóm là một yếu tố quan trọng đảm bảo mỗi thành viên sẽ trả nợ đầy đủ. Ngoài việc đóng góp 1kata mỗi tuần, mỗi thành viên khi vay được tiền phải đóng góp 5% tiền vay vào quỹ nhóm. Các thành viên có thể vay mượn từ quỹ này với bất cứ một mục đích gì, kể cả trả nợ ngân hàng hay tiêu dùng. Nhờ đó, họ có thể hỗ trợ nhau trả nợ ngay cả lúc gặp hoàn cảnh khó khăn và tránh dùng khoản vay ban đầu để tiêu dùng. Tiên vay từ quỹ nhóm cũng phải được trả hàng tuần. Mỗi nhóm còn lập quỹ khẩn cấp với mức đóng góp bằng 4% tiền vay ngân hàng. Quỹ này chỉ dùng để giúp các thành viên trả nợ trong trường hợp cấp bách như có tử vong, bị mất cắp hay thiên tai; do vậy, quỹ này giống như một khoản bảo hiểm.

Bằng các dịch vụ tiết kiệm – tín dụng linh hoạt, ngân hàng Grameen đã rất thành công trong việc tiếp cận được tầng lớp người nghèo nhất (đặc biệt là phụ nữ nông thôn không có tài sản), đạt tỷ lệ thu hồi nợ gần 100% và nâng cao vị thế kinh tế xã hội của khách hàng. Grameen đặc biệt nhấn mạnh những khía cạnh xã hội và con người trong quá trình phát triển của người nghèo, chứ không chỉ dừng lại ở chương trình tiết kiệm – tín dụng thông thường. Nhiều nghiên cứu đánh giá rằng Grameen cải thiện tính đoàn kết giữa các thành viên, nâng cao ý thức của họ, khuyến khích họ lập các chương trình học quy mô nhỏ và tổ chức các sự kiện thể thao cho con cái họ, loại bỏ các tập tục của hồi môn, phòng chống các bệnh thường gặp như tiêu chảy và chứng quáng gà ở trẻ em và chống lại những bất công xã hội. Phần lớn những cam kết này được nêu trong “16 quyết định” mà thành viên nào cũng thuộc, thể hiện quyết tâm xây dựng một cuộc sống đàng hoàng và một xã hội tươi đẹp hơn.

Mô hình Grameen có 6 đặc điểm chính là:

- Được cấp giấy phép (môn bài) và như vậy có thể tự thể hiện như một phần của hệ thống gửi các tổ chức tài chính rộng lớn và có khả năng tiếp cận luật bảo vệ tiền gửi và khách hàng của mình

- Hoạt động của ngân hàng được xây dựng trên các khoản cho vay dựa vào sức mạnh của thay thế thế chấp qua các thủ tục “nhóm đồng đẳng” do khách hàng lựa chọn, bắt tuân thủ việc quản lý rủi ro và trả nợ. Các nhóm nhỏ không quá 5 người gặp gỡ thường xuyên và có trách nhiệm hỗ trợ tương hỗ và thu các khoản tiền nhỏ theo lịch trình thường xuyên.

- Chủ yếu cho phụ nữ nghèo của các hộ không có đất nông nghiệp hoặc các tài sản vay khác.

- Chương trình này dành cho người yêu cầu tối thiểu, đặc biệt trọng giai đoạn ngắn với tỷ lệ lãi cao hơn mức lạm phát và chi phí vốn, các công việc như huấn luyện cho khách hàng, thu tiền gửi và tiền trả nợ, kích thích tham gia đối với các nhóm và các lãnh đạo nhóm. Hình thành nhóm và các hoạt động nhóm là cốt yếu của mô hình ngân hàng GB, còn chi phí cho các hoạt động này thì các thành viên nhóm phải gánh chịu

- Cho vay các món nhỏ trong thời gian ngắn với lãi suất trên mức lạm phát và chi phí vốn

- Tất cả người vay phải cam kết thực hiện quy chế tiết kiệm bắt buộc, đây là hình thức của chương trình bảo hiểm cho việc không trả nợ được.

2.2.1.2 Tiếp cận tín dụng vi mô cho người nghèo ở Indonexia

Năm 1984, ngân hàng quốc doanh chuyên về phát triển nông nghiệp nông thôn Bank Rakayt Indonexia (BRI) thành lập hệ thống Uni Desa (UD) tức là ngân hàng làng xã. Tuy trực thuộc BRI nhưng UD là đơn vị hoạch toán độc lập và toàn quyền quyết định chủ trương hoạt động kinh doanh. Hệ thống UD hoạt động dựa vào mạng lưới chân rết là các đại lý tại các làng xã, họ hiểu biết rõ về địa phương và nắm bắt thông tin về các đối tượng vay. Các đại lý này theo dõi hành động của người đi vay và thi hành các hợp đồng vay. Ngoài ra các đối tượng đi vay phải được các nhân vật có uy tín tại địa phương (cha đạo, thầy giáo, quan chức địa phương…) giới thiệu. Phần lớn các khoản vay không còn thế chấp mà dựa trên uy tín tại địa phương chủ quan để đảm bảo tránh vỡ nợ.

Kết quả hệ thống UD đã tự lực được về tài chính và bắt đầu có lãi lớn chỉ vài năm sau hoạt động. Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 1997 – 1998, UD vẫn đứng vững, tăng doanh số tiền gửi trong khi tỷ lệ vỡ nợ hầu như không tăng. Đến năm 1999, UD có khoảng 2,5 triệu khách hàng vay tiền và khoảng 29 triệu tài khoản tiết kiệm.

Thành công của UD là có hệ thống các địa lý rộng khắp, đỗi ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu đối tượng vay vốn đặc biệt là các hộ nghèo; với phương thức cho vay linh hoạt, cho đến nay UD đã có mặt trên phạm vi toàn quốc với khoảng 3.700 ngân hàng làng xã.

2.2.1.3 Tiếp cận tín dụng vi mô cho người nghèo ở Philippin

Ngân hàng Land Bank tổ chức theo hình thức hợp tác xã. Mỗi thành viên vào phải đóng góp cổ phần, lợi tức được chia hoặc giữ lại. Các hợp tác xã có chức năng dẫn vốn từ ngân hàng đến các thành viên; nhận diện từ các tầng lớp dân cư, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật đầu vào, ký các hợp đồng với các công ty chế biến để giúp các thành viên tiêu thụ sản phẩm.

Biện pháp áp dụng đối với các thành viên nghèo không có tài sản thế chấp: - Có kỹ thuật viên hướng dẫn gieo trồng, chăm sóc, bảo quản sản phẩm

- Hướng dẫn các hộ lập dự án, đơn xin vay, duyệt cấp đủ số lượng vốn đúng theo nhu cầu của dự án

Hộp 2.1 Thành công của một số Ngân hàng làng 1. BRI của Indonexia

- Trong vòng 10 năm đã cung cấp cho 25% dân số cả ở thành thị và nông thôn Indonexia

- Năm 1984 chuyển sang tiếp cận thương mại, năm 1986 bắt đầu có lãi, từ năm 1987 không phụ thuộc vào trợ cấp ưu đãi

- Năm 1999 cho 2,5 triệu lượt hộ vay với số tiền là 802 triệu đôla, nhận tiết kiệm của 24,1 triệu lượt hộ với 2,4 tỷ

- Tỷ lệ hoàn vốn là 98%, giúp cho Indonexia vượt qua khủng hoảng

2. Bancomunales của Costa Rica (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Từ năm 1984 lập Bancomunales ở mức quốc gia

- Đến năm 2003 cả nước có khoảng 250 Bancomunales có quan hệ với khoảng 10.000 gia đình nông thôn, trung bình mỗi Bancomunales có khoảng 15 – 24 thành viên

- Thường năm đầu hoạt động bằng vốn tài trợ, dần dần tự hoạt động

- Thời hạn cho vay tới 2 năm, cho vay cá nhân từ 500 – 1.500 USD, vay lần đầu từ 140 – 150 USD, lãi cho vay 25 – 37%/năm, tiết kiệm tự nguyện lãi 15 – 24%/năm

(Nguồn: Đỗ Kim Chung, 2005; Mario, 2003)

- Cùng với các đơn vị vay vốn theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với các công ty bảo hiểm (phí bảo hiểm nông nghiệp 5% tổng giá trị bảo hiểm). Thành viên chịu lãi suất 2,1%/tháng (cả bảo hiểm).

- Người vay vốn sử dụng vốn không đúng mục đích, thực hiện không đúng quy trình đã hướng dẫn mà bị thất bại thì ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất phạt trên khoản nợ quá hạn

Một số báo cáo đã nói rằng Land Bank đã góp phần rất nhiều trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của Philippin thông qua cung cấp vốn cho hộ nghèo thiếu

vốn làm ăn và hướng dẫn, kiểm soát họ cách sử dụng vốn vay như thế nào để có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu giúp hộ nông dân nghèo tiếp cận tín dụng vi mô (Trang 30)