Đặc điểm tự nhiên huyện Yên Dũng

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu giúp hộ nông dân nghèo tiếp cận tín dụng vi mô (Trang 43)

- Địa chỉ: Thôn Xã Huyện

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Yên Dũng

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang gồm có 23 xã và 2 thị trấn với diện tích đất tự nhiên của huyện là 18.013,06 ha.

ha. Yên Dũng là một huyện không lớn, so với Bắc Giang chỉ chiếm 5,59% về diện tích và 10,32% về dân số (năm 2008). Huyện Yên Dũng là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bắc Giang, trung tâm huyện cách thành phố Bắc Giang 16 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km theo quốc lộ 1A. Địa giới hành chính bao gồm:

- Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang - Phía Đông Bắc giáp huyện Lục Nam

- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương qua sông Thương - Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh qua sông Cầu - Phía Tây giáp huyện Việt Yên

Trên địa bàn huyện có đường quốc lộ 1A cũ và mới chạy qua cùng với hệ thống giao thông đường thủy và đường sắt khá thuận lợi, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm tới.

3.1.1.2 Địa hình – thổ nhưỡng

* Địa hình: Địa hình của huyện Yên Dũng có thể chia thành 2 vùng rõ rệt:

vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Theo kết quả phân cấp độ dốc, đất đai của huyện Yên Dũng chia ra như sau:

- Đất có độ dốc từ 0-3o có diện tích 18.566,70 ha, chiếm tỷ lệ 87,01%. - Đất có độ dốc từ 3o - 8o có diện tích 688,52 ha, chiếm tỷ lệ 3,23%. - Đất có độ dốc từ 8o - 15o có diện tích 1.029,01 ha, chiếm tỷ lệ 4,82%. - Đất có độ dốc trên 15o có diện tích 1.053,44 ha, chiếm tỷ lệ 4,94%.

nganh địa bàn huyện, qua các xã Nội Hoàng, Yên Lữ, Tiền Phong, Nham Sơn, Đồng Sơn, Tân Liễu, Tân Dân, Tiễn Dũng và thị trấn Neo. Đỉnh cao nhất của dãy Nham Biển có độ cao là 254 m so với mặt nước biển

Theo kết quả phân cấp theo địa hình tương đối, tổng diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện là 10.171,27 ha và được phân cấp như sau:

- Địa hình cao là 1.092,74 ha chiếm tỷ lệ 18,94%. - Địa hình vàn là 5.147,03 ha, chiếm tỷ lệ 50,60%. - Địa hình thấp là 3.121,50 ha, chiếm tỷ lệ 30,69%.

Như vậy, phần lớn diện tích canh tác của huyện Yên Dũng nằm ở mức địa hình vàn, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

* Thổ nhưỡng: Theo kết quả điều tra khảo sát của Viện Quy hoạch và thiết

kế nông nghiệp trên diện tích 18.856,89 ha, đất đai của huyện Yên Dũng được chia thành 5 nhóm đất với 12 loại đất chính sau:

(1) Nhóm đất phù sa: diện tích 13.996,87 ha, chiếm tỷ lệ 65,47% tổng diện tích điều tra. Diện tích này phân bố ở ven các sông (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam). Đấy là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày. Do chi phối của địa hình, khí hậu và tác động của con người trong quá trình khai thác, sử dụng đã làm phân hóa đất phù sa thành các loại đất chính: đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi, đất phù sa có tầng loang lổ, đất phù sa glây, đất phù sa úng nước.

(2) Nhóm đất bạc màu: diện tích 1.083,47 ha, chiếm 5,07% tổng diện tích tự nhiên, với một loại đất chính là đất bạc màu trên phù sa cổ. Loại đất này phân bố hầu hết các xã trong huyện

(3) Nhóm đất vàng đỏ: diện tích 3.497,49 ha, chiếm 16,36% tổng diện tích tự nhiên. Đất thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tùy theo mẫu chất, quá trình phong hóa và quá trình tích lũy hữu cơ.

(4) Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: diện tích 100,68 ha, chiếm 0,47% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các thung lũng nhỏ hẹp giữa các dãy núi. Đây là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của các loại đất nên thường có độ phì khá, thích hợp với trồng ngô, đậu đỗ và các cây công nghiệp ngắn ngày

(5) Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 178,38 ha, chiếm 0,82% tổng diện tích tự nhiên, loại đất này chủ yếu phân bố ở các xã do dãy núi Nham Biển chạy qua. Đây là loại đất bị phá hủy bề mặt do bị rửa trôi xói mòn mạnh trong quá trình khai thác sử dụng tầng đất mỏng, độ phì kém khó khăn cho sản xuất nông nghiệp

Nhìn chung, đất đai của huyện Yên Dũng có hàm lượng dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo, đất thích hợp để trồng nhiều loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, khoai lang, các loại rau, đậu đỗ, lạc và trồng một số loại cây ăn quả như nhãn, vải, táo, cam, quýt, na, hồng…

3.1.1.3 Khí hậu – thủy văn

* Khí hậu: Theo số liệu điều tra theo dõi trong vòng 20 năm (từ 1975-2005)

của trạm khí tượng thuỷ văn Bắc Giang cho thấy :

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện là 23,7oc, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8oc (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,4oc (tháng 1). Biên độ dao động nhiệt giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,4oc. Nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận được ở vùng này là 41,2oc, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3oc.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500 – 1.600 mm, nhưng

năm cao nhất đạt tới 2.358 mm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9 là nguyên nhân gây ra ngập lụt. tháng 8 có lượng mưa trung bình cao nhất tới 3.992 mm, tháng 10 có lượng mưa thấp nhất 244 mm. Cá biệt có những năm vào tháng 11, 12 hoàn toàn không mưa.

Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, tháng cao nhất

khoảng 92%, tháng thấp nhất khoảng 60%.

Bức xạ nhiệt: Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.722 giờ, thuộc loại

tương đối cao, thích hợp để canh tác 3 vụ trong năm.

Hướng gió: Gió thổi theo hai mùa rõ rệt: Gió Đông Bắc về mùa khô và gió

Đông Nam về mùa mưa. Các tháng 4,5,6 thỉnh thoảng xuất hiện gió Tây Nam khô nóng, song ít ảnh hưởng tới sản xuất.

Các tháng 7,8,9 do mưa nhiều, cường độ mưa lớn, nên hay gây ngập úng, ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất vụ mùa. Tháng 12, tháng 1 thường có rét đậm, đôi khi có sương muối, gây khó khăn cho khâu làm mạ và gieo cấy vụ chiêm xuân.

* Thủy văn: Huyện Yên Dũng được bao bọc bởi một hệ thống sông ngòi gồm:

Bắc Ninh, chiều dài 25 km.

- Sông Thương chạy cắt ngang lãnh thổ huyện theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam có chiều dài 34 km.

- Sông Lục Nam chạy dọc ranh giới của huyện Yên Dũng với huyện Lục Nam, có chiều dài 6,7 km.

Cả 3 dòng sông này hợp lưu với nhau ở phần ranh giới phía đông của huyện. đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nước của phần lớn các xã trong huyện. tuy nhiên, hệ thống sông này cũng là nguy cơ đe doạ lũ lụt hàng năm vào mùa mưa bão đối với huyện.

3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Yên Dũng có tổng diện tích đất tự nhiên là 21.444,12 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 1.261 m2/người. Quỹ đất hiện đang sử dụng vào các mục đích khác nhau là 21.084,68 ha, chiếm 98,32%; quỹ đất chưa sử dụng 359,44 ha, chiếm 1,68% tổng diện tích tự nhiên. Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện thì đất nông nghiệp chiếm 62,61%; đất phi nông nghiệp là 35,71%; đất chưa sử dụng chiếm 1,68% (Biểu đồ 3.1)

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu đất đai của huyện Yên Dũng năm 2010

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: huyện Yên Dũng có 3 sông lớn chảy qua, có 9 hồ chứa và đập dâng. Sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp của huyện, tổng chiều dài trên phần lãnh thổ

huyện Yên Dũng là 65,7 km, trữ lượng nước rất dồi dào, đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng cả năm. Ngoài ra, toàn huyện còn có rất nhiều ao, hồ, đầm các loại với trữ lượng nước khá lớn, phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất tại chỗ.

- Nguồn nước ngầm: hiện tại chưa có đủ tài liệu điều tra khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên toàn huyện, nhưng theo kết quả khảo sát sơ bộ thì mực nước ngầm ở vào khoảng 15 – 25 m, chất lượng khá tốt, có thể khai thác để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.

c. Tài nguyên rừng

Sau nhiều năm khai thác, tài nguyên rừng của huyện Yên Dũng đã bị càn kiệt. Huyện không còn rừng tự nhiên mà chỉ có 2.138,53 ha rừng trồng với mục đích là rừng sản xuất và rừng phòng hộ bảo vệ đất. Rừng được trồng chủ yếu là trong vài năm trở lại đây theo chương trình 327, chưa có trữ lượng khai thác. Để phát triển quỹ đất rừng, huyện Yên Dũng còn có 85,67 ha đất trống, đồi núi trọc có thể đưa vào trồng rừng trong tương lai.

d. Tài nguyên khoáng sản

Huyện Yên Dũng là huyện nghèo về khoáng sản, trên địa bàn huyện chỉ có mỏ cao lanh với trữ lượng 3 triệu tấn. Ngoài ra, dọc theo sông Cầu và sông Thương có khoáng sét có chất lượng khá tốt là nguồn nguyên liệu sản xuất gạch ngói. Nhờ vậy mà ở các xã ven bờ hai con sông này nghề sản xuất vật liệu xây dựng rất phát triển, tiêu biểu nhất là Đồng Sơn và Yên Lư.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu giúp hộ nông dân nghèo tiếp cận tín dụng vi mô (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w