Hệ thống các giải pháp

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu giúp hộ nông dân nghèo tiếp cận tín dụng vi mô (Trang 121)

- Địa chỉ: Thôn Xã Huyện

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2 Hệ thống các giải pháp

4.2.2.1 Giải pháp nâng cao tiếp cận các nguồn thông tin về nguồn vốn vay cho các hộ nông dân nghèo

Để tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với hộ nông dân nghèo, cần thiết phải thực hiện tốt khâu tuyên truyền để người nghèo nắm bắt được nhiều hơn nữa các thông tin về ngân hàng, về các chính sách vay vốn, tiêu chuẩn vay và mức vốn vay… Các tổ chức chính trị xã hội địa phương bằng nhiều hình thức truyền thông khác nhau như qua sách báo, qua ti vi và đài phát thanh, qua phổ biến của cán bộ địa phương, qua các tổ chức đoàn thể, hội, qua phát tờ rơi… để tuyên truyền cho các hộ nông dân nghèo, đặc biệt là các hộ ở vùng sâu, vùng xa biết về nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng chính thức đang hoạt động trên địa bàn

Các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương đóng vai trò là cầu nối giữa các tổ chức tín dụng vi mô chính thức với các hộ nông dân nghèo. Đây là các tổ chức

có sự gần gũi và am hiểu về người vay nói chung và đặc biệt là các hộ nghèo. Việc đẩy mạnh sự phối kết hợp giữa các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương với các tổ chức tín dụng chính thức sẽ giúp cho công tác tiếp cận người nghèo có nhu cầu vay vốn được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn.

4.2.2.2 Giải pháp nâng cao tiếp cận chính sách vay vốn của các ngân hàng * Xác định mức lãi suất phù hợp với người nghèo:

Người nghèo là đối tượng phục vụ chính của các tổ chức tín dụng chính thức ở khu vực nông thôn thường được cho là không đủ sức trả lãi theo mức lãi suất thị trường. Do vậy, lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo thường được trợ cấp rất nhiều và thường được ấn định ở mức thấp hơn. Ở mức lãi suất thấp này, nhu cầu tín dụng đối với người nghèo sẽ trở nên vô hạn, cung không thể đáp ứng cầu, nguồn vốn cung ứng sẽ bị hạn chế. Với sự chênh lệch về giá áp đặt và giá thực đã tạo ra động lực tham nhũng của cơ chế xin cho. Tín dụng phục vụ người nghèo có thể sẽ không đến được đúng đối tượng cần phục vụ, mà lọt vào tay những người có thế lực và có quan hệ tốt, những người này lại đem tín dụng giá rẻ cho vay với lãi suất cao hơn. Điều này đã bóp méo ý nghĩa của tín dụng vi mô phục vụ người nghèo. Mặt khác, người được vay vốn tín dụng với giá ưu đãi sẽ có xu hướng xem tín dụng là một hình thức trợ cấp nên dễ nảy sinh tâm lý chây ì, không có trách nhiệm với việc hoàn trả vốn. Và nếu thực tế trên xẩy ra thì các chương trình tín dụng sẽ không thể tiếp tục hoạt động nếu không được bơm vốn từ ngân sách Nhà nước

Nhu cầu tín dụng vi mô đối với người nghèo là dễ dàng và nhanh chóng vay được vốn với chi phí giao dịch thấp (thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhận được tiền), chứ không hoàn toàn là vấn đề ưu đãi về lãi suất. Do vậy, để đảm bảo khả năng phát triển bền vững về dài hạn của các chương trình tín dụng vi mô phục vụ người nghèo cần phải áp dụng một mức lãi suất đủ để trang trải chi phí hoạt động cũng như bảo vệ giá trị thực của nguồn vốn

* Đa dạng hóa các đối tượng phục vụ của các tổ chức tín dụng chính thức:

Các số liệu thống kê cho thấy, mặc dù dư nợ quá hạn của nông dân thường dưới mức 5% nhưng các tổ chức tín dụng chính thức thường không nhiệt tình lắm

trong việc cho các hộ nông dân vay vốn. Một trong các lý do là các hộ nông dân này thiếu các dự án nông nghiệp lớn, mà chủ yếu là vay tiền để đầu tư sản xuất manh mún như nuôi lợn, gà, trồng rau… Quan điểm này của các tổ chức tín dụng chính thức cần phải thay đổi. Nhu cầu vay vốn của nông hộ dù lớn hay nhỏ cũng nên được đáp ứng như nhau mới đảm bảo tính công bằng trong công tác tín dụng nhằm góp phần tăng thu nhập và giảm đói nghèo ở khu vực nông thôn. * Phân bổ nguồn vốn vay một cách hợp lý về thời hạn, cơ cấu vốn đầu tư cũng như hạn mức vốn vay

Hiện nay, thời hạn cho vay là 36 tháng là khá phù hợp đối với các hộ nghèo, nhưng đối với một số ngành nghề sản xuất kinh doanh thì với thời hạn trên vẫn chưa hợp lý như trồng cây lưu liên, chăn nuôi quy mô trang trại hay sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy, cần phải gắn thời hạn cho vay với từng mục đích cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo phát triển sản xuất kinh doanh. Việc chậm trễ hoặc không đúng thời vụ, chu kỳ kinh doanh thường dẫn tới đối tượng vay vốn mất cơ hội kinh doanh, họ có thể sử dụng vốn sai mục đích như cho tiêu dùng hay giữ vốn tại nhà không đưa vào sử dụng. Vì vậy, trong quá trình cho vay phảo đảm bảo cho vay đối với hộ nghèo phải kịp thời, đúng vụ và đúng với chu kỳ kinh doanh. Muốn vậy phải có sự kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức khuyến nông, các cơ quan chuyên môn và các tổ chức khoa học khác.

4.2.2.3 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thủ tục vay vốn

Tiếp tục cải tiến phương thức cho vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức theo hướng giảm bớt các thủ tục phiền hà, đảm bảo cho các hộ nghèo tiếp cận được nguồn vốn tín dụng dễ dàng, thuận tiện, hạn chế việc đi vay ngoài với lãi suất cao

Cải tiến thủ tục cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng cần vay vốn có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng. Khi thủ tục được đơn giản và minh bạch thì sẽ thúc đẩy nhu cầu về tín dụng của người dân. Những người cần vốn để sản xuất kinh doanh nhưng do ngại thủ tục mà họ có thể không thể tiếp cận được vốn tín dụng chính thống đành chuyển sang khu vực tín dụng không chính thống.

Thủ tục cho vay là rào cản chính đối với hệ thống tín dụng và tiếp cận tín dụng của các đối tượng vay vốn nói chung và các hộ nông dân nói riêng. Do ảnh hưởng của các thủ tục hành chính và đặc thù của ngành tín dụng ngân hàng nên các thủ tục vay và cho vay thường phức tạp và có tính an toàn cao. Chính điều này đã góp phần làm cho thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng càng trở lên xa vời đối với các hộ nông dân.

Thủ tục vay vốn đã có nhiều cải thiện đáng kể so với trước đây tuy nhiên vẫn còn khá là rườm rà, trùng lặp không cần thiết. Các lợi ích từ việc đơn giản thủ tục vay vốn có thể thấy được là giảm chi phí hồ sơ in ấn, giảm quá tải cho cán bộ tín dụng, đặc biệt là phù hợp với trình độ hiểu biết của đa số đối tượng cần vay vốn cũng như gửi tiết kiệm.

Đơn giản thủ tục hành chính đối với hệ thống tín dụng còn góp phần thúc đẩy sự tiếp cận tìm hiểu của các hộ nghèo, các hộ có trình độ nhận thức chưa cao. Thủ tục đơn giản cũng là nhân tố quan trọng để các tổ chức tín dụng tối ưu hóa hệ thống cán bộ, giảm biên chế và tinh lọc bộ máy để phục vụ nhân dân tốt hơn.

Trong nhóm giải pháp này, về phía các ngân hàng cần thực hiện tốt một số biện pháp cụ thể sau:

- Sử dụng các mẫu biểu trong quá trình làm thủ tục vay, cán bộ đoàn thể phụ trách hướng dẫn ghi hồ sơ làm thủ tục vay

- Các mẫu biểu thu lệ phí và các thủ tục giấy tờ làm hồ sơ khác cần đơn giản, ngắn gọn và dễ hiều

- Các tổ chức đoàn thể ở địa phương cần đứng ra lập danh sách các hội viên vay vốn để tiện cho quá trình theo dõi vốn vay.

4.2.2.4 Có chính sách thu hút và mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng vi mô trong nước và quốc tế để mở rộng cho vay hộ nghèo vi mô trong nước và quốc tế để mở rộng cho vay hộ nghèo

Việc thu hút và mở rộng quy mô của các tổ chức tín dụng vi mô, nhất là đối với các tổ chức tín dụng bán chính thức (hiện nay trên địa bàn huyện Yên Dũng chưa có sự tham gia của các tổ chức tín dụng bán chính thức) có sự đầu tư nguồn vốn từ nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng nguồn vốn cho các hộ nông dân nghèo vay. Nếu khai thác và phối hợp được thế mạnh của hai khu vực này sẽ đảm

bảo có được nhiều dòng tín dụng và có chất lượng cao hơn phục vụ cho người nghèo. 4.2.2.5 Kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo theo đúng mục đích vay

Việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích vay cũng khá phổ biến, nên hiệu quả vốn vay không đạt được, các hộ nông dân nghèo đã rơi vào tình trạng nghèo hơn. Về phía các tổ chức tín dụng sẽ khó có thể thu hồi được nợ và làm ảnh hưởng tới hoạt động của mình. Vậy rất cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của các hộ thông qua các tổ chức đoàn hội, trực tiếp định kỳ tiến hành kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.

4.2.2.6 Công tác tổng kết đánh giá

Sau một năm hoặc sau khi các dự án vay vốn tín dụng kết thúc, các tổ chức tín dụng cần tổ chức tổng kết đánh giá những kết quả đã làm được và những hạn chế, yếu kém trong công tác giúp hộ nông dân tiếp cận tín dụng vi mô tại địa phương.

4.2.2.7 Một số giải pháp hỗ trợ khác

- Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ các hoạt động tín dụng trên địa bàn như tuyên truyền chính sách vay vốn đến từng hộ nông dân nghèo, hỗ trợ cho hoạt động của các tổ cho vay lưu động của các tổ chức tín dụng chính thức. Ở những vùng sâu, vùng xa, những địa phương có trình độ dân trí thấp, các tổ chức tín dụng chính thức ngoài việc cho vay nên có chủ trương hướng dẫn người nghèo cách sử dụng đồng vốn hợp lý, vốn cho vay phải gắn liền với các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, giúp hộ nông dân nghèo xây dựng phương án phù hợp để quản lý nợ và rủi ro trách việc để người nghèo vay được tiền nhưng lại không biết làm gì. Các tổ chức tín dụng chính thức cần tập trung hơn trong việc phục vụ những xã ở các vùng xa xôi hẻo lánh và miền nùi, nơi có tỷ lệ hộ nông dân nghèo cao. Tại nhiều địa phương, đế vay được vốn từ các tổ chức tín dụng, nông dân phải đi rất xa, có khi phải mất gần nửa ngày mới đến được trụ sở ngân hàng nhưng không biết chắc là có vay được vốn hay không

- Kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư vốn cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông ở các vùng sâu vùng xa tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ hàng hóa và người dân nghèo ở các vùng xa xôi này có

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu giúp hộ nông dân nghèo tiếp cận tín dụng vi mô (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w