- Địa chỉ: Thôn Xã Huyện
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.2.2 Kinh nghiệm tiếp cận tín dụng vi mô với các hộ nông dân nghèo ở Việt Nam
2.2.2.1 Đặc điểm riêng của tín dụng vi mô ở Việt Nam
Có ba đặc điểm khiến tín dụng vi mô ở Việt Nam khác biệt so với các mô hình ở các nước khác:
Thứ nhất, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trong lĩnh vực tín dụng vi mô
Ở hầu hết các nước, các tổ chức phi Chính phủ là những người tiên phong trong công nghệ tín dụng vi mô ở Việt Nam, phong trào này được triển khai thông qua bộ máy của các tổ chức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Xu hướng tiếp cận này có những mặt tích cực và tiêu cực. Xét về khía cạnh tích cực, mạng lưới rộng khắp của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội khác giúp cho việc tiếp cận người nghèo ở các vùng nông thôn hiệu quả hơn các nước khác. Tuy nhiên, sự gắn kết chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội đồng nghĩa với việc các hoạt động tín dụng vi mô thường được xem xét là các chương trình phúc lợi xã hội do Chính phủ hỗ trợ hơn là các tổ chức địa phương hoạt động theo định hướng kinh doanh và phát triển kinh tế.
Thứ hai, tín dụng vi mô tập trung ở nông thôn hơn là ở thành thị
Đặc trưng thứ hai của tín dụng vi mô của Việt Nam là đại đa số khách hàng ở vùng nông thôn. Điều này không giống với các quốc gia khác có lĩnh vực tín dụng vi mô năng động, nơi mà đa số các tổ chức đóng ở các trung tâm đô thị. Sự tham gia của Hội liên hiệp Phụ nữ đã cho phép chương trình tín dụng vi mô giảm thiểu các chi phí hoạt động thông qua việc sử dụng cơ cấu hiện hành thay vì xây dựng một mạng lưới chi nhánh hoặc mạng lưới phân phối có chi phí cao
Thứ ba, ngân hàng cho vay chính sách do Nhà nước hỗ trợ
Đặc trưng thứ ba của lĩnh vực tín dụng vi mô của Việt Nam là sự tồn tại của một ngân hàng cho vay chính sách chính thức trên thị trường tín dụng vi mô. Ngân hàng chính sách xã hội, quyết định thành lập ngân hàng chính sách xã hội đã tạo ra một ngân hàng phi lợi nhuận cung cấp đầy đủ các loại hình sản phẩm và dịch vụ tín dụng ở
mức giá bao cấp. Ngoài ra, ngân hàng còn được miễn trừ đối với nhiều điều khoản quy định khác điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại và sẽ không chịu tác động của khung điều tiết được đề xuất dành cho các tổ chức tín dụng quy mô nhỏ. 2.2.2.2 Mạng lưới hoạt động tín dụng vi mô của Việt Nam
Dựa trên hình thức pháp lý, tín dụng nông thôn Việt Nam được chia ra ba khu vực (Doãn Hữu Tuệ, 2005), (Kim Thị Dung, 2001):
- Khu vực chính thức bao gồm các tổ chức tín dụng được điều chỉnh theo luật. Các tổ chức tín dụng (riêng quỹ tín dụng Nhân dân còn được điều bởi Luật Hợp tác xã) và đặt dưới sự quản lý của Nhà nước Việt Nam. Các tổ chức này bào gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân và các công ty tài chính…
- Khu vực bán chính thức bao gồm các chương trình, dự án tín dụng của Chính phủ, các NGOs, các đoàn thể, các HTX nông nghiệp. Khu vực này không chịu sự điều chỉnh của các ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Khu vực không chính thức bao gồm các quan hệ vay mượn giữa người thân, bàn bè, cho vay nặng lãi, tư thương bán chịu, các hình thức chơi họ, hụi, dịch vụ giữ tiền ở các chợ nông thôn… Các hoạt động này được điều chỉnh bởi bộ luật Dân sự ngoại trừ cho vay nặng lãi bị coi là vi phạm pháp luật. Trong nông thôn, dịch vụ tín dụng không chính thức tồn tại ở hầu hết các thôn xã, đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu vốn của dân cư nông thôn. Các dịch vụ này rất đa dạng, đơn giản, dễ tiếp cận nên nhiều khi lãi suất cao dân cư nông thôn vẫn chấp nhận.
Tuy có khác nhau về mục đích, tôn chỉ và phương pháp hoạt động nhưng cả ba khu vực đều tham gia vào hoạt động tín dụng với các cấp độ khác nhau. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì khu vực tín dụng vi mô của Việt Nam phát triển khá nhanh
2.2.2.3 Hộ nông dân nghèo với sự tiếp cận các mô hình tín dụng vi mô điển hình ở Việt Nam Việt Nam
a. Tiếp cận các mô hình tín dụng vi mô khu vực chính thức
(1) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
nhánh lớn nhất ở nông thôn. Mạng lưới hoạt động gồm 4 cấp là: Trung ương; 2 văn phòng đại diện điều phối miền Bắc và miền Nam; các chi nhánh tỉnh thành; các chi nhánh quận huyện và liên xã (đây là nơi trực tiếp giao dịch với khách hàng) (Đào Văn Hùng, 2005). Cho đến năm 2005 trên toàn quốc có 100 chi nhánh cấp 1 (tỉnh thành), 800 chi nhánh cấp 2 (Quận huyện), hàng nghìn chi nhánh cấp 3 (phường xã), cấp 4 và tổ lưu động (Kim Thị Dung, 2005).
Về lãi suất: tuy trong các năm gần đây mặc dù chính sách lãi suất đang được nới lỏng theo hướng tự do hóa nhưng chênh lệch lãi tiền vay và tiền gửi là thấp nên chưa đảm bảo ổn định tài chính. Theo tính toán của các chuyên gia quốc tế thì chênh lệch lãi suất phải giao động từ 0,6 – 0,7%/tháng, trong khi đó với toàn bộ ngành ngân hàng của Việt Nam chỉ mới 0,36% (Đào Văn Hùng, 2005).
Trong số các tổ chức chính thống cung cấp dịch vụ tín dụng vi mô thì ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là tổ chức lớn nhất cả về số dư nợ và số lượng người vay. Vì các chi nhánh huyện thường phải đặt ở thị trấn nên khách hàng phải đi xa. Để khắc phục tình trạng đó hiện nay một số nơi đã lập các ngân hàng liên xã. Năm 1998 có 534 chi nhánh liên xã đến năm 2003 có 695 chi nhánh. Ngân hàng đã tăng sự tiếp cận với hộ nông dân nói chung và với các hộ nghèo nói riêng. Từ năm 1995 với hỗ trợ của dự án tài chính nông thôn do WB tài trợ đã xây dựng mô hình ngân hàng lưu động.
Tiếp cận hộ nghèo: với các khoản vay dưới 10 triệu cho mỗi hộ nghèo, 20 triệu cho trang trại và 50 triệu cho các dự án có liên quan đến nuôi trồng thủy sản không cần tài sản thế chấp, ngân hàng giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đến khi trả xong nợ nhưng hiện nay nhiều hộ vẫn chưa có giấy này
(2) Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Được thành lập vào ngày 31/8/2003 theo quyết định số 525/Ttg trên cơ sở hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây (thành lập năm 1995). Nhiệm vụ của ngân hàng Chính sách xã hội là cung cấp tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Đến nay đã có mạng lưới hoạt động gồm 64 chi nhánh cấp tỉnh, 592
phòng giao dịch cấp huyện, 8.076 điểm giao dịch lưu động tại cấp xã, quản lý 239.647 tổ tiết kiệm và vay vốn khoảng 6.000 cán bộ (Đào Văn Hùng, 2005).
Về mục đích cho vay thì các tổ chức tín dụng chính thức thường tập trung vào cho vay sản xuất kinh doanh. Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung vào cho vay sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Việc hạn chế sử dụng các khoản vay đã tạo ra các khó khăn cho người nghèo và tạo nên sự sai lệch giữa đơn xin vay và mục đích sử dụng thực tế. Bởi vậy, gần đây ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện mục đích cho vay ngoài sản xuất như chi học tập, chữa bệnh…
Về phương thức cho vay thì trước đây ủy thác qua ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau đó Thủ tướng Chính phủ cho phép từ 1/1/2005 toàn bộ các khoản cho vay ủy thác hộ nghèo từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sang ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị xã hội. Như vậy, ngân hàng Chính sách xã hội đã đủ năng lực cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội.
Ngoài ra, trên thị trường tín dụng nông thôn hiện nay còn có các tổ chức tín dụng khác như quỹ tín dụng Nhân dân, ngân hàng Cổ phần nông thôn, công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện Việt Nam…
b. Tiếp cận các mô hình tín dụng vi mô khu vực bán chính thức
(1) Người nghèo tiếp cận tín dụng vi mô qua các tổ chức xã hội
Rất nhiều các tổ chức xã hội có hoạt động tín dụng vi mô nhằm giúp các thành viên của mình xóa đói giảm nghèo. Nhiều tổ chức xã hội nhất là các tổ chức được hưởng ngân sách như Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản… đã giúp các ngân hàng và các chương trình trong việc cho vay hộ nông dân nói chung và hộ nghèo nói riêng. Sở dĩ thường chọn các tổ chức này vì họ có bộ máy rộng khắp từ trung ương đến làng xã, có kinh nghiệm trong nhiều năm hoạt động ủy thác và đều có quan tâm chung là cải thiện kinh tế cho các thành viên, đặc biệt là cho người nghèo. Trong các tổ chức này thì Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức nổi bật nhất. Hầu hết các chương trình dự án có liên quan đến tín dụng vi mô của Chính phủ đều có sự tham gia của tổ chức Phụ nữ vì ngoài các điểm chung như các tổ chức xã hội khác thì phụ nữ còn là nhóm mục tiêu, là đối tượng
hưởng lợi chủ yếu của các chương trình tín dụng vốn (Phạm Thị Mỹ Dung, 2006) (2) Người nghèo tiếp cận tín dụng vi mô từ các tổ chức phi chính phủ
Hiện nay có khoảng 60 tổ chức NGOs trong nước và quốc tế đang thực hiện các dự án tín dụng vi mô ở Việt Nam, các dự án này thường lựa chọn các địa phương nghèo, vùng sâu vùng xa, tuy chưa có số liệu chính thức công bố nhưng ước tính có tới hàng triệu hộ được vay từ các tổ chức NGOs
Theo khảo sát của DFID và ngân hàng Nhà nước thì các chương trình phi chính phủ chiếm khoảng 7,6% các chương trình tín dụng (1,9 tỷ đô la) và chiếm khoảng 4% tổng số vốn của toàn bộ hoạt động tín dụng vi mô. Các chương trình của NGOs rất đa dạng theo mục tiêu khác nhau nên mức lãi suất cũng đa dạng, một số thì cho vay lãi suất rất ưu đãi, một số lại có lãi suất cao (ví dụ như Quỹ Nhi đồng Nhật hỗ trợ khảo sát 16 chương trình thì có 8 chương trình áp dụng lãi suất 1,5%/tháng, cao gấp 3 lần của ngân hàng Chính sách xã hội), số khác lại hạ lãi suất thấp hơn lãi suất của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Đào Văn Hùng, 2005)
Các dự án tín dụng vi mô của các tổ chức NGOs thường có cả sản phẩm tín dụng và tiết kiệm. Sản phẩm tiết kiệm thường ra đời sau sản phẩm tín dụng.
c. Tiếp cận tín dụng vi mô ở khu vực không chính thức
Người cho vay thực chất là những người kinh doanh tiền và những người khá giả ở nông thôn, thường dùng nguồn tự có. Người vay thường là người có nhu cầu đột suất, có gặp rủi ro trong sản xuất và trong đời sống. Thủ tục vay rất đơn giản có thể thỏa thuận bằng ký kết hoặc bằng miệng, nhiều trường hợp chỉ người cho vay ghi sổ sách và tính toán lãi còn người đi vay không có ghi chép. Có hai hình thức vay:
- Vay bằng tiền thường lãi gấp 2 – 3 lần tín dụng, có trường hợp phải chịu lãi suất tới 5 – 10% nên thời gian vay thường ngắn, có thể vay nóng một vài ngày, rất ít trường hợp vay đến 1 năm
- Vay bằng hiện vật là khá phổ biến đặc biệt là những vùng nghèo, tháng giáp hạn dưới dạng vay nông sản, vay vật tư sau đó trả bằng nông sản thu hoạch hoặc gán sản phẩm chưa đến kỳ thu hoạch. Trường hợp vay hiện vật thì thường lãi
suất còn cao hơn, có nơi phải trả gấp 1,5 lần lượng vay.
Hộp 2.2 Thành công của mô hình TYM
- Bắt nguồn từ dự án Tau Yeu Mai (TYM) do Hội phụ nữ Việt Nam thực hiện với sự giúp đỡ của CIDSE. Đây là dự án đầu tiên làm theo mô hình Grameen Bank ở Việt Nam. Dự án bắt đầu hoạt động năm 1992 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội với tên gọi là Quỹ tình thương
- Cho vay: nhóm đầu tiên được thành lập ở Phú Minh gồm 11 người được vay vốn, sau 18 tháng hoạt động mạng lưới đã phát triển ra nhiều nơi ở Sóc Sơn, số thành viên được vay vốn là 702 người với số vốn vay là 24.550 USD. Năm 1994 dự án đã phát triển ra 13 huyện ở 6 tỉnh thành
- Sauk hi thành lập không lâu ở Sóc Sơn đã huy động tiết kiệm tự động không kỳ hạn, từ đó đến nay sản phẩm này đã được thực hiện ở 13 chi nhánh trên cả nước. Đến tháng 4/2003 số dư tiết kiệm tự nguyện của TYM là 455,3 triệu đồng, tháng 4/2004 là 1.001,9 triệu đồng, tăng gấp 2 lần.
- Năm 1996 thực hiện bảo hiểm dưới dạng lập thêm quỹ tương trợ. Mức phí cố định từ năm 1996 đến nay là 200đ/người/tuần, mỗi năm đóng 50 lần. Quyền lợi người tham gia: thành viên qua đời được xóa nợ và hỗ trợ chi phí tang lễ 500.000đ/người; chồng con thành viên qua đời được hỗ trợ chi phí tang lễ 200.000đ/người; thành viên ốm nặng (nằm lâu ngày tại bệnh viện huyện hoặc phải phẫu thuật) được cấp 1 lần 200.000đ trong suốt quá trình tham gia quỹ. Tính đến năm 2002 đã thu được 563,989 triệu, chi 280,182 triệu chiếm 46,67%.
- Hội phụ nữ Việt Nam đã nhân rộng mô hình này ra cả nước với hàng triệu hộ tham gia trong hơn 70 nghìn nhóm tín dụng tiết kiệm. Số vốn huy động hơn 355 tỷ đồng, tỷ lệ hoàn trả vốn vay là 94%
(Nguồn: Helen, 1996; VIE/M51, 2004; Đỗ Kim Chung, 2005) * Tín dụng nhóm tổ phường hội dưới dạng “Hụi”, “Họ” hay “Phường”
Hình thức “Hụi”: do một người lập ra gọi là chủ cái, thường là người có tài sản hoặc có uy tín để tạo tin tưởng với người tham gia. Chủ hụi tập hợp một số người, đề ra nguyên tắc hoạt động. Chủ hụi và thành viên thường rất quen biết và tin tưởng lẫn nhau, còn giữa các thành viên có thể biết hoặc không biết, mà thường
là không biết. Chỉ góp vốn bằng tiền và khi góp vốn, nhận tiền hoặc lãi chỉ thực hiện giữa từng thành viên với chủ hụi. Hình thức này có lãi suất rất cao, gấp 1,5 – 3 lần so với lãi chính thức nhưng rất mạo hiểm, nếu vỡ hụi thì thường các thành viên mất trắng (Kim Thị Dung, 2005).
Hình thức “Họ” hay “Phường”: các thành viên quen biết nhau hoặc có quan hệ an hem, họ hàng, làng xóm trong đó có một người là chủ cái. Các thành viên bàn bạc thống nhất, sử dụng hình thức bốc thăm hoặc bàn bạc thỏa thuận tự nhận tiền góp. Chủ cái có nhiệm vụ đôn đốc kiểm tra góp vốn của các thành viên nhưng lại được nhận tiền đầu tiên và không phải trả lãi. Có thể có họ tiền (có thể có lãi hoặc không) hoặc họ thóc (không có lãi). Hình thức này mang tính giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau, không mạo hiểm và rất ít rủi ro, tăng thêm tính đoàn kết trong nông thôn. Hiện nay có một số biến thể của nhóm họ đang như dạng tổ phụ nữ tiết kiệm, hụi heo… (VIE/M51, 2004).
* Tín dụng họ hàng làng xóm: Đây là hình thức rất phổ biến thông qua việc
vay mượn lẫn nhau trong làng xóm và người thân khi hộ nông dân gặp những khó khăn rủi ro hoặc có những việc lớn trong gia đình hoặc đầu tư cho sản xuất. Việc cho vay hoàn toàn là tương trợ, không lấy lãi (Phạm Thị Mỹ Dung, 2006)