XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH THPT LỚP 12. (Trang 54)

- Đề tài là một kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình dạy môn Văn trong nhà trường, bản thân cũng đã thu nhận được hiệu quả khi việc áp dụng đề tài, nên tôi mạnh dạn đưa ra đây với mong muốn: Tùy vào đối tượng học sinh, tùy theo

các giáo viên, chúng ta có thể áp dụng đề tài để giúp HS học môn Văn tốt hơn. Mặt khác thiết thực hơn đó là cho dù đề thi Quốc gia có thay đổi hình thức ra đề: tách nghị luận văn học, nghị luận xã hội riêng hay gộp chung nghị luận văn học và nghị luận xã hội trong một bài làm văn, hoặc ra đề mở như thế nào, thì một khi giáo viên đã rèn luyện cho học sinh thành thục kỹ năng làm bài ở hai dạng đề như đã trình bày ở trên, chắc chắn các em sẽ không còn bỡ ngỡ trước đề thi và chắc chắn các em sẽ đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

- Bản thân tôi thấy có hiệu quả đối với việc dạy phân môn Tập làm văn, trong năm học tới, tôi sẽ mạnh dạn áp dụng đề tài này ở những khối - lớp mà tôi được phụ trách.

- Trên đây là kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy, thấy đạt được một số kết quả nhất định và có thể áp dụng rộng trong trường cũng như ngành.

VI. KẾT LUẬN

Để trở thành người thợ giỏi, ở bất cứ một ngành nghề nào người thợ cũng phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài. Để viết tốt một bài văn cũng vậy, học sinh phải trải qua quá trình rèn luyện nghiêm túc có sự hướng dẫn của giáo viên.

Để áp dụng có hiệu quả những giải pháp này, người giáo viên thực sự tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm, dành nhiều thời gian. Giáo viên thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi quá trình học sinh làm bài. Điều quan trọng là giáo viên biết động viên, khuyến khích, tuyên dương học sinh đúng lúc, kịp thời. Bên cạnh đó, với học sinh điểm số rất quan trọng nên khi chấm bài tập hoặc khi các em trình bày thì giáo viên nên cho học sinh điểm số và có điểm cho tinh thần tự giác.

Bên cạnh việc động viên, khuyến khích, giáo viên cũng cần có biện pháp đối với những học sinh còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại như yêu cầu các em ở lại sau buổi học để làm bài tập, mượn bài của bạn chép lại nhiều lần …

Trong dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng, người giáo viên phải luôn không ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ nhận thức và trình độ chuyên môn. Sự sáng tạo là yêu cầu cần phải có của người giáo viên khi làm công tác dạy học. Trên cơ sở đó giúp học sinh của mình tiếp thu bài, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tốt hơn.

Tuy nhiên khi áp dụng những giải pháp nào đó thì giáo viên phải tìm hiểu kĩ những hạn chế của học sinh mình. Nếu thành công sẽ là động lực rất lớn làm cho người giáo viên tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc sáng tạo.

Người giáo viên cần ý thức được vai trò của mình. Khi lên lớp giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao. Như vậy mới có thể tận tâm, mới vui buồn khi học sinh làm bài tốt hay không tốt. Đó là động lực giúp giáo viên tìm tòi, sáng tạo trong công tác của mình. Đó chính là trách nhiệm của người giáo viên dạy Văn nhằm giữ và nêu cao đặc trưng của môn Văn trong nhà trường cũng như ngoài đời sống. Nói như M.Gorki: “Văn học là nhân học”. Đó cũng phù hợp với tinh thần

chung là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua môn học.

Có thể khẳng định rằng, trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể thay thế được môn Văn. Vì đó là môn học vừa giáo dục hình thành nhân cách vừa vun đắp tâm hồn cho học sinh. Trong thời đại hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng, môn Văn sẽ giữ lại tâm hồn con người, giữ lại những cảm giác

nhân văn để con người tìm đến với con người, trái tim hòa cùng nhịp đập trái tim. Môn Văn giúp hình thành và nuôi dưỡng tâm hồn của bao thế hệ con người Việt Nam thân thương!

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH THPT LỚP 12. (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w