Gv cho Hs luyện viết bài (5 phút)> gọi hai Hs đọc trước lớp> sửa chữa, bổ sung.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH THPT LỚP 12. (Trang 34)

hai Hs đọc trước lớp-> sửa chữa, bổ sung.

- Gv dọc cho Hs tham khảo một kết bài mẫu:

Đoạn thơ mang âm hưởng sử thi, miêu tả khí thế chiến đấu và chiến thắng của dân tộc ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp.Qua đó nhà thơ TH khắc họa sâu sắc hình ảnh dân tộc VN anh hùng trong cuộc kháng chiến toàn dân,toàn diện,trường kỳ đầy gian khổ hi sinh nhưng nhất định thắng lợi và đã thắng lợi.VB là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về CM, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.

* Cách trình bày dẫn chứng, cách chuyển ý và hành văn.

-> Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản của HS về diễn đạt Gv hướng dẫn học sinh cụ thể bằng cách cho Hs tìm hiểu qua một bài văn mẫu về đề bài trên (chú ý những từ và

c) Kết bài:

3. Trình bày dẫn chứng:4. Cách chuyển ý: 4. Cách chuyển ý:

III.

III. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSHOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS IV. IV. NỘI DUNG CẦN ĐẠTNỘI DUNG CẦN ĐẠT

cụm từ được gạch chân thể hiện rõ cách hành văn, chuyển ý, chuyển đoạn. Các em cần nắm vững các từ ngữ, cụm từ là quan hệ từ để vận dụng vào diễn đạt ). Khâu này sẽ tiếp tục thực hiện trong suốt quá trình dạy ôn Tập làm văn.

Đê: Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu:

“ Những đườngVỉệt Bắc của ta …

Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng”.

Mở bài: : Tố Hữu là một trong những lá cờ

đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Các chặng đường thơ của Tố Hữu gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường CM đầy gian khổ hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc. Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc truyền thống. Tiêu biểu là bài thơ Việt Bắc. Bài thơ có giá trị sâu sắc về nội đung và nghệ thuật mà nỗi bật

là đoạn thơ: (Ghi nguyên văn đoạn thơ)

Thân bài: Việt Bắc được sáng tác vào

tháng 10- 1954, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc thắng lợi, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.

Bài thơ có hai phần lớn: phần đầu tái hiện những kỷ niệm CM và kháng chiến, phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ với dân tộc. Bài thơ có kết câu đối đáp, hai nhân vật trữ tình “mình- ta”; kẻ ở, người đi bộc lộ tâm trạng trong buổi chia tay đầy lưu luyến, xúc động. Chuyện ân tình cách mạng được Tố Hữu thể hiện khéo léo như tâm trạng của tình yêu đôi lứa. Nhà thơ hóa thân vào hai nhân vật trữ tình để bộc lộ tâm tư,

III.

III. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSHOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS IV. IV. NỘI DUNG CẦN ĐẠTNỘI DUNG CẦN ĐẠT

tình cảm của mình, cũng là của những người tham gia kháng chiến. Đoạn thơ trên nằm trong phần đầu của bài thơ thể hiện tình cảm bâng khuâng, bịn rịn, lưu luyến của người ở và người đi, người VB và người cán bộ CM về xuôi.

Trước đoạn này là đoạn miêu tả thiên nhiên cùng con người sát cách đánh giặc, tạo thành sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân:

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng …………

Đất trời ta cả chiến khu một lòng”

Nghệ thuật nhân hoá, lối nói cường điệu thiên nhiên Việt Bắc đều tham gia vào cuộc kháng chiến.Việt Bắc phát huy hết khả năng của mình, khí thế chiến đấu hào hùng. Đây là cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện trường kì thắng lợi. Toàn dân đánh giặc ngay tại chỗ "Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”, dựa vào rừng núi để đánh giặc "Núi giăng thành lũy sắt dày – Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”, quân dân đoàn kết “Đất trời ta cả chiến khu một lòng’’, tất cả tạo thành hình ảnh đất mước đứng lên.

Hai câu đầu diễn tả khái quát không khí ra trận:Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung"

Khí thế xung trận được cảm nhận bằng âm thanh “rầm rập”, từ láy tượng thanh cùng với cách so sánh “như là đất rung”, không chỉ diễn tả được tiếng động mạnh của bước chân mà còn giúp người đọc hình dung được nhịp độ khẩn trương gấp gáp của một lượng người đông đảo đang cùng hành quân về một hướng, tưởng như mặt đất cũng đang chuyển động dưới bàn chân của những người chiến sĩ trong một cuộc ra quân vĩ đại từ khắp ngả đường của căn cứ địa CM. Hai câu tiếp miêu tả cụ thể hình ảnh bộ đội

III.

III. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSHOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS IV. IV. NỘI DUNG CẦN ĐẠTNỘI DUNG CẦN ĐẠT

ta hành quân ra trận:

“Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”

Hình ảnh thơ vừa hào hùng, vừa lãng mạn, điệp từ “điệp điệp, trùng trùng” khắc họa đoàn quân đông đảo, bước đi mạnh mẽ như những đợt sóng dâng trào, đợt này nối tiểp đợt khác, tưởng như kéo dài đến vô tận. Đây là sức mạnh của cuộc kháng chiến đồng thời thấy được tinh thần đoàn kết, ý chí ngoan cường, bất khuất của những người kháng chiến của thời đại CM. Quyết tâm chiến đấu bảo vệ độc lập tự do cho tổ quốc, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Hình ảnh “mũ nan”gợi ra sự đơn sơ trong trang bị của người lính, những đoàn quân “điệp điệp, trùng trùng” chính là hình ảnh tượng trưng cho sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta, của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến hành quân trong một đêm đầy sao, ở đầu súng của người lính ngời sáng “ánh sao”là sự liên tưởng tinh tế. Đó là ánh sao hiện thực trong đêm tối, đó cũng là hình ảnh ẩn dụ: “ánh sao”của lí tưởng chỉ đường dẫn lối cho người chiến sĩ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ đất nước. Đó là niềm lạc quan chiến thắng trong tâm hồn người lính ra trận.

Trên đường ra trận còn có những đoàn dân công phục vụ chiến dịch:

Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”.

Hai câu thơ diễn tả hình ảnh từng đoàn dân công với những bó đuốc đỏ rực soi đường, họ đang làm nhiệm vụ tiếp lương, tải đạn ra chiến trường. Họ quyết tâm, kiên cường vượt núi cao, đảm bảo sức mạnh vật chất cho bộ đội chiến đấu. “Bước chân nát đá”

là bước chân của những con người đạp bằng mọi chông gai để đi tới. Đó là sự ngợi ca sức mạnh của những con người chiến thắng. Hình ảnh này ta cũng bắt gặp trong bài thơ

III.

III. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSHOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS IV. IV. NỘI DUNG CẦN ĐẠTNỘI DUNG CẦN ĐẠT

“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của TH:

“Dốc Pha Đin chị gánh, anh thồ - Đèo Lũng lô, anh hò chị hát - Dù bom đạn, xương tan thịt nát - Không sờn lòng không tiếc tuổi xanh”.

Ra trận không chỉ có bộ đội, dân công mà còn có cả đoàn xe vận tải:

“ Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

Hình ảnh những đoàn xe ra trận mà đèn pha bật sáng quét sạch màn sương đêm dày thăm thẳm của núi rừng VB. Hai câu thơ có sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng còn gợi ra một ý nghĩa khác, ý nghĩa ẩn dụ. Câu thơ trên với hình ảnh bóng đêm đen tối “thăm thẳm” gợi ra kiếp sống nô lệ của dân tộc dưới ách đô hộ của kẻ thù. Câu thơ dưới, với hình ảnh “đèn pha bật sáng” được so sánh “như ngày mai lên” gợi ra một ánh sáng khác: ánh sáng của niền tin vào ngày mai chiến thắng huy hoàng, tương lai tươi đẹp. Con đường VB, con đường ra trận đầy máu lửa và chiến công cũng là con đường đi tới ngày mai huy hoàng tráng lệ của đất nước, của dân tộc.

Bốn câu thơ còn lại diễn tả tin vui

chiến thắng:

“ Tin vui chiến thắng trăm miền ……….

Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng”

Bằng nghệ thuật điệp từ, liệt kê diễn tả

chiến thắng dồn dập liên tiếp vọng về VB. Những chiến thắng lớn của dân tộc lại gắn liền với mỗi địa danh càng tăng thêm tính sử thi của VB.

Kết bài:

Đoạn thơ mang âm hưởng sử thi, miêu tả khí thế chiến đấu và chiến thắng của dân tộc ta trong kháng chiến chống thực dân

III.

III. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSHOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS IV. IV. NỘI DUNG CẦN ĐẠTNỘI DUNG CẦN ĐẠT

Pháp. Qua đó nhà thơ TH khắc họa sâu sắc hình ảnh dân tộc VN anh hùng trong cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện trường kỳ đầy gian khổ hi sinh nhưng nhất định thắng lợi và đã thắng lợi. VB là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về CM, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể lục bát, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian…tất cả đã góp phần khắc sâu lời nhắn nhủ của TH: Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống quý báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa thuỷ chung với CM, của con người Việt Nam.

II.Luyện tập:

Đê bài: Anh /chị hãy phân tích đoạn 3 bài

thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Gv yêu cầu Hs tự soạn đề -> GV thu bài và sửa ở tiết tiếp theo.

II.Luyện tập:

Đê bài: Anh /chị hãy phân tích đoạn

3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH THPT LỚP 12. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w