Phương pháp trích ly ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trích ly fucoxanthin trong rong Mơ. Nếu chọn được phương pháp trích ly thích hợp thì sẽ thu được hàm lượng fucoxanthin cao. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng nên cần nghiên cứu để tìm ra một phương pháp phù hợp cho quá trình trích ly. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng 2 phương pháp trích ly là: Cách thủy và soxhlet. Kết quảđược thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phương pháp trích ly đến hiệu quả trích ly fucoxanthin
Phương pháp trích ly Hàm lượng fucoxanthin (mg/g chất khô)
Cách thủy 0,447b
Soxhlet 0,697a
(Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ số mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức ý nghĩa α = 0,05)
Qua bảng 4.5 ta thấy: Các phương pháp trích ly khác nhau cho hàm lượng hoạt chất fucoxanthin khác nhau. Phương pháp cách thủy cho hàm lượng fucoxanthin là 0,447 mg/g chất khô. Khi sử dụng phương pháp soxhlet cho hàm lượng fucoxanthin cao hơn hẳn so với phương pháp trích ly cách thủy.
Nguyên nhân do ethanol là dung môi dễ bay hơi. Khi trích ly bằng phương pháp cách thủy dung môi dễ bị bay hơi ra môi trường bên ngoài làm giảm lượng dung môi trong quá trình trích ly. Vì thế, trích ly bằng phương pháp cách thủy thu được hàm lượng fucoxanthin thấp. Tuy nhiên, trích ly bằng phương pháp cách thủy
cho hàm lượng fucoxanthin thấp nhưng có thể trích ly cùng một lúc với khối lượng nguyên liệu lớn. Trích ly bằng phương pháp soxhlet cho hàm lượng fucoxanthin cao nhưng chỉ trích ly từ 5 - 40 g nguyên liệu.
Với quy mô phòng thí nghiệm chúng tôi quyết định lựa chọn phương pháp soxhlet để trích ly fucoxanthin trong rong Mơ muticum và làm kết quả cho các thí nghiệm tiếp theo.