Xác định kích thước nguyên liệu cho quá trình khi trích ly fucoxanthin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình trích ly hoạt chất sinh học fucoxanthin từ rong Mơ trong chế biến thực phẩm (Trang 37)

Kích thước nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả trích ly hoạt chất sinh học fucoxanthin. Kích thước nguyên liệu càng lớn thì hiệu quả trích ly thấp. Kích thước càng nhỏ thì hiệu quả trích ly càng cao. Tuy nhiên, nếu kích thước nhỏ quá sẽ gây cản trở cho quá trình lọc và tinh chế sau này. Trong thí nghiệm này chúng tôi tiến hành khảo sát ở các kích thước 2,5< d ≤ 3,5 mm; 1,5< d ≤ 2,5 mm; 0,5 < d ≤

1,5 mm và d ≤ 0,5 mm. Kết quảđạt được trình bày ở dưới bảng sau:

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu tới hiệu quả trích ly fucoxanthin Kích thước (mm) Hàm lượng fucoxanthin (mg/g chất khô) 2,5< d ≤ 3,5 0,308c 1,5< d ≤ 2,5 0,403b 0,5 < d ≤ 1,5 0,597a d ≤ 0,5 0,617a

(Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ số mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức ý nghĩa α = 0,05)

Từ bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy: Các kích thước nguyên liệu khác nhau thu được lượng fucoxanthin khác nhau. Nguyên liệu càng mịn thì thu được hàm lượng fucoxanthin thu được càng cao. Nguyên liệu có kích thước 2,5 < d ≤ 3,5 mm cho hàm lượng fucoxanthin thấp nhất là 0,308 mg/g chất khô. Nguyên liệu có kích thước 1,5 < d ≤ 2,5 mm có hàm lượng fucoxanthin là 4,03 mg/g chất khô. Nguyên liệu có kích thước d ≤ 0,5 mm thì hiệu quả trích ly cao nhất với hàm lượng fucoxanthin đạt 0,617 mg/g chất khô. Nguyên liệu có kích thước 0,5 < d ≤ 1,5 mm cho thì hàm lượng fucoxanthin là 0,597mg/g chất khô, thấp hơn không đáng kể so với nguyên liệu có kích thước là d ≤ 0,5 mm.

Nguyên nhân là do nguyên liệu có kích thước lớn thì khả năng tiếp xúc của dung môi với nguyên liệu thấp. Vì thế, lượng fucoxanthin từ trong nguyên liệu khuếch tán ra ngoài môi trường ít nên hiệu quả trích ly thấp. Nguyên liệu càng nhỏ thì khả năng tiếp xúc của nguyên liệu với dung môi càng lớn nên khả năng khuếch tán fucoxanthin ra ngoài môi trường càng lớn. Vì thế, hàm lượng fucoxanthin thu được sau quá trình trích ly cao. Tuy nhiên, nếu kích thước nguyên liệu quá nhỏ sẽ gây khó khăn cho quá trình lọc vì màng tế bào rong Mơ được coi như là một màng lọc sinh học có tính chọn lọc. Khi nguyên liệu được nghiền quá nhỏ sẽ làm phá vỡ màng tế bào sinh học vì thế sẽ ảnh hưởng cho quá trình lọc và tinh chế sau này. Chính vì vậy, chúng tôi chọn nguyên liệu có kích thước 0,5 < d ≤ 1,5 mm cho quá

trình trích ly fucoxanthin và sử dụng kết quả này cho các nghiên cứu sau.

Kết quả thí nghiệm lựa chọn kích thước nguyên liệu là trùng hợp với kết quả nghiên cứu của Subramanian và cộng sự (2013). Tác giảđã tiến hành khảo sát các điều kiện tối ưu để thu được hiệu quả trích ly fucoxanthin từ Sargassum muticum cao

nhất. Trong thí nghiệm tác giả đã lựa chọn dung môi phân cực như: Ethy acetate, chloroform và ethanol để trích ly hoạt chất sinh học fucoxanthin. Kết quả cho thấy điều kiện trích ly tối ưu nhất là kích thước nguyên liệu là 0,5 < d ≤ 1,5 mm, khối lượng mẫu là 2500 mg. Sau khi trích ly bằng phương pháp trên tác giả thu được hàm lượng fucoxanthin là 1,58 mg/g nguyên liệu khô [19].

4.2. Nghiên cứu được ảnh hưởng của loại dung môi, nồng độ dung môi, tỷ lệ

dung môi đến hiệu quả trích ly fucoxanthin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình trích ly hoạt chất sinh học fucoxanthin từ rong Mơ trong chế biến thực phẩm (Trang 37)