Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu so với dung mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình trích ly hoạt chất sinh học fucoxanthin từ rong Mơ trong chế biến thực phẩm (Trang 40)

Nồng độ ethanol (%) Hàm lượng fucoxanthin (mg/g chất khô) 65 0,378d 75 0,453c 85 0,597b 96 0,635a

(Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ số mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức ý nghĩa α = 0,05)

Qua bảng 4.3 chúng tôi nhận thấy rằng ở các nồng độ ethanol khác nhau cho khả năng trích ly fucoxanthin là khác nhau. Nồng độ ethanol càng cao thì hàm lượng fucoxanthin thu được càng lớn. Dung môi trích ly có nồng độ 65%, 75%, 85%, 96% cho hàm lượng fucoxanthin tương ứng là 0,378 mg/g chất khô, 0,453 mg/g chất khô 0,597 mg/g chất khô và 0,635mg/g chất khô. Nồng độ ethanol 96% hàm lượng fucoxanthin cao hơn hẳn so với hai loại nồng độ còn lại.

Nguyên nhân có thể giải thích do tính chất fucoxanthin không tan trong nước chỉ tan trong các dung môi phân cực như: Methanol, ethanol, acetone... Nồng độ ethanol càng thấp thì hàm lượng nước càng nhiều nên khả năng hòa tan của ethanol để trích ly fucoxanthin trong nguyên liệu càng thấp.

Vì vậy, chúng tôi chọn ethanol 96% là dung môi cho quá trình trích ly fucoxanthin từ rong Mơ và sử dụng kết quả này cho các nghiên cứu tiếp theo.

Kết quả nghiên cứu trên trùng hợp với kết quả nghiên cứu của Kim và cộng sự. Tác giảđã nghiên cứu ảnh hưởng của ethanol với các nồng độ 20, 40, 50, 60, 80 và 100% trong việc chiết fucoxanthin trên đối tượng tảo cát Phaeodactylum tricornutu. Kết quả cho thấy rằng ở nồng độ ethanol 100% đạt hiệu suất trích ly fucoxanthin cao nhất [13].

4.2.3. Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi đến hiệu quả trích ly fucoxanthin trích ly fucoxanthin

Hàm lượng fucoxanthin trong dịch trích ly phụ thuộc vào tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi. Nếu dùng lượng dung môi ít sẽ không trích ly hết được hoạt chất fucoxanthin có trong nguyên liệu. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều dung môi trong quá trình trích ly thì hàm lượng fucoxanthin trong dịch trích không tăng do nồng độ fucoxanthin trong nguyên liệu giảm. Vì vậy, cần phải lựa chọn tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi phù hợp cho quá trình trích ly. Trong thí nghiệm này húng tôi tiến hành khảo sát với các tỷ lệ 1/3, 1/5, 1/7, 1/9. Kết quảđạt được trình bày ở dưới bảng và đồ thị sau:

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi tới hiệu quả trích ly fucoxanthin

Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi Hàm lượng fucoxanthin (mg/g chất khô)

1/3 0,413c

1/5 0,635b

1/7 0,697a

1/9 0,707a

(Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ số mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức ý nghĩa α = 0,05)

Từ kết quả bảng 4.4 cho thấy: Tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi khác nhau cho hàm lượng fucoxanthin khác nhau. Khi tăng lượng dung môi trích ly thì hàm lượng fucoxanthin trong dịch trích ly cũng tăng. Ở cac tỷ lệ 1/3, 1/5, 1/7 cho hàm lượng fucoxanthin cho hàm lượng fucoxanthin tương ứng là 0,413 mg/g; 0,635

mg/g; 0,697 mg/g. Ở tỷ lệ 1/9 cho hàm lượng fucoxanthin là 0,707 mg/g chất khô, cao hơn không đáng kể so với tỷ lệ 1/7.

Nguyên nhân có thể giải thích do khi tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi cao tương ứng với lượng dung môi trích ly thấp, không đủ để khuếch tán hết lượng fucoxanthin có trong nguyên liệu. Khi tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi càng nhỏ đồng nghĩa với lượng dung môi trong quá trình trích ly càng lớn. Vì thế, hàm lượng fucoxanthin thu được sau quá trình trích ly lớn. Tuy nhiên, hàm lượng fucoxanthin trong nguyên liệu có giới hạn. Nếu tiếp tục tăng lượng dung môi trong quá trình

trích ly thì hàm lượng fucoxanthin tăng ít, gây khó khăn cho quá trình cô đặc và lãng phí lượng dung môi.

Vì vậy, để tăng hiệu quả trích ly và tiết kiệm chi phí sản xuất chúng tôi lựa chọn tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi là 1/7 và làm kết quả cho các thí nghiện cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình trích ly hoạt chất sinh học fucoxanthin từ rong Mơ trong chế biến thực phẩm (Trang 40)