Trong quá trình nghiên cứu giống cỏ VA06 qua 3 thời vụ khác nhau cho sản lượng và năng suất khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh hiệu quả sử
dụng cỏ VA06 trong 50 ngày tuổi.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu suất sử dụng cỏ VA06 (kg/ngày) Nội dung Thời vụ Sản lượng cỏ sử dụng (kg/ngày) Số cỏ dư thừa (kg/ngày) Tỷ lệ cỏ dư thừa/ngày (%) Vụ 1 200 12,56 6,28 Vụ 2 200 9,28 4,64 Vụ 3 200 7,42 3,71
Cả 3 lứa cỏ trên đều được cắt cùng độ tuổi. Ở các lứa cỏ số lượng cỏ cho ngựa bạch ăn mỗi ngày là 200kg, chọn ra 10 con ở các lứa tuổi nhốt 2 con vào 1 máng tối nay cho ăn công thức này thì ngày mai lại đổi cho ăn công thức khác cứ như thế cho hết 5 ngày, được cắt vào buổi chiều tối cỏ tươi không
ướt.Số cỏ dư thừa được cân vào buổi sáng bằng cách nhạt toàn bộ những cành nhỏ rơi xuống chuồng lên, dùng chổi rẽ quét sạch máng ngựa đựng toàn bộ số
Qua bảng trên ta có thể thấy hiệu suất sử dụng cỏ ở các thời vụ khác nhau cũng khác nhau. Ở vụđông hiệu suất sử dụng cỏ là thấp nhất vì cỏở vụ
này cho thời gian thu hoạch lâu, cỏ phát triển chậm, thân bé và cứng, ngựa không ăn được hết nên số lượng cỏ dư thừa nhiều dẫn đến hiệu suất sử dụng cỏ thấp,số lượng cỏ thừa phải bỏđi là rất cao (6,28%).Vì vậy số lượng cỏ cho gia súc vào thời điểm này sẽ nhiều hơn so với 2 vụ còn lại để đảm bảo đủ
khẩu phần ăn cho ngựa trong ngày nên có thể dẫn đến tình trạng thiếu cỏ vào vụ đông. Ở lứa thứ 2, do thời tiết ấm áp, cỏ sinh trưởng phát triển nhanh nên hiệu suất sử dụng cỏ ở lứa này tăng lên rõ rệt so với cỏ vụ đông. Còn ở lứa thứ 3, hiệu suất sử dụng cỏ là tối đa nhất do cỏ sinh trưởng phát triển mạnh, thân mềm, nhiều dinh dưỡng nên số lượng cỏ dư thừa là ít nhất (số cỏ phải bỏ đi chỉ chiếm 3,71%).
Như vậy, từ bảng trên ta có thể thấy thời vụ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất sử dụng cỏ của gia súc. Ở vụđông, số lượng cỏ dư thừa cao như vậy thì người chăn nuôi phải tăng thêm lượng cỏ cho đàn gia súc của mình nhằm
đảm bảo khẩu phần ăn cho gia súc, rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu cỏ ở vụ
này. Vì vậy người chăn nuôi phải có các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo
đủ nguồn cỏ cho đàn gia súc. Ở vụ 2, cỏ ở thời gian này phát tiển nhanh, thân mềm hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ đủ đáp ứng được nhu cầu về cỏ của gia súc. Còn ở vụ thứ 3, cỏ phát triển nhanh và mạnh, mật độ cây/m2 cao nên sẽ
dẫn đến tình trạng thừa cỏ. Vì vậy, người chăn nuôi có thể chặt ngọn để cho
đàn gia súc của mình ăn và có thể tận dụng thân của cỏ VA06 để bán giống cho các trang trại hay hộ chăn nuôi khác, sử dụng số tiền bán cỏ giống để mua ngô hay cám nhằm thay đổi khẩu phần ăn cho đàn gia súc của mình và tận dụng tối đa sản phẩm từ cỏ VA06 phục vụ cho chăn nuôi.
Hiện nay, trang trại đang nuôi 50 con ngựa và 20 con hươu lượng cỏ để phục vụ cho đàn gia súc này vào mùa đông đang là một khó khăn lớn đối
với trang trại trong thời điểm này.Vì vậy, để đảm bảo chăn nuôi trang trại đã mua thêm cỏ, mua thêm thân cây ngô ở các khu vực lân cận và tăng thêm lượng thức ăn tinh vào khẩu phần ăn của đàn gia súc vào mùa đông. Còn các tháng còn lại trong năm do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cỏ VA06 nên lượng cỏ cho đàn gia súc đã đủđáp ứng được nhu cầu về cỏ cho gia súc. Riêng vụ hè, năng suất của cỏ rất cao nên trang trại đã tận dụng thân cỏ VA06 làm cỏ giống cho các trang trại và hộ chăn nuôi khác. Qua đó, sử dụng số tiền bán cỏ giống để mua thêm cỏ và thức ăn tinh như
ngô, cám…vào mùa thiếu cỏ như vụđông.