Phương pháp xử lý số liệu 2 8-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng cho năng suất của cỏ VA06 (Varisme số 06) qua các thời vụ tại xã Tức Tranh- Phú Lương Thái Nguyên. (Trang 36)

Số liệu thu được đem xử lý theo phương pháp:

Xử lý thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện, 2000 [12], trên phần mền Excel 2003.

1 2 .... n x x x xi X n n + + + = =∑ (i=1,2,...,n) Trong đó: - X: là số trung bình - ∑xi: là tổng giá trị mẫu - x1,x2,....xn: là mẫu - n: là dung lượng mẫu

* Năng suất của cỏ: là khối lượng cỏ (kg) tính trên một đơn vị diện tích là mét vuông. Năng suất cỏ (kg/1ha/lứa) = Năng suất cỏ bình quân/1 m2 (kg) × 10.000 m2 Trong đó: Χ : Năng suất bình quân (kg/ 1 m2/1 lứa cắt) x1, x2,…,xn : Khối lượng của từng mẫu cắt n : Dung lượng mẫu

* Sản lượng chất xanh của cỏ: Là tổng khối lượng của cỏ sau khi cắt mỗi lứa tính cho đơn vị diện tích là một ha/ năm.

Sau khi tính được năng suất cỏ/1 m2 sẽ tính được năng suất xanh/ 1 ha/ lứa. Sản lượng chất xanh/1 ha trong 01 năm được tính bằng cách cộng năng suất của tất cả các lứa cỏ trên 1 ha trong 1 năm. Sản lượng cỏ (tấn/ ha/ năm) =ns lứa 1 + ns lứa 2 +…+ns lứa n =∑ năng suất cỏ các lứa/ năm.

* Hiệu suất sử dụng cỏ: cho thấy mức độ ưa thích của gia súc đối với cỏ

VA06 ở các thời vụ trồng khác nhau.

Xác định bằng cách: cắt 3 vụ cỏ khác nhau cùng độ tuổi. Ở các lứa cỏ số lượng cỏ cho ngựa bạch ăn mỗi ngày là 200kg, chọn ra 10 con ở các lứa tuổi nhốt 2 con vào 1 máng tối nay cho ăn công thức này thì ngày mai lại đổi cho ăn công thức khác cứ như thế cho hết 5 ngày, được cắt vào buổi chiều tối cỏ tươi không ướt.Số cỏ dư thừa được cân vào buổi sáng bằng cách nhạt toàn bộ những cành nhỏ rơi xuống chuồng lên, dùng chổi rẽ quét sạch máng ngựa

đựng toàn bộ số cỏ dư thừa vào bao tải rồi cân lên (đã cân vỏ bao trước khi cho cỏ vào bao).

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHUNG CỦA TRANG TRẠI

4.1.1. Cơ s vt cht ca trang tri

Trong những năm trở lại đây cơ sở vật chất của trang trại được đầu tư

xây dựng đểđáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học và đề tài.

Bộ máy tổ chức lãnh đạo và các phòng ban gồm: Ban giám đốc gồm 3

đồng chí: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.

Các bộ phận quản lý sản xuất của trang trại gồm 3 đồng chí: 1 giám sát và quản lý về mảng ngựa, 1 quản lý và giám sát về mảng chăn nuôi lợn và 1 quản lý giám sát về mảng phát triển các giống bưởi đặc sản.

Hệ thống chuồng trại chăn nuôi ngựa gồm: Chuồng ngựa 1 dãy gồm 30 ngăn, trong đó có 5 ngăn dành cho ngựa đẻ, 5 ngăn cho ngựa con tách sữa, 2 ngăn cho ngựa đực giống, còn lại là chuồng cho ngựa đang mang thai.

Hệ thống chuồng trại chăn nuôi hươu gồm: Chuồng hươu gồm 2 dãy.

Được chia làm nhiều ngăn và có sân chơi.

Hệ thống chuồng Trại chăn nuôi lợn rừng gồm: Chuồng lợn gồm 4 dãy và chia thành nhiều ô và có sân chơi cho lợn.

Toàn bộ hệ thống chuồng trại của trang trại đều có đầy đủ hệ thống điện, nước sạch phục vụ cho chăn nuôi. Mỗi dãy chuồng đều có nhà ủ phân tránh ô nhiễm môi trường, các ô chuồng đều có sân chơi. Ngoài ra còn có hệ thống biogas để phục vụ cho việc tưới cỏ.

Trang trại hiện có tổng diện tích 5,8 ha, trong đó 1,5 ha sản xuất một số

dòng bưởi đặc sản, 1,5 ha dùng để sản xuất thâm canh cây thức ăn cho gia súc.

trữ trong mùa khô. Ngoài ra trang trại còn có các mô hình cây thức ăn chăn nuôi có năng suất cao chịu được khí hậu thời tiết khắc nghiệt.

4.1.2. Nhim v chc năng ca trang tri

Với chức năng là một đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học, đề tài và cung cấp các nguồn gen quý phục vụ cho trung du và miền núi. Chi nhánh

được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn giao nhiệm vụ:

Nghiên cứu,chọn lọc, nhân thuần, lai tạo, giữ giống gốc các giống cỏ, vật nuôi và động vật rừng, phù hợp với địa bàn, vùng sinh thái và điều kiện phát triển chăn nuôi từng vùng. Xây dựng các mô hình chăn nuôi bền vững ở các tỉnh trung du và miền núi.

Nghiên cứu, sản xuất thức ăn chăn nuôi, thử nghiệm gây giống cây trồng

đặc sản, lai tạo các giống mới.

* Một số thành tích nổi bật của chi nhánh công ty

Phối hợp tham gia các dự án đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: 04 đề tài

- Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp bộ: 03 đề tài - Dự án giống cấp bộ: 01 dự án

- Dự án cấp tỉnh: 01 dự án.

Nhiều thành tựu khoa học xuất sắc được áp dụng vào thực tiễn của sản xuất.

4.1.3. Tình hình sn xut ca trang tri

4.1.3.1. Tình hình sản xuất của của cây thức ăn chăn nuôi

Từ năm 2006 đến nay trang trại đã có chủ trương đưa cây thức ăn có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao vào sản xuất. Từ chỗ thiếu thức ăn, đến nay trang trại đã có thể cung cấp đủ thức ăn, đến nay trang trại đã có thể cung cấp

đủ thức ăn vào mùa mưa và dự trữ vào mùa khô. Trang trại hiện có hàng chục giống cây thức ăn như: cỏ Mulato, VA06, voi, ghinê, , ghinê TD-58, Năng suất cỏđạt trung bình 4kg/m2/lứa cắt.

Hàng năm trang trại đã chuyển giao hàng chục tấn cỏ giống cho các hộ

nông dân trên địa bàn và các tỉnh trong cả nước. Trang trại không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng cây thức ăn. Trang trại vẫn tiếp tục nghiên cứu và

đưa vào sản xuất giống cây thức ăn có năng suất và chất lượng cao hơn. Đến nay mô hình này đã bước đầu cho kết quả ưu việt, đã và đang được nghiên cứu và tiếp tục phát triển.

4.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi ngựa

Nước ta có điều kiện tư nhiên đặc thù, nên ngựa là một con gia súc gắn bó với đời sống của nhân dân và các dân tộc miền núi từ lâu đời. So với gia súc khác con ngựa có giá trị toàn diện. Ngoài ra ngựa còn đóng vai trò quan trọng ngựa đóng vai trọng trong lĩnh vực y học văn hoá. Thịt, xương ngựa có giá trị

dinh dưỡng cao. Tuy nhiên đàn ngựa nước ta còn phát triển chậm, số lượng ít, tầm vóc nhỏ.

Tổng đàn ngựa của trang trại gồm: 50 con ngựa giống quốc gia - Đực giống có 2 con.

- Ngựa cái giống có 30 con

- Ngựa con có 18 con trong đó có 6 con đẻ trong năm 2013, 12 con đẻ

trong năm 2014 ( tính đến tháng 6 năm 2014).

4.1.3.3. Sản xuất các sản phẩm từ ngựa

So với các gia súc khác ngựa có một giá trị kinh tế toàn diện, các sản phẩm từ ngựa như thịt, cao ngựa, đều có giá trị kinh tế hơn so với các gia súc khác.

4.1.3.4. Công tác thú y

a. Tình hình vệ sinh phòng bệnh

Để phòng tránh và hạn chế do dịch bệnh gây ra. Hàng năm trang trại

đã thực hiện nghiêm ngặt phòng bệnh trên đàn gia súc. Thường xuyên tiêu

độc, vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Vì vậy mà từ trước đến nay chưa xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, của trang trại.

Chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh là việc làm hết sức quan trọng nhằm đảm bảo sức khoẻ và khả năng chống đỡ bệnh tật ở mức cao nhất. Do đó, vấn đề vệ sinh phòng bệnh luôn được đề cao và quan tâm hàng đầu.

Trong khu vực trại chăn nuôi, chuồng nuôi được thiết kế theo kiểu chuồng kín có rèm che, có hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống nước sạch luôn

được đảm bảo. Nền chuồng luôn khô ráo và được vệ sinh sạch sẽ. Cống rãnh xung quanh khu vực chuồng nuôi luôn được khơi thông thoáng, trước cửa chuồng có hố sát trùng bằng vôi bột.

* Phòng bệnh:

Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trang trại đã thực hiện triệt để quy trình vệ sinh thú y nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra. Tất cả đàn gia súc, đều được tiêm phòng đầy đủ, theo lịch phòng bệnh của trang trại thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn Nuôi. Đồng thời, định kỳ cho uống thuốc phòng một số bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá và hô hấp, bổ

sung Vitamin, tăng cường sức đề kháng cho đần gia súc.

- Hàng năm trang trại tiêm phòng định kỳ vào 2 đợt: đợt 1 vào tháng 3,4; đợt 2 vào tháng 9,10.

- Tiêm phòng ký sinh trùng đường máu cho ngựa 2 lần/năm.

- Tiêm phòng cho đàn lợn rừng theo lịch phòng bệnh của trang trại.

b. Công tác điều trị bệnh

Hằng ngày các bộ phận quản lý luôn kiểm tra theo dõi sát sao đàn gia súc để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời mang lại kết quả cao.

* Những bệnh thường xảy ra ở trang trại:

- Đối với ngựa thường mắc các bệnh: đau bụng ngựa, táo bón, đau mắt, tiên mao trùng...

- Đối với lợn thường mắc các bệnh : ỉa chảy, viêm phổi... - Đối với hươu thường mắc bệnh chướng hơi.

* Công tác điều trị và kết quả điều trị:

- Bệnh nội khoa đạt tỷ lệ khỏi 94-97% như: Chướng bụng đầy hơi, tắc nghẽn thực quản, cảm nắng…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng cho năng suất của cỏ VA06 (Varisme số 06) qua các thời vụ tại xã Tức Tranh- Phú Lương Thái Nguyên. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)