Để phát triển chăn nuôi động vật nói chung và động vật nhai lại nói riêng thì một trong những vấn đề cơ bản cần phải giải quyết là nguồn thức ăn xanh. Có hai phương thức để cung cấp dinh dưỡng cho gia súc nhai lại, đó là nguồn thức ăn thô xanh (trên 60% nhu cầu dinh dưỡng của gia súc nhai lại được thoả
mãn bằng thức ăn thô xanh). Chính vì vậy, nguồn thức ăn thô xanh được đặc biệt chú ý nhất là đối với nước kinh tế còn kém phát triển cũng như các nước phát triển.
Sau cuộc “Cách mạng về thức ăn gia súc” ở Tây Âu, mà đặc biệt là ở
Anh đã tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, đồng cỏ ngày càng được phát triển đúng với vai trò của nó.
Theo Điền Văn Hưng (1974) [5], ở Pháp vào năm 1942 chỉ có 4 triệu ha trồng cỏ và 15 triệu ha ngũ cốc thì đến năm 1974 đã thay đổi: 12 triệu ha trồng cỏ và 8 triệu ha ngũ cốc.
Ở Liên Xô cũ đã tăng diện tích trồng từ 2,1 triệu ha (1913) lên 7,3 triệu ha (1933) và đến năm 1961 diện tích đã lên tới 51,9 triệu ha. Diện tích cỏ
không những tăng lên mà việc nghiên cứu, chọn lọc các giống cây cỏ năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đã được chú trọng. Ngoài giống cỏ nguyên chủng người ta còn lai tạo ra những giống cỏ có năng suất và chất lượng tốt.
Đây là những thành tựu đáng kể góp phần giải quyết thức ăn cho gia súc cả về
số lượng và chất lượng. Theo ước tính hiện nay trên thế giới, gia súc sử dụng khoảng 3,4 tỷ ha đất dùng cho chăn thả và dùng cho sản xuất thức ăn gia súc diện tích này được đánh giá là lớn hơn 2/3 diện tích sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
Theo nghiên cứu cỏ có thể phát triển tốt ở đất thoáng nước tốt, có tích acid và kém màu mỡ. Tuy nhiên, cỏ cũng có khả năng phát triển tốt ở nơi đất không thoáng nước trong thời gian ngắn. ở các nước như: Nam Phi, Nam Mỹ, Mỹ, Tiệp… các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công và đưa vào sử dụng nhiều giống cỏ cho năng suất, chất lượng tốt.