* Số liệu về khí hậu thời tiết
Thu thập số liệu khí hậu thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm với các chỉ tiêu về lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm của các tháng trong năm thông qua trạm khí tượng thuỷ văn của Thái Nguyên.
* Tốc độ tái sinh (cm/ngày ).
Tốc độ tái sinh của cỏ cho biết tốc độ mọc lại của cỏ từ lứa cắt trước cho tới lứa cắt sau. (Viện chăn nuôi,1977).[17].
+ Xác định bằng cách: Sau khi cắt lứa trước định kỳ cứ 10 ngày đo 1 lần bằng thước gậy cho tới khi cắt lứa tiếp theo (50 ngày một lứa cắt). Tốc độ
tái sinh của cỏ trong 1 lần đo được tính bằng tốc độ tái sinh trung bình của tổng số cây thí nghiệm (ứng với 1 vụ nghiên cứu), cứ tiếp tục như vậy cho
đến khi được cắt (50 ngày).
L (cm/ngày) = L
2- L1
T Trong đó: L: Tốc độ tái sinh
L1: Chiều cao cỏđo lần trước L2: Chiều cao cỏđo lần sau
T: Khoảng cách giữa 2 lần đo (10 ngày) * Độ cao thảm cỏ khi thu hoạch (cm)
Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cỏ, đồng thời có thể dự đoán
được năng suất chất xanh của giống cỏ. Đo tất cả các lứa cắt trong năm, cách
đo tương tự như như phần đo tốc độ sinh trưởng. Mỗi ô đo 5 điểm theo phương pháp đường chéo lập lại 3 lần và lấy số liệu trung bình (Viện chăn nuôi, 1977) [17].
* Đo chiều cao cỏ thí nghiệm.
Cách theo dõi: Sử dụng phương pháp đường chéo hình chữ nhật, lấy ngẫu nhiên 5 điểm trên đường chéo (như hình vẽ).
Cắm cọc đánh dấu và đo trong suốt thời gian thí nghiệm. Sau khi cắt cỏ
thì cứ 10 ngày ta đo một lần, định kỳ 10, 20, 30 , 40, 50 ngày thì đo.
Cách đo: Dùng thước thẳng có chia độ chính xác đến từng mm để đo chiều cao cây. Khi đo đặt thước sát vào gốc cây sao cho thước vuông góc với mặt đất, rồi đo từ mặt đất đến lá dài nhất. Đo vào buổi sáng sớm khi cỏđã khô sương, lá cỏ không bị héo và rủ xuống.
* Năng suất chất xanh (tấn/ha)
Được theo dõi qua các lứa cắt trong năm. đó là toàn bộ khối lượng cỏ
ngay sau khi cắt, không có nước tự do trên mặt sản phẩm.
Năng suất chất xanh được tính trên toàn bộ diện tích thí nghiệm rồi tính ra sản lượng đạt được/ha/lứa.