Sau khi phun thuốc ở lần kiểm tra thứ nhất phần lớn mối đã rút về tổ tuy nhiên một vài bẫy vẫn còn mối. Ở lần kiểm tra sau mối có xu hướng tăng lên ở một số bẫy trong lần kiểm tra trước mà vẫn còn mối.
Nguyên nhân là do:
- Mối không đến ăn hoặc đến ăn quá ít, mục đích nhử mối ra để diệt mối không đạt được.
- Khi kiểm tra đã gây động nhiều cho mối do đó mối bỏ đi và không đến ăn mồi nhử.
- Thời tiết mưa nhiều mối ít đi lại và gây ướt mồi nhử.
* Sau 3 lần điều tra, đo tỷ lệ và mức độ hại của mối
Kiểm tra mức tăng chiều dài, chiều rộng vết hại trước và sau khi tiến hành thí nghiệm kết quả thể hiện trong các bảng số liệu sau:
Bảng 4.17. Mức độ hại do mối ở biện pháp thử nghiệm thuốc hóa học
Đơn vị: cm
Công thức Trước khi phun Sau khi phun
Sau 10 ngày Sau 20 ngày
Ô đối chứng CD 17,36 17,80 18,56
CR 7,86 8,03 8,48
Thuốc PMC 90 CD 15,88 15,91 16,45
CR 6,57 6,82 7,29
Thuốc Map Sedan 48EC
CD 16,60 16,71 17,38
CR 7,87 7,98 8,29
Bảng 4.18. Tỷ lệ tăng mức độ hại của mối ở các công thức
Đơn vị: cm
Công thức Chỉ số tăng mức độ hại Tổng số giảm Sau 10 ngày Sau 20 ngày
Ô đối chứng CD +0,44 + 0,76 + 1,2
CR +0,17 + 0,45 + 0,62
Thuốc PMC 90 CD + 0,03 + 0,62 + 0,65 CR + 0,25 + 0,47 + 0,72 Thuốc Map sedan
48EC
CD + 0,11 + 0,67 + 0,78
CR +0,11 + 0,31 + 0,42
Ghi chú: (CD: chiều dài vết hại, CR: chiều rộng vết hại) (+): Tăng
Để đánh giá được hiệu lực của 2 loại thuốc trên có khác so với công thức đối chứng hay không tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố chiều dài vết hại ở lần kiểm tra cuối cùng để lấy kết quả đánh giá chung cho toàn thí nghiệm.
Bảng 4.19. Kiểm tra sự sai khác giữa các ô thí nghiệm trong thí nghiệm biện pháp hóa học
Đơn vị: cm
Công thức Trước khi phun thuốc
Sau khi phun thuốc Tổng theo công thức Trung bình Sau 10 ngày Sau 20 ngày OĐC 17,36 17,80 18,56 53,72 17,91 PMC 90 15,88 15,91 16,45 48,24 16,08 Map sedan 48 EC 16,60 16,71 17,38 50,69 16,89 ∑Sj 49,84 50,42 52,39 152,65 50,88
Từ kết quả bảng trên qua xử lý phần mềm Excell. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho thấy:
Kết quả cho thấy Ftính> F0,05, có thể kết luận chắc chắn rằng kết quả ở 2 công thức khác nhau và chứng tỏ biện pháp phun thuốc hóa học có ảnh hưởng rõ đến sự hoạt động của mối.
Kết quả ở các bảng trên cho thấy mức độ hại ở cả OTN và OĐC có sự tăng lên. Nguyên nhân là do chúng tôi sử dụng thuốc hóa học diệt mối theo cơ chế lây nhiễm, sau khi phun những con mối thợ chưa chết ngay mà cần có một khoảng thời gian đủ để trở về tổ và lây thuốc cho toàn bộ tổ mối. Trong khoảng thời gian đó mối thợ vẫn có thể gây hại thêm. So sánh giữa OĐC và OTN khi sử dụng 2 loại thuốc hóa học có sự chênh lệch rõ, ở OTN lần điều tra thứ nhất sau khi phun thuốc tăng lên là do ta dùng mồi nhử sau 10 ngày mới phun thuốc. Do đó mối vẫn hoạt động trong thời gian này. Sau khi phun thuốc thì hoạt động của mối đã giảm đi nhiều.
Ở công thức đối chứng mức độ hại vẫn tiếp tục tăng lên do điều kiện thời tiết mùa hè mưa nhiều, độ ẩm cao, ít ánh sáng, mật độ dày. Tạo điều kiện thuận lợi cho mối phát triển và gây hại.
14.5 15 15.5 16 16.5 17 17.5 18 18.5 19 truớc thí nghiệm sau 10 ngày sau 20 ngày ô đ i ch ng thu c PMC 90 thu c Map sedan48EC
* Tìm ra công thức trội nhất giữa 2 công thức.
Tìm ra công thức trội nhất: Số lần lặp ở các công thức bằng nhau:
Ta tính LSD= ta/2 ×SN × 2
b = 2,45× 0,216×23= 0,93 LSD là chỉ tiêu sai dị bảo đảm nhỏ nhất
ta/2= 2,45 với bậc tự do df = a(b-1) = 6 a = 0.05 (phụ biểu 4) SN là Sai tiêu chuẩn ngẫu nhiên.
Bảng 4.20. Bảng sai dị từng cặp Xi −Xj cho chiều dài vết hại
CT2 CT3
CT1 1,83* 1,02*
CT2 0,81-
Ghi chú:
(*) 2 công thức có sự sai khác rõ. (-) 2 công thức không có sự khác nhau.
Những cặp sai dị nào lớn hơn LSD được coi là có sự sai khác rõ giữa 2 công thức và có dấu (*). Qua bảng trên ta thấy công thức 1 có Xmax1 là lớn nhất có sự sai khác rõ. Do đó công thức 2 là công thức trội nhất. Hay biện pháp sử dụng thuốc PMC 90 trội hơn loại thuốc còn lại.
Hình 4.15:Thuốc trừ Mối PMC 90 Hình 4.16:Thuốc Map Sedan 48EC
Hình 4.17: Đặt mồi nhử Mối Hình 4.18: Mồi nhửđặt sau 10 ngày bằng gỗ Trám