Biện pháp sinh học

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ Mối (Isoptera) hại rừng trồng Keo xen Bạch đàn tại xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 29)

Dựa vào kinh nghiệm của địa phương thì rắc lá và hạt cau có thể hạn chế sự phá hoại của mối do mối thợ rất sợ mùi lá cau và hạt cau.

Phương pháp tiến hành: Lập 3 OTC ở 3 quả đồi khác nhau làm thí nghiệm, mỗi OTN lập một OĐC, trong OTN và OĐC lập 5 ô dạng bản tiến hành điều tra tất cả cây trong các ODB. Dùng lá cau tươi băm nhỏ vãi xung quanh gốc cây bị nhiễm mối. Trung bình khoảng 1kg/ gốc cây. Tiến hành điều tra tỷ lệ và mức độ bị hại trước và sau khi thí nghiệm cả trong OTN và OĐC. Lần kiểm tra sau cách lần kiểm tra trước 10 ngày.

Kết quả ghi vào mẫu bảng 3.4.

Để thấy rõ khả năng hạn chế mối của lá cau tươi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố chiều dài vết hại theo mẫu bảng 3.5.

- Thí nghiệm nhử bằng mồi bã mía

Dựa vào kinh nghiệm nhử mối của người dân địa phương dùng bã mía rắc xung quanh gốc cây bị mối hại. Lập 3 OTC ở 3 quả đồi khác nhau làm thí nghiệm, mỗi OTN lập một OĐC, trong OTN và OĐC lập 5 ô dạng bản tiến hành điều tra tất cả cây trong các ODB. Trung bình 01 kg/ gốc cây. Tiến hành đo vết hại và so sánh với trước khi thí nghiệm.

Kết quả ghi vào mẫu bảng 3.4.

Tiến hành phân tích phương sai một nhân tố chiều dài vết hại để thấy rõ hiệu quả hạn chế độ hại của mối bằng bã mía theo mẫu bảng 3.5.

- Thí nghiệm phun nước vỏ, lá xoan ta

Phương pháp tiến hành: Lập 3 OTC trên 3 quả đồi khác nhau ở rừng trồng Keo, mỗi OTC có diện tích 1000 - 2500m2, trên mỗi OTC lập 5 ODB, mỗi ODB có diện tích là 100m2. Mỗi thí nghiệm có một OĐC, OĐC phải ở trên quả đồi cách xa OTN khoảng từ 50 - 100m. Trong các ODB điều tra hết các cây. Sau khi điều tra xong tiến hành phun chế phẩm nước lá và vỏ cây Xoan ta.

Một kg lá xoan ta giã nhỏ, lọc với 20 lít nước bỏ bã, lọc sạch.

Cách phun:

Phun 0,2 lít/m theo vết hại có chiều dài 1m trên thân cây.

Sau khi phun tiến hành kiểm tra lại hoạt động của mối sau 10 ngày/1 lần. Kết quả ghi vào mẫu bảng 3.4.

Tiến hành phân tích phương sai một nhân tố chiều dài vết hại theo mẫu bảng 3.5.

3.4.4.4. Biện pháp hóa học

Nguyên lý: Sử dụng thuốc diệt mối tận gốc có nguồn gốc hóa học theo phương pháp lây nhiễm. Sử dụng phòng trừ mối thông qua đường tiếp xúc, mối thợ khi đi kiếm ăn dính thuốc không chết ngay mà còn đủ thời gian về tổ, thuốc ngấm dần qua da, các con mối này mất dần bản năng thường có, hoảng loạn chạy lung tung khắp tổ. Mối bị chết dần, tổ mối bị mất dần cân bằng sinh thái, ô nhiễm vi sinh vật, nấm mốc chiếm lĩnh hủy hoại toàn bộ tổ. Như vậy để tiến hành “diệt mối theo phương pháp lây truyền” phải thông qua 4 bước:

- Điều tra khảo sát - Nhử mối

- Phun thuốc

- Nghiệm thu và kiểm tra đánh giá kết quả

Phương pháp: Trong thí nghiệm này chúng tôi sử dụng 2 loại thuốc hóa học diệt mối tận gốc

(+) Thuốc PMC90

Thành phần:

Natri flosilicat (Na2SF6): 70% Axit boric (H3BO3): 30% Đồng sunphat (CuSO4): 10% Chất phụ gia: 10%

Cách dùng: Chúng tôi tiến hành dùng mồi nhử bằng gỗ thông, gỗ trám và bã mía để ải sau 3 ngày rồi đem phủ xung quanh các gốc cây nhiều mối của OTN chờ 1 thời gian mối thợ đến ăn nhiều thì phun thuốc diệt mối.

(+) Thuốc Map Sedan 48EC

Thành phần: Chlorpyrifos 400g/lít

Cách sử dụng:

Nồng độ pha: 30ml thuốc/1 lít nước. Đào rãnh sâu 5- 8cm quanh gốc và tưới 1- 2 lít nước tùy theo tuổi của cây. Nếu mối tấn công lên phần cổ rễ và gốc thân, thì tưới hay phun trực tiếp lên thân từ 50cm trở xuống cho nước thấm đều phần gốc và cổ rễ.

Cách tiến hành thí nghiệm:

Mỗi thí nghiệm lập 3 OTC (S=2500m2) và 1 OĐC. Mỗi OTC và OĐC lập 5 ODB (S=100m2). Sau đó tiến hành điều tra và đo chiều dài chiều rộng của các cây bị hại ở tất cả các ODB đồng thời đặt mồi nhử mối cho các thí nghiệm. 10 ngày sau đặt mồi nhử khi lượng mối thợ lên khai thác mồi nhử nhiều tiến hành phun thuốc. Sau đó kiểm tra đo lại chiều dài, chiều rộng vết hại và đếm số mối thợ còn lại trên mồi nhử 10 ngày/1 lần. Kết quả ghi vào mẫu bảng 3.4. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả kiểm tra số mối thợ còn lại sau phun thuốc được ghi vào bảng sau:

Mẫu bảng 3.7. Số lượng mối hại trên mồi nhử

Ngày điều tra:

Loại thuốc: Đơn vị tính: con

STT OTC STT bẫy Lần kiểm tra

Sau 10 ngày Sau 20 ngày

1 2 3

TB

Để so sánh khả năng hạn chế mối hại của các biện pháp kỹ thuật chúng tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố chiếu dài vết hại giữa ô thí nghiệm và ô đối chứng làm kết quả chung cho toàn thí nghiệm theo mẫu bảng sau:

Mẫu bảng 3.5. Kiểm tra sự sai khác giữa công thức đối chứng và ô thí nghiệm Lần điều tra (công thức) Trị số quan sát Tổng công thức chung Trung bình 1 X11X12 ...X1n S1 X1 2 X21X22...X2n S2 X2 ... i Xi1 Xi2...Xin Si Xi ∑ Pi1 Pi2...Pin S=∑ ∑ c n Xi X Trong đó:

Xij là trị số quan sát trước và sau khi thử nghiệm i là thứ tự công thức

Pi là tổng quan sát theo các lần nhắc lại thứ i Si là trị số bình quân của công thức thứ i C là số công thức

N là số lần nhắc lại

X là trị số quan sát bình quân ở mỗi công thức.

Sau khi xử lý số liệu trên phần mềm Excel, ta tính được Ftính:

- Nếu Ftính < F0,05 thì kết luận giữa các công thức thí nghiệm không có sự sai khác.

- Nếu Ftính > F0,05 thì kết luận giữa các công thức thí nghiệm có sự khác nhau. Chứng tỏ việc sử dụng phương pháp phòng trừ là có hiệu quả.

Sau đó tiến hành tổng hợp số liệu để phân tích kết quả và viết khóa luận.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Hiện trạng rừng trồng Keo và Bạch Đàn thuộc xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và kết quả điều tra mối hại rừng Keo và Bạch Đàn

Qua điều tra khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy rừng trồng tại xã Phấn Mễ đa số được trồng loài Keo, một số khu vực có trồng xen Bạch Đàn nhưng với diện tích nhỏ và mật độ thưa. Vì vậy, chúng tôi chỉ tiến hành điều tra và khảo nghiệm đối với rừng trồng Keo là chủ yếu.

4.1.1. Hin trng rng trng Keo và Bch Đàn

* Tình hình quản lý tại địa phương

Rừng trồng Keo tại xã Phấn Mễ chủ yếu là rừng thuần loài Keo tai tượng, một số diện tích nhỏ được trồng xen với Bạch Đàn. Tính đến nay diện tích rừng Keo của xã là 577.05 ha. Chủ yếu được trồng từ năm 2007 đến nay đã được 6 -7 tuổi, hàng năm vẫn được trồng bổ sung thêm. Hiện nay độ che phủ rừng tại xã chỉ đạt 19%. Do diện tích rừng mới trồng lớn, cây rừng chưa khép tán và chưa đến tuổi thành thục. Nhìn chung công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn được thực hiện tốt, đặc biệt quan tâm đến công tác trồng rừng. Làm tốt khâu chăm sóc rừng, không có cháy rừng xảy ra. Về công tác quản lý, khai thác lâm sản: Việc cấp phép, lập hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác, sản xuất và chế biến lâm sản thực hiện theo quy định. Đa số các xưởng chế biến lâm sản thực hiện đúng theo quy trình xuất, nhập xưởng về thủ tục giấy tờ.

* Tình hình sinh trưởng của rừng Keo

Địa bàn nghiên cứu có đặc điểm thời tiết khí hậu thuận lợi, đất đai rất thích hợp với loài cây Keo. Do vậy mà cây trồng sinh trưởng, phát triển rất tốt, trong giai đoạn rừng tuổi nhỏ hoặc mới trồng với những diện tích rừng trồng đúng thời vụ sinh trưởng phát triển nhanh hơn so với diện tích rừng trồng trái vụ. Nhiều lâm phần do người dân chăn thả gia súc bừa bãi làm gãy cây, đổ cây gây nên những vết thương trên thân cây, bên cạnh đó do công tác khai thác, phát dọn thực bì chưa đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại tấn công trong đó có các loài mối thuộc họ mối đất.

* Tình hình sinh trưởng của rừng Bạch Đàn

Cây Bạch Đàn không phải là cây trồng chính tại xã Phấn Mễ, đa số là cây tái sinh được trồng xen với rừng Keo, nhưng với mật độ thưa do người dân khi trồng Keo không bỏ đi mà để cây Bạch Đàn phát triển. Tuy nhiên, địa bàn nghiên cứu có đặc điểm thời tiết khí hậu thuận lợi, do vậy mà cây trồng sinh trưởng, phát triển rất tốt. Bên cạnh đó do công tác khai thác, phát dọn thực bì chưa đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại tấn công trong đó có các loài mối.

* Công tác phòng trừ sâu bệnh hại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với công tác phòng trừ sâu bệnh hại chưa được quan tâm nhiều ở giai đoạn rừng trồng. Chủ yếu thực hiện công tác phòng trừ sâu bệnh hại ở giai đoạn vườn ươm được trú trọng hơn. Nhiều nơi khi có dịch mới triển khai phòng trừ dập dịch, do vậy cán bộ quản lý và người dân còn bị động trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại. Đối với mối hại, người dân ít hoặc chưa biết về khả năng gây hại của mối, chính vì vậy mà chưa có biện pháp phòng trừ cụ thể nào để áp dụng cho rừng trồng keo của mình. Chủ yếu thực hiện các biện pháp lâm sinh như phát dọn cây bụi, dây leo, cây gẫy đổ. Cây bị mối hại thường để lại vết thương trên thân, cây sinh trưởng kém, năng suất giảm, chất lượng gỗ khi khai thác kém phẩm chất.

4.1.2. Kết quđiu tra phng vn

Qua kết quả điều tra phỏng vấn cán bộ lâm nghiệp xã Phấn Mễ và một số hộ dân có trồng Keo trên địa bàn nghiên cứu chúng tôi có thể thấy được tình hình mối hại cây Keo và công tác phòng trừ mối hại Keo trên địa bàn như sau:

+ Theo bác Hoàng Ngọc Khanh phó ban lâm nghiệp xã Phấn Mễ cho biết: “Tổng diện tích rừng trồng Keo trên địa bàn xã (tính đến năm 2014) là 577,05 ha, được trồng từ năm 2007, hàng năm vẫn tiếp tục trồng bổ sung. Mối gây hại bắt đầu từ mùa xuân đến cuối mùa thu, mối phân bố rải rác và gây hại ở tất cả các lâm phần. Tuy nhiên, ở những nơi gần nguồn nước, ao, hồ thì mối thường tập trung và gây hại nặng hơn so với những lâm phần cùng tuổi khác. Ngoài ra, những lâm phần tuổi nhỏ thì mối thường gây hại nặng hơn, gây chết nhiều cây”.

+ Qua điều tra phỏng vấn một số hộ dân trên địa bàn xã cho thấy: Hầu hết diện tích rừng Keo của các hộ dân đều bị nhiễm mối với mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy theo từng loại địa hình và tuổi của cây. Mối chủ yếu tấn công theo vết thương trên thân, cành và cổ rễ ăn vào trong gỗ gây rỗng thân cành làm giảm sự sinh trưởng, phát triển của cây, giảm phẩm chất lâm sản. Về biện pháp phòng trừ, chưa có cơ quan chuyên trách nào tổ chức tập huấn về phòng trừ mối hại rừng trồng Keo. Chủ yếu là người dân tự chủ động thực hiện một số biện pháp phòng trừ mối cho rừng Keo như: Phát dọn thực bì trước khi trồng, hàng năm tiến hành phát quang dây leo, bụi rậm, chặt bỏ gốc sau khai thác và chặt bỏ cây bị mối hại nặng.

4.1.3. Kết quđiu tra sơ b tình hình phân b mi hi

Kết quả điều tra sơ bộ tình hình phân bố mối hại trên địa bàn nghiên cứu được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.1. Kết quả điều tra tình hình phân bố mối hại Tuyến điều tra Số cây bị

mối hại

Tổng số

cây điều tra Tỷ lệ mối hại (M%)

1 14 59 23,73 2 11 48 22,92 3 9 45 20 4 11 54 20,37 5 9 56 16,07 Trung bình 10,8 52,4 20,62

Qua điều tra sơ bộ chúng tôi có thể kết luận rằng phần lớn rừng trồng ở đây đã bị nhiễm mối. Từ việc quan sát thực tế với kết quả tổng hợp như trên chúng tôi thấy mối hại rừng Keo tại địa bàn xã Phấn Mễ phân bố trên toàn khu vực và tỷ lệ cây bị nhiễm mối trung bình là 20,62%. Dựa và các số liệu trên ta có thể thấy tình hình mối hại ở khu vực đang ở mức độ nặng.

4.1.4. Kết quđiu tra t m t l cây nhim mi rng trng

Chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ nhiễm mối ở 3 đồi Keo xen Bạch Đàn trắng ở 3 độ tuổi khác nhau đó là: Đồi Keo ở tuổi 6 , đồi Keo ở tuổi 4, đồi Keo ở tuổi 2. Mỗi đồi Keo lập 3 OTC, diện tích mỗi OTC là 2500m2 ở 3 vị trí khác nhau chân, sườn, đỉnh.

4.1.4.1.Kết quảđiều tra tỷ lệ nhiễm mối và mức độ hại của mối đối với rùng Keo * Kết quảđiều tra tỷ lệ nhiễm mối đối với rừng trồng Keo

Sau khi tiến hành điều tra tỷ mỉ tỷ lệ mối hại rừng trồng Keo ở các độ tuổi: tuổi 6, tuổi 4 và tuổi 2. Kết quả số liệu thu thập được chúng tôi tổng kết trong các bảng số liệu sau:

Bảng 4.2.a. Kết quả điều tra tỷ lệ cây nhiễm mối ở rừng trồng Keo 6 tuổi

Đơn vị tính : Cây

STT OTC Số cây bị hại Số cây điều tra M(%) Đánh giá mức độ nhiễm mối

1 13 100 13,00 Vừa

2 7 100 7,00 Nhẹ

3 8 105 7,62 Nhẹ

Trung bình 9,33 101,67 9,21 Nhẹ

Bảng 4.2.b. Kết quả điều tra tỷ lệ cây nhiễm mối ở rừng trồng Keo 4 tuổi

Đơn vị tính : Cây

STT OTC Số cây bị hại Số cây điều tra M(%) Đánh giá mức độ nhiễm mối

1 21 102 20,58 Nặng

2 17 100 17,00 Nặng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 12 103 11,65 Vừa

Trung bình 16,67 101,67 16,41 Nặng

Bảng 4.2.c. Kết quả điều tra tỷ lệ cây nhiễm mối ở rừng trồng Keo 2 tuổi

Đơn vị tính : Cây

STT OTC Số cây bị hại Số cây điều tra M(%) Đánh giá mức độ nhiễm mối

1 34 106 32,07 Rất nặng

2 24 100 24,00 Nặng

3 31 104 29,81 Rất nặng

Trung bình 29,67 103,33 28,62 Rất nặng

Qua các bảng 4.2.a; 4.2.b; 4.2.c cho thấy tỷ lệ nhiễm mối khác nhau ở các lứa tuổi, và ở các vị trí khác nhau. Trong đó tuổi rừng càng nhỏ thì tỷ lệ nhiễm mối càng cao. Trong cùng 1 độ tuổi thì ở vị trí chân đồi tỷ lệ nhiễm mối nặng hơn so với các vị trí khác trong khu vực. Nguyên nhân là do rừng tuổi nhỏ cây gỗ còn non, gỗ mềm và xốp hơn cây rừng tuổi lớn, khi cây rừng tuổi càng cao lượng gỗ lõi cứng nhiều, vỏ cây cứng và dày hơn.Vì vậy, mối hại rừng cây tuổi

nhỏ nhiều hơn rừng lớn tuổi. Ở vị trí chân đồi tỉ lệ nhiễm mối nặng hơn các vị trí khác vì ở nơi đó gần nguồn nước và có độ ẩm cao hơn ở nơi khác.

* Kết quảđiều tra mức độ hại do mối đối với rừng trồng Keo

Kết quả số liệu thu thập được chúng tôi tổng kết trong các bảng số liệu sau:

Bảng 4.3.a. Điều tra mức độ hại do mối ở rừng trồng Keo tuổi 6

Đơn vị tính : Cây STT OTC Tổng số cây điều tra Mức độ hại

Hại nhẹ Hại vừa Hại Nặng Hại rất nặng

1 100 5 6 2 0

2 100 6 1 0 0

3 105 5 3 0 0

Trung bình 101,67 5,33 3,33 0,67

Từ bảng số liệu trên ta có trung bình mức độ hại ở mỗi cấp là: R% Hại nhẹ= ×100= 67 , 101 33 , 5 5,24% R% Hại vừa = ×100= 67 , 101 33 , 3

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ Mối (Isoptera) hại rừng trồng Keo xen Bạch đàn tại xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 29)