Phương pháp xác định chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong thịt

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ nhiễm tổng số vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn coliforms và e coli trong sản phẩm thịt lợn chế biến thu thập trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 34)

Xác định chỉ tiêu tổng số VKHK trong mẫu thịt áp dụng theo TCVN 5165:1990 [19].

* Nguyên tc

Sử dụng kỹ thuật đổ đĩa, đếm khuẩn lạc trên môi trường Plate Count Agar (PCA) có pH = 7,0 ± 0,2; ủ hiếu khí ở 370C trong thời gian 24-48h. Số lượng VKHK có trong 1gram mẫu theo số khuẩn lạc đếm được tỷ lệ đĩa thạch nuôi cấy theo các nồng độ khác nhau.

* Môi trường và hóa cht

- Môi trường sử dụng là Plate Count Agar có pH = 7,0 ± 0,2. Môi trường được pha chế theo tỷ lệ 225 gram trong 1000ml nước cất. Cho môi trường vào trong bình thủy tinh vô trùng, hấp khử trùng ở 1210C trong 15 phút. Sau đó để môi trường nguội ở 450C, đổ ra các đĩa petri trong buồng nuôi cấy vô trùng bên cạnh ngọn lửa

đèn cồn.

- Dung dịch muối sinh lý 0,9%: Dùng để pha loãng mẫu. Dung dịch này được chứa trong các bình có thể tích 500ml hoặc 1000ml, hấp khử trùng và được phân phối thành các thể tích chính xác 9ml vào các ống nghiệm vô trùng.

* Cách tiến hành

- Chuẩn bị trước khi nuôi cấy: Trước khi tiến hành phân tích thực hiện đồng nhất các bước như sau: Lấy thịt lợn ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau, cho vào cối sứ vô trùng nghiền nhỏ. Cân chính xác trong điều kiện vô trùng 25 gram mẫu rồi cho vào bình tam giác đã chứa sẵn 225ml dung dịch đệm nước muối sinh lý đã được hấp khử trùng. Lắc đều trong một thời gian nhất định đảm bảo cho mẫu thịt tan hoàn toàn trong dung dịch nước muối sinh lý.

Đối với mẫu dạng lỏng, hút 10ml dịch cho vào bình tam giác chứa sẵn 90ml dung dịch nước muối sinh lý. Sau khi đồng nhất mẫu, dung dịch thu được có độ pha loãng 10-1 so với ban đầu.

Dung dịch đồng nhất tiếp tục được pha loãng theo dãy thập phân bằng cách dùng pipetman với đầu hút vô trùng chuyển 1ml dung dịch mẫu ở bình tam giác

đậm độ 10-1 sang ống nghiệm chứa sẵn 9ml nước muối sinh lý 0,9%; ta thu được dung dịch có độ pha loãng 10-2. Sau đó sử dụng pipetman có đầu hút vô trùng khác hút 1ml dung dịch mẫu ở ống nghiệm có đậm độ pha loãng 10-2 chuyển sang ống

nghiệm có chứa sẵn 9ml nước muối sinh lý 0,9%; ta thu được dung dịch có độ pha loãng 10-3. Thao tác tương tự như vậy để có được các dung dịch mẫu có nồng độ pha loãng 10-3, 10-4… cho đến khi có được dung dịch mẫu có độ pha loãng cần thiết.

Nếu đầu hút của pipetman có nguy cơ bị nhiễm tạp khuẩn trong quá trình thao tác (chạm tay, chạm mặt ngoài ống nghiệm, mặt ngoài bình chứa,…) thì cần phải thay đầu hút vô trùng khác.

- Nuôi cấy: Mẫu kiểm nghiệm nuôi cấy ít nhất 3 đậm độ liên tiếp, mỗi đậm độ

cấy vào 3 đĩa thạch và phải dùng que cấy riêng. Dùng pipetman với đầu hút vô trùng lấy 1ml dung dịch mẫu pha loãng ở các nồng độ khác nhau rồi nhỏ lên mặt thạch, láng đều sao cho dung dịch nuôi cấy phân bố đều trên mặt thạch. Sau đó cho vào tủấm ở nhiệt độ 370C trong thời gian 72 giờ rồi đọc kết quả. Sau 48 giờđếm sơ

bộ số khuẩn lạc mọc và sau 72 giờ tính kết quả chính thức.

Chọn những đĩa có tỷ lệ 15 - 300 khuẩn lạc ở các đĩa của 2 độ pha loãng liên tiếp. Sự phân bố các khuẩn lạc trên các đĩa nuôi cấy phải hợp lý: Độ pha loãng càng cao thì số khuẩn lạc càng ít. Nếu chênh lệch giữa các giá trị của 2 đậm độ nhỏ hơn hoặc bằng 2 thì tính (N – Số khuẩn lạc VKHK cho 1 gram thịt) bằng cách tính trung bình cộng tổng số khuẩn lạc của các đĩa trên theo công thức sau:

N = (n n )d V C . 1 , 0 2 1+ ∑

Trong đó: - N: Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong 1gram thịt. - C: Số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa đã chọn.

- n1, n2: Sốđĩa ở 2 đậm độ pha loãng liên tiếp đã chọn thứ 1, thứ 2. - d: Hệ số pha loãng của đậm độ pha loãng thứ 1.

10-1 10-2 10-3 1 ml

Hình 3.1: Sơđồ phân lập tổng số vi khuẩn hiếu khí

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ nhiễm tổng số vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn coliforms và e coli trong sản phẩm thịt lợn chế biến thu thập trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)