2.8.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm vi sinh vật trên thực phẩm. D. Agbodaze và cs (2005) [30] đã nghiên cứu sự
nhiễm các vi khuẩn Salmonella, Shigella, E. coli và Staphylococcus aureus trong
các sản phẩm thịt nướng bày bán trên các đường phố được chế biến từ thịt lợn và thịt bò. Caroline Vincent và cs (2010) [29] chỉ ra rằng sản phẩm thực phẩm bán lẻ
như thịt gà, thịt bò, thịt lợn có chứa E. coli là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng
đường tiết niệu. Xiaodong Xia và cs (2009) [36] đã có mô tả đặc điểm và sự hiện diện của độc tố Shiga của E. coli trong thịt bán lẻ. Herbert E. Hall and Robert Angelotti (1965) [35] nghiên cứu sự nhiễm vi khuẩn Clostridium perfringens trong
thịt và sản phẩm thịt. Macedo M.L et al (2009) [32] chỉ ra sự suy giảm của vi sinh vật trong thịt bò đông lạnh đóng gói hút chân không và mô tả thuật phát hiện vi sinh vật. Narapati Dahal (2007) [33] đã nghiên cứu tỷ lệ nhiễm và khả năng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella trong thịt gà nhập khẩu ở Bhuta. Ansen Roy Pond B.S (2010) [28] xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Samonella và E. coli trong thịt bò tươi và các sản phẩm từ thịt lợn được thu thập tại các cửa hàng bán lẻở Mexico.
2.8.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, trong nước cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về các chỉ tiêu vi sinh vật nhiễm trong thịt gia súc và gia cầm. Các quá trình điều tra khảo sát cũng
Theo kết quả điều tra của dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tại Hà Nội và Hồ Chí Minh như sau:
- Tại Hà Nội:
Kết quả phân tích vi sinh vật cho thấy:
+ Về ô nhiễm vi sinh vật chỉ điểm vệ sinh (đánh giá mức độ đảm bảo vệ sinh của thực phẩm): Trong số 72 mẫu thịt lợn có 28 mẫu có E. coli vượt quá giới hạn cho phép (chiếm 38,89%), trong số 72 mẫu thịt gà có 26 mẫu có E. coli vượt quá giới hạn cho phép (chiếm 36,11%).
+ Về ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh: Trong số 72 mẫu thịt lợn có 3 mẫu nhiễm
Salmonella (chiếm 4,1%) và 4 mẫu nhiễm Staphylococcus aureus vượt quá giới hạn cho phép (chiếm 5,5%), trong số 72 mẫu thịt gà có 6 mẫu nhiễm Salmonella (chiếm 8,3%) và 7 mẫu nhiễm Staphylococcus aureus vượt quá giới hạn cho phép (chiếm 9,7%).
- Tại TP Hồ Chí Minh:
Kết quả phân tích vi sinh vật cho thấy:
+ Về ô nhiễm vi sinh vật chỉ điểm vệ sinh (đánh giá mức độ đảm bảo vệ sinh của thực phẩm): Trong số 69 mẫu thịt lợn có 54 mẫu có E. coli vượt quá giới hạn cho phép (chiếm 78,3%), trong số 69 mẫu thịt gà có 66 mẫu có E. coli vượt quá giới hạn cho phép (chiếm 95,85%).
+ Về ô nhiễm vi sinh vật gây bênh: Trong số 69 mẫu thịt lợn có 4 mẫu nhiễm
Salmonella (chiếm 5,8%) và 37 mẫu nhiễm Staphylococcus aureus vượt quá giới hạn cho phép (chiếm 53,6%), trong số 69 mẫu thịt gà có 6 mẫu nhiễm Salmonella (chiếm 8,69%) và 41 mẫu nhiễm Staphylococcus aureus vượt quá giới hạn cho phép (chiếm 59,42%) [2].
Nguyễn Quang Tuyên, Lê Xuân Thăng (2008) [25] đã tiến hành nghiên cứu xác
định mức độ nhiễm một số vi khuẩn hiếu khí như: Staphylococcus aureus, Salmonella và E. coli trong thịt lợn tại TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Qua xét nghiệm 108 mẫu thịt lợn tại 3 khu vực chợ của TP Yên Bái sau các thời gian giết mổ khác nhau: 1 -2 giờ, 4 -5 giờ và 8 -9 giờđã cho thấy tình trạng giết mổ, dụng cụ bày bán, kiểm tra vệ sinh thú y chưa đáp ứng được VSATTP, thịt lợn bị nhiễm khuẩn cao. Tỷ lệ và mức độ nhiễm vi khuẩn trên thịt lợn trong quá trình bày bán ở chợ tăng dần theo thời gian tồn tại ở bàn thịt.
Ngô Văn Bắc và Trương Quang (2008) [1] khảo sát tình trạng nhiễm một số vi khuẩn như: Tổng số vi khuẩn hiếu khí, Coliforms, E. coli, Salmonella, Staphylococcus,
Clostridium perfringens trong thịt lợn sữa, lợn choai xuất khẩu tại một số cơ sở giết mổ trên địa bàn Hải Phòng. kết quả cho thấy chỉ có 4 mẫu trong số 75 mẫu không
đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Như vậy, có tới 94,67% mẫu thịt kiểm tra đủ điều kiện xuất khẩu.
Lã Văn Kinh và cs (2007) [15] nghiên cứu sản xuất thịt lợn an toàn chất lượng cao. Kết quả phân tích vi sinh trong mẫu thịt lợn điều tra cho thấy các mẫu đều có vấy nhiễm vi khuẩn hiếu khí, Coliforms, E. coli, Salmonella vượt cho phép theo TCVN 7047:2000.
Đây chính là nguyên nhân chính gây ngộđọc thực phẩm.
Trịnh Xuân Nhất (2007) [17] nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn
đường phố và một số yếu tố liên quan tại TP Thanh Hóa. Qua nghiên cứu 310 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Thanh Hóa với 310 mẫu bao gồm: Thịt và các sản phẩm từ thịt, bún và bánh phở, cá và các sản phẩm từ cá, rau muống, nem chua, giò chả, dụng cụ và bàn tay người chế biến thực phẩm, cho thấy: Tỷ lệ mẫu không
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU