Nội dung và nghệ thuật: 1 Nội dung:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Ngữ văn tuyển sinh vào 10 (Trang 46)

1. Nội dung:

a) Vẻ đẹp của những con người lao động trong sự hài hòa với thiên nhiên, vũ trụ:

- Vẻ đẹp của những con người lao động và công việc của họ (đoàn thuyền đánh cá) được đặt trong không gian rộng lớn của biển trời, trăng sao để làm tăng thêm kích thước, tầm vóc và vị thế.

- Sự hài hòa giữa con người lao động và thiên nhiên vũ trụ còn thể hiện ở sự nhịp nhàng giữa nhịp điệu vận hành của thiên nhiên, vũ trụ và trình tự của công việc lao động của đoàn thuyền đánh cá.

b) Sự giàu đẹp của thiên nhiên biển cả (Những bức tranh đẹp, rộng lớn, kế tiếp nhau về thiên nhiên và đoàn thuyền đánh cá):

- Cảnh biển vào đêm

- Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển

- Hình ảnh đẹp lộng lẫy và rực rỡ của các loài cá trên biển.

2. Nghệ thuật:

- Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn

- âm hưởng vừa khỏe khoắn sôi nổi, vừa phơi phới bay bổng (lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng...)

- Cách gieo vần nhiều biến hóa linh hoạt tạo sức dội, sức mạnh và tạo sự vang xa, bay bổng.

IIi. phân tích Bài thơ:

* Yêu cầu: Tập trung làm nổi bật một số luận điểm sau:

a) LĐ 1: Ngay mở đầu bài thơ ta đã nghe thấy âm hưởng bài ca lao động ngân vang,

- Đó là cảnh ra khơi trong buổi hoàng hôn thật huy hoàng, tráng lệ, đầy sức sống : “Mặt trời … sập cửa”

- Phân tích điểm nhìn của thơ.

- Phân tích cảm nhận độc đáo của tác giả về hình ảnh mặt trời … qua biện pháp so sánh và nhân hoá.

Quang cảnh kỳ vĩ của thiên nhiên vào đêm thể hiện một chu kỳ tuần hoàn của thiên nhiên ấy lại là sự mở đầu một ngày lao động mới của con người :

“Đoàn thuyền … gió khơi”

- Phân tích từ “lại”  điệp từ thể hiện công việc thường xuyên.

- Phân tích “câu hát căng buồm” – 1 ẩn dụ hay  biến cái ảo thành cái thực  khí thế phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền và niềm vui, sức mạnh người lao động trên biển, làm chủ cuộc đời đang chinh phục biển khơi.

- Phân tích khổ thơ thứ 2 : “Hát rằng … cá ơi” + Gợi sự giàu có của biển khơi. + Gợi sự quý giá  từ “bạc”.

+ Hình ảnh so sánh đẹp “Cá thu … như đoàn thoi”. + Hình ảnh nhân hoá tinh tế : “dệt”.

+ Từ “ta” đầy tự hào, không còn cái “tôi” cô đơn nhỏ bé …

b) LĐ 2: Tiếp theo niềm cảm hứng say sưa, bài ca lao động vẫn vang lên khoẻ

khoắn, ngợi ca cánh đánh cá trên biển dưới trời trăng sao. Tác giả sáng tạo những hình ảnh đẹp.

- Phân tích hai câu thơ khổ 3 : Hình ảnh nói quá.

+ Gợi sự nhịp nhàng, hoà quyện của đoàn thuyền với biển trời. + Gợi sự kì vĩ của con thuyền bỗng lớn lao ngang tầm vũ trụ.

+ Gợi sự khéo léo như nghệ sĩ của người dân chài và tâm hồn phóng khoáng, dũng cảm chinh phục biển cả.

- Phân tích sự cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của các loài cá quý qua nghệ thuật nhân hoá : rực rỡ, lấp lánh.

- Phân tích tiếng hát căng tràn mặt biển, gọi cá vào : + Gợi sự thân thiết.

+ Gợi niềm vui, phấn chấn yêu lao động. + Gợi cảm nhận chất thơ bay bổng lãng mạng.

+ Gợi sự giao hoà thân thiết, ưu ái của con người với biển quê hương, biển rất ân tình.

- Phân tích bức phác họa khoẻ khoắn về tư thế người dân chài. “Sao mờ … nắng hồng”

+ Câu thơ như tạo nên hình ảnh người lao động trên nền trời đang sáng dần, ửng hồng.

+ Từ “bạc”, “vàng” vừa gợi màu sắc sáng đẹp, vừa gợi sự quý giá, giàu có của biển ban tặng con người cần cù, dũng cảm.

c) LĐ 3: Nhưng có lẽ bài ca lao động ngân vang hào hùng nhất, hay nhất ở khổ thơ

cuối cùng : diễn tả cảnh đoàn thuyền thắng lợi trở về trong bình minh rực rỡ, tráng lệ.

- Phân tích : 4 câu đã dựng lên quang cảnh kì vĩ về cuộc chạy đua của con người (đoàn thuyền) với mặt trời.

- Huy Cận khắc hoạ đậm nét vẻ đẹp khoẻ khoắn của người dân chài (qua câu hát…) và vẻ đẹp giàu có của biển khơi.

- ý thơ phảng phất không khí thần thoại, anh hùng can, bản anh hùng ca lao động. - Phân tích cấu trúc lặp : như một điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương.

- Hình ảnh nhân hoá, nói quá  sức dồi dào, vẫn hăng say mạnh mẽ sau 1 đêm lao động vất vả của người dân chài.

Phần bài tập

Bài tập 1: Hãy viết 2 đoạn văn nghị luận nối tiếp nhau với yêu cầu sau:

- Đoạn 1: Nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.

- Đoạn 2: Nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ trên.

Gợi ý

Đây là bài tập luyện cho học sinh cách viết các đoạn văn nối tiếp nhau, có liên kết đoạn chặt chẽ, nhưng không cho biết chủ đề của mỗi đoạn. Do vậy, trước khi viết, học sinh phải tìm được chủ đề chung, liên kết nội dung của hai đoạn này. Tiếp đến, tìm chủ đề mỗi đoạn (là một mặt hoặc một gói, một khía cạnh của chủ đề chung). Vì thế, các em có thể có nhiều cách lựa chọn khác nhau, miễn là đều nói về ND và NT chính của các khổ thơ đó. Cách trình bày đoạn cũng tự do, thoáng.

Dưới đây là một số dự kiến về chủ đề của 2 đoạn văn: a) Bài ca lao động khoẻ khoắn ngân vang.

b) Cảm hứng về thiên nhiên và lao động hoà quện với nhau.

* Cách làm: Chủ đề ở phần (b).

a) Đoạn 1: (Có thể từ 10 -> 15 câu).

* Câu 1: Sự hoà quyện giữa hai nguồn cảm hứng về thiên nhiên và về lao động được tác giả Huy Cận thể hiện ở ngay 2 khổ thơ đầu của bài “Đoàn thuyền đánh cá”.

* Từ câu 2 -> 9: lần lượt phân tích cách cảm nhận và miêu tả độc đáo đoàn thuyền ra khơi trong buổi hoàng hôn huy hoàng tráng lệ.

- Cách cảm nhận về mặt trời lặn, làn sóng, không gian thật đặc sắc qua hình ảnh nhân hoá, so sánh -> gợi biển trời vào đêm thật đẹp, gần gũi như ngôi nhà thân quen, gợi sự bình yên đối với người dân chài. “DC”.

- Vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi, nhưng con người bắt đầu ngày lao động mới. “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”. Câu thơ khiến ta hình dung được cả một đoàn thuyền, chứ không phả một con thuyền đơn độc ra khơi. Từ “lại” diễn ra tả công việc quen thuộc thường ngày.

- Nhưng ở đây, tác giả không chỉ tả số đông của đoàn thuyền mà tả khí thế của đoàn thuyền đó ra khơi. Đặc tả qua “câu hát căng buồm”. NT ẩn dụ: khí thế hào hứng, phấn chấn, khoẻ khoắn bắt tay vào lao động của người dân chài. Tiếng hát vang toàn mặt biển ca ngợi cuộc sống làm chủ tự do, ca ngợi sự giàu đẹp của biển quê hương.

- Cảnh ra khơi huy hoàng, đầy khí thế hứa hẹn ngày thắng lợi.

b) Đoạn 2: (Có thể từ 7 -> 10 câu).

* Câu 1: (Đảm bảo liên kết với đoạn trên). Có thể viết:

Hai nguồn cảm hứng về TN và LĐ còn được lặp lại ở khổ thơ cuối bài, nhưng bay bổng hơn, phơi phới lạc quan hơn.

* Từ câu 2 -> 9 hoặc 10: Lần lược phân tích:

- Sự lặp lại của “câu hát” ở câu đầu -> vừa diễn tả vừa khẳng định niềm vui lớn, tinh thần lao động vẫn hứng khởi của người dân chài sau một đêm lao động miệt mài, hăng say trên biển.

- Hình ảnh nhân hoá “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” và “Mặt trời đội biển” thật gợi, thật kỳ vĩ và tráng lệ -> diễn tả sự chiến thắng của con người trước thiên nhiên, biển trời. Đoàn thuyền đánh cá thắng lợi trở về với những khoang cá đầy ắp, lấp lánh ánh mặt trời. Đoàn thuyền đã về đích trước mặt trời.

- Tác giả sử dụng kết cấu đầu cuối tương ứng khi nhắc lại các hình ảnh thơ trên, một lần nữa ca ngợi thiên nhiên giàu đẹp, con người lao động khoẻ khoắn, lạc quan ở tư thế làm chủ, ngày đêm bắt cá làm giàu đẹp hơn cho cuộc sống, cho quê hương, đất nước.

Bài tập 2: Bằng một đoạn văn quy nạp hoặc T-P-H, em hãy nêu cảm nhận của mình về vẻ đẹp của người lao động trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Trong đoạn viết, có sử dụng một câu cảm.

Gợi ý

a) Tìm hiểu đề:

* Nội dung: Chủ đề: Vẻ đẹp của người lao động trong bài “Đoàn thuyền đánh cá...”. * Hình thức:

- 1 đoạn văn T – P – H: câu chủ đề ở đầu, cuối đoạn. - Số câu: xấp xỉ 10 câu.

- Có 1 câu cảm.

- Đảm bảo sự liên kết giữa các câu.

b) Cách trình bày:

* Câu 1: (Nêu chủ đề của đoạn): dựa vào ND trên.

* Câu 2 -> 9: Lần lượt phân tích các ý, các hình ảnh đẹp:

- Hình ảnh người dân chài không được trực tiếp miêu tả nhiều trong bài thơ. Họ chỉ được đặc tả ở một hình ảnh duy nhất ta nhìn thấy được về dáng vẻ lao động: “kéo xoăn tay chùm cá nặng”, chỉ một hình ảnh đó thôi cũng giúp ta hình dung được vẻ đẹp cường tráng, khoẻ mạnh, ăn sóng, nói gió của người dân chài.

- Còn lại, trong toàn bài, vẻ đẹp của người ngư dân trên biển được miêu tả gián tiếp thông qua tiếng hát hào hùng, phấn chấn:

+ “Câu hát căng buồm”. + “Ta hát bài ca gọi cá vào”.

Qua tâm hồn yêu thiên nhiên gắn bó với biển cả, quê hương:

“Mặt trời... ...sập cửa”

hay: “ Thuyền ta... ...biển bằng”

và niềm lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống lao động, làm chủ biển trời. * Câu 10: Câu chốt chủ đề bằng câu cảm !

Bếp lửa

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Ngữ văn tuyển sinh vào 10 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w