Tóm tắt truyện:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Ngữ văn tuyển sinh vào 10 (Trang 115)

I. Giới thiệu về tác giả tác phẩm:

2.Tóm tắt truyện:

“Những ngôi sao xa xôi” là câu chuyện kể về ba nữ thanh niên xung phong: Phương Định, Nho, Thao – tổ trưởng, làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường ở một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, họ phải bình tĩnh đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom – công việc diễn ra từ ba đến năm lần mỗi ngày. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Cuộc sống của ba cô gái dù là khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản thơ mộng và đặc biệt họ gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội dù mỗi người một cá tính. Phương Định – nhân vật kể chuyện và cũng là nhân vật chính là một cô gái giàu cảm xúc, hay mơ mộng, hồn nhiên và luôn nhớ về những kỷ niệm với gia đình và thành phố của mình. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và chị Thao đã hết lòng lo lắng chăm sóc. Một cơn mưa đá bất chợt đến trên điểm cao khiến các cô hết sức vui thích.

Bài tập 10. Tập viết đoạn:

Để nêu suy nghĩ của mình về ba cô giá thanh niên xung phong trong truyện, một bạn học sinh viết: “Truyện đâu chỉ ca ngợi tinh thần dũng cảm của ba cô gái thanh niên sung

phong trên tuyến đường Trường Sơn quyết liệt mà truyện còn làm nổi bật tâm hồn trong sáng, thơ mộng, hồn nhiên, lạc quan của họ”.

a) Chép lại câu văn trên sau khi đã sửa hết các lỗi về chính tả và cách dùng từ.

b) Nếu coi đây là câu mở đầu cho một đoạn văn kiểu tổng hợp-phân tích-tổng hợp, thì theo em đề tài của đoạn văn ấy là gì? Đề tài của đoạn văn trước đó là gì?

c) Hãy viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng 10 – 12 câu văn để hoàn chỉnh đoạn văn với đề tài mà em vừa xác định. (Trong đó có ít nhất một lời dẫn trực tiếp và câu kết đoạn là một câu cảm thán).

Gợi ý:

- Câu văn đã được sửa lỗi và chép lại: “Truyện đâu chỉ ca ngợi tinh thần dũng cảm

của ba cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt mà truyện còn làm nổi bật tâm hồn trong sáng, thơ mộng, hồn nhiên, lạc quan của họ”.

+ Đề tài của đoạn văn đó là: Tâm hồn trong sáng, thơ mộng, hồn nhiên, lạc quan của ba cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Đề tài của đoạn văn trước đó là: Tinh thần dũng cảm của ba cô gái TNXP.

- Hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết nối tiếp sau câu mở đoạn đã được sửa lỗi, đảm bảo được những yêu cầu cơ bản sau về mặt nội dung:

+ Họ đều là những cô gái trẻ, dễ cảm xúc, hay mơ mộng, dễ vui nhưng cũng dễ trầm tư. + Dù nơi chiến trường khói lửa, họ vẫn luôn yêu đời: thích làm đẹp cho cuộc sống của mình (Nho thích thêu thùa, thích nhai kẹo. Thao hay làm dáng. Phương Định thích

ngắm mình trong gương, bó gối thơ mộng...); rất thích hát...

+ Dưới cơn mưa đá, cả ba đều vui thích, hồn nhiên như con trẻ.

* Bom đạn của kẻ thù, sự hi sinh gian khổ đã không thể làm cho tâm hồn các cô chai cứng, khô cằn mà ngược lại trái tim họ, tâm hồn họ vẫn luôn toả sáng, lung linh như những ngôi sao trên bầu trời. Họ thật đáng yêu và đáng trân trọng !

Một số bài tập về chữa lỗi chính tả Bài 1: Sau đây là đoạn mở bài một bài tập làm văn:

Được sáng tác vào thời kỳ của cuộc kháng chiến chống pháp – thời kỳ nhân dân và bộ độ sống, chiến đấu trong điều kiện hết sức dan khổ. Bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu đã phản ánh thật trân thực hiện thực đó. Bằng hàng loạt những chi tiết, những hình ảnh gợi tả có sức khái quát lớn. Bài thơ “Đồng chí” khắc hoạ thật cảm động tình đồng chí, đồng độ keo sơn, gắn bó và thiêng liêng. Sức cảm nhận tinh tế kết hợp với một hồn thơ lãng mạn bay bổng, bài thơ “Đông chí” – một thành công đặc sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

a) Chép lại đoạn văn trên sau khi đã chữa hết các lỗi sai về chính tả, về đặt câu và dấu chấm câu. (Khi chữa câu cần giữ nguyên ý của người viết, chỉ được thêm bớt rất ít từ).

b) Xác định chủ đề của bài tập làm văn.

c) Thay 2 từ trong 3 ngữ “Bài thơ Đồng chí” bằng từ khác để khỏi lặp từ.

d) Viết tiếp một đoạn nghị luận theo kiểu tổng phân hợp khoảng 10 câu phân tích tình đồng chí, đồng đội keo sơn của các anh bộ đội trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.

Bài 2: Cho những câu viết sau:

Bằng những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng kết hợp với phép ẩn dụ. Đó là những biện pháp tu từ quen thuộc của nhà thơ mà Nguyễn Du đã xử dụng để mô tả sắc đẹp của hai chị em Kiều. Từ hình giáng bên ngoài cho đến tâm hồn tính tình bên trong. “mỗi người một vẻ mười phần vẹn mười”. Thuý Vân với “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”. Có một vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang. Thúy Kiều, lại đẹp một cách “sắc sảo mặn mà”.

a) Chép lại câu trên sau khi đã sửa hết các lỗi về chính tả, về đặt câu và chấm câu. (Khi chữa cần giữ nguyên ý của người viết, chỉ được thêm bớt rất ít từ).

b) Những câu viết đó nói đến chủ đề gì?

c) Thêm câu chữ cần thiết vào hai câu cuối để các câu liên kết với nhau.

d) Viết nối thêm một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo kiểu tổng phân hợp để phân tích vẻ đẹp của Thuý Kiều.

Bài 3: Cho đoạn văn sau:

“Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, tác phẩm văn xuôi trữ tình có giá trị đầu tiên của văn học cổ nước ta thế kỷ XVI. Nhân vật chính của truyện là Vũ Thị Thiết. Nàng là cô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gái thuộc tầng lớp bình dân, tính tình thuỳ mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp hơn người. Từ khi về nhà chồng, nhất là sau khi chồng là Trương Sinh đi lính. Người vợ trẻ đó phải gánh chịu bao nỗi đắng cay oan khuất. Tuy vậy “Người con gái Nam Xương” ấy vẫn giữ chọn tình nghĩa thuỷ chung với chồng.

a) Chép lại đoạn văn trên sau khi đã sửa hết các lỗi về chính tả và về đặt câu. b) Chỉ ra chỗ người viết dùng phép thế.

c) Giải nghĩa các từ: oan khuất, tư dung. d) Có thể thay thế từ thuỳ mị bằng từ nào?

e) Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo kiểu tổng phân hợp để làm sáng tỏ ý câu chủ đề: “Vũ Thị Thiết là người vợ rất giàu tình nghĩa, thuỷ chung với chồng”.

Bài 4: Cho những câu viết sau:

Trong mùa xuân xứ Huế thật đẹp, xinh động và hấp dẫn. Chúng ta bất ngờ trước thái độ cảm nhận mùa xuân của tác giả: nhà thơ đã giơ tay hứng những dọt âm thanh của tiếng chim hót. Phải có tình yêu thiên nhiên đằm thắm, Thanh Hải mới sáng tạo được một hình ảnh độc đáo như vậy. Thanh Hải thi sĩ có tâm hồn tinh tế và nhạy cảm.

1) Chép lại những câu trên sau khi đã sửa hết các lỗi về chính tả, về đặt câu và chấm câu. (Khi chữa cần giữ nguyên ý của người viết, chỉ được thêm bớt rất ít từ).

2) a) Chỉ rõ chỗ người viết sử dụng phép thế trong liên kết câu.

b) Thay một trong hai từ Thanh Hải trong những câu trên bằng những từ đồng nghĩa thích hợp, để lời văn khỏi bị lặp từ.

3) Những câu viết đó nói về chủ đề gì?

4) Viết tiếp một đoạn văn nghị luận tổng phân hợp khoảng 10 câu phân tích hình ảnh đất nước ta cũng rộn ràng tươi sáng như mùa xuân đất trời.

Một số đề thi tham khảo

Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt Năm học 2006 – 2007

Đề chính thức Môn thi: Ngữ văn

Ngày thi: 16 tháng 6 năm 2006 Thời gian làm bài: 120 phút

Phần I (3 điểm)

Trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”, ghi lại cảnh chia tay của cha con ông Sáu, nhà văn Nguyễn Sáng viết:

Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.

(Sách Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục 2005, tr.199)

Câu 1: Vì sao khi chứng kiến giây phút này, bà con xung quanhnhân vật tôi có cảm xúc như vậy?

Câu 2: Người kể chuyện ở đây là ai? Cách chọn vai kể ấy góp phần như thế nào để

Câu 3: Kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

của dân tộc ta mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả.

Phần II (7 điểm)

Bài thơ “Cành phong lan bể” của Chế Lan Viên có câu: Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về... Bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận cũng có một câu thơ giàu hình ảnh tương tự.

Câu 1: Em hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó theo sách Ngữ văn 9 và cho

biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Câu 2: Con cá song và ngọn đuốc là những sự vật vốn khác nhau trong thực tế

nhưng nhà thơ Huy Cận lại có một sự liên tưởng hợp lý. Vì sao vậy? Câu thơ của ông giúp người đọc hiểu thêm những gì về thiên nhiên và tài quan sát của nhà thơ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 3: Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thơ

được chép theo yêu cầu ở câu 1:

Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kỳ thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương.

Em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch, trong đó có một câu ghép và một câu có thành phần tình thái.

---Hết---

Họ tên thí sinh:... Số báo danh:...

Chữ ký Giám thị số 1: Chữ ký Giám thị số 2:

Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt Năm học 2006 – 2007

Hướng dẫn chấm môn ngữ văn Phần I (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm)

Mọi người xung quanh và nhân vật tôi đều:

- Hiểu hoàn cảnh trớ trêu, éo le và sự hy sinh mà ông Sáu phải chịu đựng. 0,5đ

- Xúc động trước tình cảm sâu nặng, trọn vẹn của cha con ông Sáu và phần nào cả sự ân hận của bé Thu.

0,5đ

Câu 2 (1 điểm)

Học sinh nhận thấy:

- Người kể chuyện là ông Ba, người bạn chiến đấu thân thiết của ông Sáu 0,25 đ

- Tác dụng của cách chọn vai kể:

+ Làm câu chuyện trở nên khách quan đáng tin cậy, người kể có thể đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật.

0,25 đ

+ Chủ động điều chỉnh nhịp kể và xen vào những suy nghĩ, bình luận 0,25 đ

đ

Câu 3 (1 điểm)

Học sinh nêu đúng tên 2 tác phẩm và 2 tác giả của 2 tác phẩm đó 1,0đ

Phần II (7 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm)

Yêu cầu học sinh:

- Chép chính xác khổ thơ trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” (Chép sai hoặc thiếu 1 câu, trừ 0,25đ)

1,0đ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nêu đúng hoàn cảnh ra đời: năm 1958, trong chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh

0,5đ

Câu 2 (1,5 điểm)

Học sinh thấy được:

- Vì: trong thực tế cá song có thân dài nhiều chấm, vạch màu đen hồng nên dưới ánh trăng chúng bơi lội trông như rước đuốc.

0,5đ

- Hiểu thêm được: + Thiên nhiên biển đẹp huyền ảo, lung linh như đêm hội... + Tài quan sát tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng... của nhà thơ

0,5đ 0,5đ

Câu 3 (4 điểm)

Yêu cầu chung: Đoạn văn trình bày theo phép lập luận diễn dịch, có độ dài

khoảng từ 8 đến 10 câu, liên kết chặt chẽ, đủ lý lẽ và dẫn chứng làm rõ ý khái quát, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp...

4,0đ

Biểu điểm:

Điểm 4: Hoàn thành tốt các yêu cầu trên.

Điểm 3: Đạt phần lớn các yêu cầu trên (lý lẽ, dẫn chứng hoặc phân tích chưa thật đủ để làm sáng tỏ ý khái quát, còn mắc một số ít lỗi diễn đạt).

Điểm 2: Chỉ nêu được khoảng một nửa các yêu cầu trên (thiếu hẳn nửa số ý khái quát hoặc phân tích sơ sài, lan man, chủ yếu diễn xuôi ý thơ), bố cục chưa thật rõ ràng, vẫn còn một số lỗi diễn đạt

Điểm 1: Đoạn viết quá sơ sài, sai lạc ít nhiều về nội dung, còn thiếu lỗi diễn đạt.

Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc sai lạc hoàn toàn so với yêu cầu của đề.

* Lưu ý: - Không phải là đoạn diễn dịch (trừ 1,0đ)

- Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn (trừ 0,5đ) - Không có câu ghép (trừ 0,5đ) - Không có thành phần tình thái (trừ 0,25đ) - Không chép lại câu chủ đề (trừ 0,25đ)

Ghi chú: Điểm toàn bài là tổng điểm của 2 phần, không là tròn số.

Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội

---

đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Năm học 2007 – 2008

---

Thời gian: 120 phút

Phần I (7 điểm)

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...

Và sau đó, tác giả thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

...Bắc nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim !...

Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra

đời của bài thơ ấy.

Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho

biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên?

Câu 3: Dựa vào câu thơ trên hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập

luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.

Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu

thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.

Phần II (3 điểm)

Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự cảm thương sâu sắc. Nguyễn Dữ đã viết thành “Chuyện người con gái Nam Xương”. Đây là một trong những truyện hay nhất được rút từ tập truyện “Truyền kỳ mạn lục” của ông.

Câu 1: Giải thích ý nghĩa nhan đề “Truyền kỳ mạn lục”.

Câu 2: Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay

đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó đã nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kỳ ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao?

Đáp án và biểu điểm đề thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2007 – 2008 Phần I (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): HS nêu đúng:

- Tên tác giả: Viễn Phương (0,5 điểm). - Tên tác phẩm: Viếng lăng Bác (0,5 điểm).

- Nêu hoàn cảnh ra đời: Năm 1976, nước nhà thống nhất, lăng Bác vừa khánh thành, tác giả ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác (1 điểm).

(Nếu HS có cách diễn đạt khác mà đảm bảo đúng ý thì vẫn cho điểm)

Câu 2 (1 điểm): HS nêu được:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Ngữ văn tuyển sinh vào 10 (Trang 115)