Mở bài: Tự làm

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Ngữ văn tuyển sinh vào 10 (Trang 103)

I. Vài nét về tác giả tác phẩm: 1) Tác giả:

1.Mở bài: Tự làm

(ND: bé Thu – một đứa bé bướng bỉnh, đáo để nhưng lại thương cha hết mực).

2. Thân bài:

a) LĐ1: Bé Thu – một đứa bé bướng bỉnh, cứng đầu và gan lì.

- Khi gặp ông Sáu ở bến xuồng, nghe tiếng gọi tên mình, Thu “giật mình tròn mắt

nhìn”. Nó ngơ ngác, lạ lùng, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “má, má”. - 3 ngày nghỉ phép:

+ Thu xa lánh ông Sáu trong lúc ông tìm cách vỗ về, gần gũi. Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba.

+ Má doạ đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, gọi chắt nước cơm nhưng lại nói trổng.

+ Bác Ba nói mẫu nhưng Thu vẫn không gọi.

+ Bị dồn vào thế bí, nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước chứ không chịu gọi “ba”.

+ Thu đã hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung toé – bị đòn, không khóc, chạy sang nhà ngoại, cố ý khua cho dây xuồng kêu thật to.

→ Bé Thu thật là bướng bỉnh, cứng đầu và gan lì. Đến bác Ba cũng phải nghĩ “con bé đáo để thật”, còn ông Sáu thì không nén được: “Sao mày cứng đầu quá vậy?”.

→ Chính thái độ ương ngạnh, ngang bướng đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con. Lý do nó không nhận ba thật đơn giản, trẻ con, bất ngờ mà hợp lý.

Bài tập 4. Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng?

Gợi ý:

Có hai tình huống truyện sau:

- Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng điều trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi → đây là tình huống cơ bản của truyện.

- ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho cô con gái.

- Tình huống 1: Bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu đối với cha. - Tình huống 2: Biểu lộ tình cảm sâu sắc của ông Sáu đối với con.

Bài tập 5. Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu trích trong "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.

Gợi ý: Học sinh cần:

a. Phân tích được diễn biến tâm lý của bé Thu trước khi nhận ra cha: ngờ vực, lảng tránh, lạnh nhạt, xa cách, bị cha đánh nhưng không cãi, không khóc...

→ chuỗi hành động của bé Thu có sự bất thường đến ương ngạnh (vết thẹo dài trên má) → bé Thu yêu cha bằng một tình yêu ngây thơ, chân thật, sâu sắc đến kiêu hãnh, chỉ yêu ba người cha đích thực trong tấm hình chụp chung với má.

b. Phát triển được diễn biến tâm lí trong bé Thu khi nhận ra cha.

- Lần đầu bé Thu cất tiếng gọi ba → trạng thái tình cảm bấy lâu bị dồn nén đã bùng ra mạnh mẽ, hối hả cuống quýt xen cả hối hận của bé Thu.

→ Tình cảm bé Thu dành cho người cha thật sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi, đó là một đứa bé với nét cá tính cứng cỏi, tưởng như ương ngạnh nhưng Thu vẫn là đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của trẻ thơ. Đồng thời cũng khẳng định và ngợi ca tình cảm cha con bất tử.

Bài tập 6. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:

"Chúng tôi, mọi người kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: Ba... Ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!, ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa".

(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gợi ý:

- Thu hiểu ra vì sao ba nó có thẹo dài trên mặt, sự nghi ngờ được giải toả, trước phút ông Sáu phải lên đường, bé Thu cất tiếng gọi ba rồi nó níu giữ không muốn cho ba nó đi.

- HS hiểu được tình yêu ba hồn nhiên, mạnh mẽ, da diết qua hành động ch tiết: tiếng kêu như xé, dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba, nó hôn ba.

- HS cảm thông với bé Thu và mừng cho cha con bé.

→ Cuộc kháng chiến cứu nước đã khiến bao gia đình và thế hệ người mất mát, hi sinh nhưng đồng thời cũng giúp họ nhận rõ hơn giá trị lớn lao, thiêng liêng của hạnh phúc gia đình bình dị, đơn sơ.

Bài tập 7. Trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" ghi lại cảnh chia tay của cha con ông Sáu, nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết:

Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.

a. Vì sao chứng kiến giây phút này, ba con xung quanh và nhân vật tôi có cảm xúc như vậy?

b. Người kể chuyện ở đây là ai? Cách chọn vai kể ấy góp phần như thế nào để tạo lên sự thành công của "Chiếc lược ngà"?

c. Kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả?

Gợi ý:

a. Vì:

- Hiểu hoàn cảnh trớ trêu, éo le và sự hi sinh mà ông Sáu phải chịu đựng.

- Xúc động trước tình cảm sâu nặng, trọn vẹn trong cha con ông Sáu và phần nào cả sự ân hận của bé Thu.

b. Người kể truyện là ông Ba, người bạn chiến đấu thân thiết của ông Sáu, tác dụng của chọn vai kể:

- Làm cho câu truyện trở nên khách quan, người kể có thể đồng cảm, chia xẻ với các nhân vật.

- Chủ động điều chỉnh nhịp kể và xen vào những suy nghĩ, bình luận. - Các chi tiết, sự việc khác được bộc lộ rõ, làm truyện thêm sức hấp dẫn. c. - Bài thơ về tiểu độ xe không kính - Phạm Tiến Duật.

- Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê.

Bài tập 8. Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn "Chiếc lược ngà" - Nguyễn Quang Sáng trong SGK Ngữ văn 9 bằng một đoạn văn dài không quá 12 dòng giấy thi.

Bài tập 6. ý nghĩa nhan đề của truyện "Chiếc lược ngà": - Mơ ước trẻ thơ của bé Thu.

- Biểu tượng của tình yêu nhớ con vô bờ của ông Sáu.

- Tình đồng chí, đồng đội cao quý trong ông Sáu và ông Ba, của những người chiến sĩ cán bộ cách mạng.

- Kỉ vật thiêng liêng của tình cha con mãnh liệt.

+ Đầu mối và cầu nối các nhân vật, chi tiết chính làm nên cốt truyện chặt chẽ.

Bến quê

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Ngữ văn tuyển sinh vào 10 (Trang 103)