VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.3.8. Quan sát bào tử bắn, túi.
Tiến hành: Cấy nấm men trên môi trường khoai tây - glucoza theo hai đường vuông góc ở giữa sau đó úp ngược lên một đĩa Petri khác chứa cùng môi trường nhưng không cấy nấm men. Trong đĩa Petri này chứa 1 lamen vô trùng, để ở 200C sau 3 tuần bào tử bắn sẽ tạo thành các khuẩn lạc trên đĩa Petri chứa môi trường ở phía dưới và lấy phần lamelle mang các bào tử bắn để đưa đi quan sát dưới kính hiển vi.
3.3.9. Xác định nồng độ cồn theo phương pháp chưng cất.3.3.9.1. Xác định nồng độ chất khô bằng Chiết quang kế [9]. 3.3.9.1. Xác định nồng độ chất khô bằng Chiết quang kế [9].
Mục đích: Xác định khoảng thời gian thực hiện xong quá trình lên men. Khi quá trình lên men còn tiếp diễn thì giá trị chiết quang đo được sẽ thay đổi do có sự chuyển hóa từ đường thành rượu. Khi giá trị chiết quang không thay đổi chứng tỏ quá trình lên men đã xong.
Nguyên tắc: Dựa vào chiết suất để suy ra nồng độ dung dịch, khi nồng độ dung dịch tăng thì chiết suất tăng.
Tiến hành:
Hiệu chỉnh chiết quang kế về giá trị 0: Nhỏ một giọt nước cất ở 200C lên mặt kính đo. Chú ý không làm tạo bọt và đóng mặt kính lại. Điều chỉnh bằng vít vặn sao cho giải phân cách giữa 2 vựng sỏng tối rõ nét và trùng vào điểm 0.
Đo nồng độ chất khô: Đo nhiệt độ của dịch cần đo, nhỏ 1 giọt dịch đường lên mặt kính đo, đọc chỉ số tương ứng trên dải phân cách. nếu nhiệt độ khác 200C thì cần hiệu chỉnh kết quả theo bảng phu lục (Bảng hiệu chỉnh nồng độ chất khô đo được về nhiệt độ 200C).