- Tình hình thu nợ với DNVVN tại chi nhánh
2.3.2 Hạn chế và những nguyên nhân về chất lượng cho vay với DNVVN
2.3.2.1 Hạn chế
Thứ nhất về nguồn vốn huy động: chi nhánh huy động được lượng tiền gửi lớn và sử
dụng nhiều vốn để cấp tín dụng tuy nhiên quy mô tín dụng với DNVVN lại thấp, chưa tương xứng với nguồn vốn huy động.
Có thể thấy chi nhánh chưa có biện pháp triệt để nhằm nâng cao doanh số cho vay với DNVVN, mà chỉ chú trọng cho vay với các đối tượng khác (DN lớn, tập đoàn) với thời hạn trung dài hạn, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của chi nhánh đối với các khoản tiền gửi, khoản vay ngắn hạn của chi nhánh với các khách hàng khác.. và cũng không phù hợp với cơ chế quản lí vốn của các NHTM hiện nay.
Thứ hai về doanh số cho vay: NH thu hút được nguồn vốn hằng năm lớn nhưng
doanh số cho vay DNVVN lại ở mức thấp. Thể hiện chất lượng cho vay với DNVVN chưa cao, chưa tương xứng mục tiêu của BIDV. Chi nhánh mới chú trọng đến khách hàng truyền thống lớn như các DN lớn, chưa thực sự chú trọng đến các khách hàng tiềm năng, ví dụ như DNVVN.
Nếu Chi nhánh mở rộng và nâng cao hoạt động tín dụng với mọi thành phần kinh tế đặc biệt là DNVVN sẽ vừa có tác dụng tốt cho nền kinh tế, vừa tuân theo chủ trương nhà nước, vừa tăng lợi nhuận, thị phần, nâng cao hiệu quả tín dụng.
Thứ ba, về dư nợ tín dụng: chi nhánh mới chú trọng quan tâm tới các khoản tín
dụng ngắn hạn mà chưa quan tâm đúng mức đến khoản tín dụng trung dài hạn. Trong khi đó các khoản nợ quá hạn chủ yếu là nợ trung dài hạn. Hoạt động tín dụng trung dài hạn với DNVVN chưa đạt hiệu quả cao.
Thứ tư, nguồn thông tin NH: nguồn thông tin mà NH cần để đánh giá, phân tích còn
thiếu sót, sai và chưa kịp thời. Nhiều DN còn đưa số liệu không xác thực, báo cáo tài chính chưa qua kiểm toán, mà NH thì vẫn quá phụ thuộc vào số liệu khách hàng cung cấp. Việc giám sát khoản vay, quản lí thu hồi nợ vay,…còn khó khăn với nhiều cán bộ tín dụng, thường mất nhiều thời gian, công sức để thẩm tra.
Thứ năm, sản phẩm cho DNNVV của chi nhánh còn hạn chế. Một số sản phẩm cho
vay truyền thống chưa phù hợp với tính đa dạng của đối tượng DNVVN. Hầu hết các DNVVN có số vốn chủ sở hữu rất thấp và ít có tài sản thế chấp, cầm cố, cũng như không có người bảo lãnh, không lập được phương án sản xuất kinh doanh đủ sức thuyết phục, báo cáo tài chính không đủ tin cậy, số liệu không phản ánh thực trạng sản xuất kinh doanhvà tình hình tài chính của DN.
Bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh ngày càng nhiều NH thành lập, có xu hướng cạnh tranh không lành mạnh. Thêm vào đó giá vàng, giá đất, lãi suất, tỉ giá, thị trường chứng khoán diễn biến phức tạp ảnh hưởng công tác huy động vốn, tăng nguy cơ rủi ro với hoạt động của chi nhánh.