Phƣơng pháp nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 50)

2.1.1. Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để phân tích, rút ra kết luận từ các số liệu không ở dạng số, thƣờng liên quan tới ý tƣởng, nhận thức, hành vi của con ngƣời. Phƣơng pháp này bắt đầu đƣợc áp dụng trên thế giới từ đầu thế kỷ 19, nhằm khám phá những vấn đề chƣa nhiều ngƣời biết đến, tìm kiếm kiến thức chuyên sâu, cụ thể về một vấn đề kinh tế - xã hội hay hoàn chỉnh, bổ sung thông tin giải thích nguyên nhân cho những xu thế đƣợc phát hiện thông qua nghiên cứu định lƣợng.. Nói cách khác, nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng để trả lời câu hỏi “cái gì?”, “tại sao?”, “bằng cách nào?”…

Trong quá trình phân tích thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Kết cấu Kim loại và lắp máy Dầu khí, trƣớc hết cần tìm hiểu nội dung cách thức phân tích tài chính đang đƣợc tiến hành cụ thể tại đơn vị này. Các dữ liệu chủ yếu mang tính mô tả chi tiết, cụ thể, không thể đo lƣờng hay lƣợng hóa hoàn toàn, chẳng hạn cách thức theo dõi công nợ, hàng tồn kho, nghiệm thu, lên phiếu giá… đang áp dụng tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, sau khi sử dụng phƣơng pháp định lƣợng (đƣợc trình bày trong phần sau) để ghi nhận kết quả và hạn chế về phân tích tài chính tại Công ty cổ phần

39

Kết cấu Kim loại và lắp máy Dầu khí cần thu thập thêm những thông tin cụ thể để giải thích (hay tìm nguyên nhân) cho thực trạng này, liên quan tới nhận thức của ban lãnh đạo, cách thức quản lý vốn, mô hình tổ chức doanh nghiệp, cơ chế chính sách của Nhà nƣớc…

Tất cả những thông tin trên chỉ có thể đƣợc thu thập và xử lý theo phƣơng pháp nghiên cứu định tính.

2.1.2. Thiết kế nghiên cứu định tính

Sau khi xác định phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc lựa chọn là định tính, cần thiết kế nghiên cứu chi tiết để định hƣớng cho việc thực hiện trong thực tế.

Nguồn thu thập dữ liệu

Để làm rõ thực trạng phân tích tài chính của đơn vị, nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là từ doanh nghiệp, bao gồm hệ thống sổ sách, báo cáo, website hay ý kiến của cán bộ trong doanh nghiệp… Qua đó, có thể thu thập trực tiếp các dữ liệu cần thiết, cụ thể, chi tiết theo đúng nhu cầu nghiên cứu. Đây chính là những thông tin sơ cấp, cung cấp những hiểu biết chuyên sâu về hiện trạng phân tích tài chính tại đơn vị. Tuy nhiên, lƣợng thông tin có đƣợc, cũng nhƣ kinh phí thu thập thông tin phụ thuộc nhiều vào mức độ hợp tác của nhà quản lý doanh nghiệp.

Bên cạnh thông tin từ doanh nghiệp, có thể tìm kiếm dữ liệu qua các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp nhƣ Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc, Sở giao dịch chứng khoán Sài Gòn, các công ty chứng khoán.. Thông tin từ các nguồn này có tác dụng bổ sung, đối chiếu với thông tin thu thập đƣợc từ doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là thông tin thứ cấp nên đôi khi không đáp ứng đúng nhu cầu nghiên cứu, đồng thời, khó kiểm soát mức độ tin cậy.

Cách thức thu thập dữ liệu

Với nguồn thông tin đƣợc xác định nhƣ trên, có 3 cách thu thập dữ liệu đƣợc sử dụng, bao gồm:

Thứ nhất, phỏng vấn sâu cán bộ quản lý doanh nghiệp. Đây là cách ngƣời

phỏng vấn sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau (câu hỏi đóng/mở, cấu trúc/bán cấu trúc) để tìm hiểu ngƣời đƣợc phỏng vấn làm, suy nghĩ hay cảm thấy gì. Cụ thể,

40

trong trƣờng hợp này, ngƣời đƣợc phỏng vấn sẽ cho biết tình hình phân tích tài chính tại doanh nghiệp của mình, đồng thời, lý giải về các quyết định, cũng nhƣ bày tỏ quan điểm về khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện.

Thứ hai, quan sát trực tiếp tại doanh nghiệp. Cách này đƣợc tiến hành kết hợp với phỏng vấn sâu để tiết kiệm nguồn lực. Dƣới sự hƣớng dẫn của cán bộ quản lý doanh nghiệp (thƣờng là ngƣời đƣợc phỏng vấn) tác giả trực tiếp quan sát cách thức tổ chức phân tích tài chính tại văn phòng quản lý và địa điểm thi công. Trong quá trình đó, có thể kết hợp trao đổi để làm rõ thêm những vấn đề cần biết. Kết quả quan sát đƣợc ghi chép dƣới dạng văn bản, không sử dụng hình thức quay phim hay chụp ảnh.

Thứ ba, nghiên cứu tại bàn. Đây là cách đọc và chắt lọc thông tin từ các văn bản nhƣ báo cáo tổng kết, tham luận hội thảo, bài viết chuyên sâu, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp… (từ những nguồn thông tin đã trình bày ở trên) có liên quan tới phân tích tài chính tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết. Các từ khóa đƣợc sử dụng trong tra cứu gồm “Petroleum Equipment Assembly & Metal Structure Joint Stock Company”, “Phân tích tài chính trong doanh nghiệp xây lắp”, “Tình hình tài chính doanh nghiệp xây dựng kết cấu và kim loại”… Dữ liệu thu đƣợc đƣợc sắp xếp theo các chủ đề cụ thể, sau đó đối chiếu, so sánh giữa các nguồn cung cấp để lựa chọn thông tin đáng tin cậy và có ý nghĩa trong nghiên cứu.

Trong 3 cách thu thập dữ liệu nói trên, phỏng vấn sâu khó nhất, đòi hỏi nhiều kỹ năng nhƣ đặt câu hỏi, lắng nghe, ghi chép.. Dó đó, các bƣớc chuẩn bị và tiến hành phỏng vấn sâu đƣợc trình bày chi tiết trong phần tiếp theo

Mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu và quan sát trực tiếp

Do kỹ thuật phỏng vấn sâu và quan sát trực tiếp tại doanh nghiệp đòi hỏi nhiều thời gian, kinh phí cũng nhƣ sự hợp tác tích cực của nhà quản lý doanh nghiệp. Đặc thù của lãnh đạo các đơn vị xây dựng thƣờng đi công tác xuống các công trƣờng, nên để sắp xếp thời gian ngồi trả lời phỏng vấn cho tác giả nghiên cứu luận văn là rất khó.

Để có cái nhìn tổng quan về phân tích tài chính của đơn vị, tác giả còn gặp nhiều khó khăn trong việc phỏng vấn chuyên sâu do công ty còn có nhiều đầu mối các xí nghiệp đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc.

41

Do những thông tin cần thu thập vừa mang tính chuyên sâu, vừa liên quan tới nhiều bộ phận khác nhau nhƣ tài chính, kế toán, kế hoạch, kinh doanh, thi công… đòi hỏi sự am hiểu bao quát nên đối tƣợng đƣợc phỏng vấn là nhà quản lý từ cấp trƣởng phòng trở lên (phƣơng án tốt nhất là phó giám đốc công ty).

Việc liên hệ và xếp lịch phỏng vấn thực hiện qua điện thoại, dựa trên các mối quan hệ cá nhân của tác giả và một số lãnh đạo đơn vị.

Mô hình nghiên cứu định tính

Ngoài việc tìm hiểu sâu về thực trạng hoạt động phân tích tài chính tại công ty, áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính còn cho phép đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hƣởng tới kết quả phân tích tài chính tại doanh nghiệp. Ngƣời đƣợc phỏng vấn sẽ xếp thứ tự các nhân tố ảnh hƣởng theo tầm quan trọng và giải thích cụ thể lý do lựa chọn.

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu định tính

Lƣới hƣớng dẫn phỏng vấn sâu

Để việc phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện hiệu quả, cần chuẩn bị chi tiết các chủ đề phỏng vấn dƣới dạng câu hỏi mở, những gợi ý, chú thích để định hƣớng cho cuộc phỏng vấn đạt mục đích nghiên cứu. Nội dung chính của các câu hỏi xoay quanh thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp và nhân tố có thể tác động tới

Nhận thức và năng lực quản trị Nội dung phân tích tài chính Phƣơng pháp phân tích tài chính Quy trình phân tích tài chính Thông tin sử dụng trong PTTC

Kết quả phân tích tài chính

Tổ chức phân tích tài chính Quy định của Nhà nƣớc

42

hoạt động này. Lƣới hƣớng dẫn phỏng vấn đƣợc trình bày tại phụ lục 01. Trong đó tập trung vào 2 mảng vấn đề lớn là “Hoạt động phân tích tài chính tại công ty đang diễn ra nhƣ thế nào?” và “Hiện trạng và tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hƣởng tới phân tích tài chính”.

Thực hiện phỏng vấn sâu

Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên việc phỏng vấn đƣợc thực hiện dƣới 2 hình thức là đối thoại trực diện và qua điện thoại. Thời lƣợng kéo dài từ 1 giờ tới 2 giờ 30 phút. Ngƣời thực hiện phỏng vấn chính là tác giả của luận văn. Việc ghi âm chỉ thực hiện khi đƣợc sự chấp thuận của ngƣời đƣợc phỏng vấn.

Xử lý dữ liệu phỏng vấn sâu

Sau mỗi cuộc phỏng vấn, thông tin đƣợc tập hợp lại dƣới dạng văn bản theo từng chủ đề đã dự định trƣớc. Mặc dù lƣợng thông tin lớn nhƣng số quan sát ít nên việc xử lý dữ liệu đƣợc thực hiện theo cách thức thủ công (không có hỗ trợ của phần mềm máy tính). Tác giả tự so sánh, tập hợp các ý kiến của từng đối tƣợng phỏng vấn, tính toán tần suất xuất hiện của các từ khóa. Trong quá trình xử lý dữ liệu, có đối chiếu với những thông tin thu thập đƣợc bằng cách quan sát trực tiếp và nghiên cứu tại bàn để kiểm chứng độ tin cậy và bổ sung, làm rõ nếu cần thiết. Các kết luận của quá trình này đƣợc trình bày trong chƣơng 5 của luận văn.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng

2.2.1. Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng

Kết quả của nghiên cứu định tính cung cấp những hiểu biết cụ thể về hiện trạng phân tích tài chính tại công ty PVC – MS, tuy sâu sắc song chỉ trả lời cho câu hỏi: “họ đang làm gì?”, “nhƣ thế nào?”, và “tại sao”. Những thông tin này mang tính mô tả, khám phá vấn đề và chịu ảnh hƣởng bởi ý kiến chủ quan của ngƣời đƣợc phỏng vấn hoặc các trƣờng hợp điển hình, cá biệt. Do đó, để đánh giá phân tích tài chính tại công ty PVC – MS cần dựa trên các con số định lƣợng cụ thể, khách quan và rõ ràng. Thông qua các biến số đƣợc tính toán chính xác rút ra những kết luận, đánh giá khách quan về thành công và hạn chế của quản lý tài sản tại PVC – MS.

43

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng

Nguồn thu thập dữ liệu

Để đánh giá phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Kết cấu Kim loại và lắp máy Dầu khí, cần sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính để tính toán các chỉ tiêu cần thiết. Ngoài ra có thể dùng thêm các thông tin về kế hoạch kinh doanh, định hƣớng phát triển, ƣu thế của đơn vị trong ngành xây dựng đặc thù.. để hỗ trợ cho việc giải thích sự thay đổi kết quả. Tất cả những thông tin trên đều công bố trên website riêng của đơn vị, hoặc qua website của Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc, website của các công ty chứng khoán nhƣ Fpt, VnDirect, SSI… Với nhiều kênh cung cấp thông tin nhƣ vậy, dễ dàng thu thập bổ sung hoặc đối chiếu số liệu để xác minh tính trung thực. Ngoài ra, báo cáo tài chính theo năm của PVC - MS đều đã đƣợc Công ty TNHH Deloitte kiểm toán và công bố công khai nên đảm bảo độ tin cậy cần thiết.

Cách thu thập dữ liệu

Do là số liệu thứ cấp, đƣợc công bố rộng rãi nên cách thu thập dữ liệu khá dễ dàng bằng cách tải từ những website đã đƣợc trình bày ở trên. Kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn để chắt lọc những thông tin có liên quan từ các báo cáo, hội nghị tổng kết của đơn vị..

Xử lý dữ liệu

Dữ liệu báo cáo tài chính của PVC – MS đƣợc lƣu trữ dƣới dạng file Excel, PDF theo từng năm 2011 đến 2013.

Trên cơ sở đó, tính toán các biến số phân tích tài chính bao gồm: Khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay hàng tồn kho… Ngoài ra, các biến phản ánh khả năng sinh lời và nguy cơ phá sản cũng đƣợc xác định, gồm: doanh thu, ROA, ROE, hệ số nợ…

44

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Có thể nói, việc lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu thích hợp đóng vai trò quyết định tới kết quả nghiên cứu. Do đặc thù riêng biệt so với các doanh nghiệp khác trong ngành xây dựng, tác giả sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng. Trong đó, kỹ thuật phỏng vấn sâu trong nghiên cứu định tính giúp thu thập các thông tin cụ thể, chi tiết về thực trạng phân tích tài chính tại đơn vị, đồng thời bổ sung, giải thích, tìm nguyên nhân cho những hạn chế. Qua đó, khẳng định tầm quan trọng của phân tích tài chính tại công ty PVC - MS một cách khoa học, xác thực, làm tiền đề thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý về hoạt động này.

Bằng việc vận dụng hợp lý các phƣơng pháp trên trong quá trình nghiên cứu, tác giả thu đƣợc các kết quả cụ thể, chính là nội dung của các chƣơng tiếp theo trong luận văn.

45

CHƢƠNG 3: THƢ̣C TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU KIM LOẠI VÀ LẮP MÁY DẦU KHÍ

3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí PVC - MS PVC - MS

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

 Ngày 20/10/1983, Tổng cục Dầu khí ra quyết định số 355/DK-TC về việc thành lập Xí nghiệp Kết Cấu Thép - Trực thuộc XN liên hợp Xây Lắp Dầu Khí, với nhiệm vụ chế tạo, lắp đặt các chân đế giàn khoan, lắp đặt các đƣờng ống dẫn dầu và khí, các bồn chứa xăng dầu, bồn chứa axit và lắp ráp các kết cấu kim loại phục vụ ngành dầu khí , thi công các công trình dân dụng và công nghiệp khác;

 Ngày 19/8/1995, Tổng Giám đốc XN Liên hợp Xây Lắp Dầu khí ra quyết định số 285/TC về việc thành lập Xí nghiệp Kết cấu Kim loại và Lắp đặt Thiết Bị trên cơ sở sáp nhập Đội Xây Lắp 9 với Xí nghiệp Kết cấu Thép;

 Ngày 28/9/1995, Tổng giám đốc Công ty Dầu khí Việt Nam ra quyết định số 1309/DK-TCNS về việc đổi tên Xí nghiệp Lắp ráp Kết cấu Kim loại và Lắp đặt Thiết bị thành Xí nghiệp Kết cấu Kim loại và Lắp máy - thuộc Công ty Thiết kế và Xây Dựng Dầu khí;

 Sau khi Bộ Công Nghiệp ra quyết định 943/QĐ-TCCB ngày 17/3/2005 phê duyệt phƣơng án chuyển đổi Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí thành Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xây Lắp Dầu khí ra quyết định số 98/QĐ-XLDK ngày 13/4/2006 để thành lập Xí nghiệp Kết cấu Kim loại và Lắp máy;

 Ngày 26/10/2007, Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam ra Nghị Quyết số 3604/NQ-DKVN về việc thông qua đề án chuyển đổi Công ty Cổ phần Xây Lắp Dầu Khí (PVConstruction) thành Công ty Cổ phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC). Ngày 21/11/2007, Đại hội cổ đông bất thƣờng đã chính thức thông qua đề án thành lập Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Ngày 21/12/2007, Hội đồng Quản trị PVC ra Quyết định số 01/QĐ-

46

HĐQT-TCT: “Thành lập Công ty TNHH một thành viên Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí”;

 Ngày 26/11/2009, Công ty chính thức chuyển đổi hình thức hoạt động từ Công ty TNHH MTV sang Công ty CP với số vốn điều lệ là 200.000.000.000 đồng.

 Ngày 02/06/2010, cổ phiếu của Công ty chính thức giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu niêm yết PXS.

 Ngày 10/09/2011, tại Tp.Vũng Tàu, Công ty đã long trọng tổ chức lễ khánh thành và gắn biển công trình chào mừng 50 năm ngày truyền thống ngành Dầu khí (27/11/1961 – 27/11/2011) cho Khu phức hợp chung cƣ cao ốc văn phòng đồng thời cũng là trụ sở mới của Công ty tại số 02 đƣờng Nguyễn Hữu Cảnh –

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)