Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 46)

Các nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát bên trong doanh nghiệp, có thể kể đến một số nhân tố chủ quan ảnh hƣởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp là:

Nhận thức của ban lãnh đạo doanh nghiệp về phân tích tài chính

Cũng nhƣ các chính sách quản lý khác, các quy chế, chủ trƣơng, chính sách đối với công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp cũng do Ban lãnh đạo doanh nghiệp đề ra. Do vậy, nếu họ nhận thức không đúng hoặc coi nhẹ công tác phân tích tài chính thì công tác phân tích tài chính ở doanh nghiệp đó không thể đạt hiệu quả cao.

Phân tích tài chính tại doanh nghiệp mục đích là cung cấp những thông tin tài chính hữu ích cho ban lãnh đạo trong quá trình ra quyết định quản lý, đầu tƣ. Là ngƣời trực tiếp sử dụng kết quả của công tác phân tích tài chính, nếu ban lãnh đạo doanh nghiệp có một chủ trƣơng hợp lý, một chính sách phù hợp và sự nhận thức đƣợc tầm quan trọng của phân tích tài chính thì phân tích tài chính mới thực sự đạt đƣợc các mục tiêu yêu cầu.

Tính đầy đủ và chính xác của dữ liệu phân tích

Các nhà phân tích tài chính sử dụng kết hợp mọi nguồn dữ liệu có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp. Để có thể phân tích tài chính doanh nghiệp nhất thiết cần thu thập đƣợc các dữ liệu gồm các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý. Tuy nhiên, các thông tin mà mỗi đối tƣợng (nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, chủ nợ của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước) thƣờng không đồng nhất cả về số lƣợng và giá trị. Nguyên nhân chủ yếu là do sự khác biệt nguồn thông tin họ có thể khai thác đƣợc.

Trong số các đối tƣợng kể trên, nhà quản trị doanh nghiệp thu thập thông tin kế toán từ nguồn thông tin nội bộ doanh nghiệp; do vậy, độ chân thực và đầy đủ của thông tin kế toán mà nhà quản trị doanh nghiệp có đƣợc sẽ cao hơn so với các đối tƣợng quan tâm khác. Hầu hết các đối tƣợng còn lại chỉ có thể lấy đƣợc thông tin kế toán qua Báo cáo tài chính do doanh nghiệp công bố, trong khi đó sự minh bạch báo cáo tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chƣa đƣợc đảm bảo.

35

động của doanh nghiệp trong quá khứ, thông tin môi trƣờng kinh tế, thông tin ngành. Đối với các thông tin quản lý liên quan đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ, ngoài nhà quản trị doanh nghiệp thì các đối tƣợng khác rất khó có thể thu thập đƣợc chính xác và đầy đủ. Đối với các thông tin môi trƣờng kinh tế, thông tin ngành thì các cơ quan quản lý lại nắm rõ hơn ai hết.

Nhƣ vậy, với những ƣu thế riêng và khả năng tiếp cận của mình, mỗi nhà phân tích tài chính có trong tay những dữ liệu phân tích khác nhau về số lƣợng và giá trị. Thực tế cho thấy chất lƣợng thu thập dữ liệu (độ chính xác và đầy đủ) có ảnh hƣởng quan trọng tới tính hữu ích của phân tích tài chính doanh nghiệp trong việc phục vụ cho việc ra quyết định tài chính. Nếu thông tin thiếu chính xác thì nội dung phân tích cũng không có ý nghĩa thực tiễn. Và nếu thông tin không đầy đủ thì nội dung phân tích không thực sự xác đáng, thiếu tính thuyết phục.

Phƣơng pháp phân tích

Phƣơng pháp phân tích là các công cụ đƣợc áp dụng để xử lý và phân tích dữ liệu nhằm tạo ra thông tin tài chính. Vì vậy, lựa chọn phƣơng pháp phân tích ảnh hƣởng tới chất lƣợng kết quả phân tích. Nếu lựa chọn phƣơng pháp phân tích phù hợp sẽ đạt đƣợc mục tiêu phân tích với độ tin cậy cao và ngƣợc lại.

Nội dung phân tích tài chính

Trong phân tích tài chính tại doanh nghiệp, việc lựa chọn các chỉ tiêu phân tích đƣợc căn cứ dựa vào mục tiêu ra quyết định tài chính của ban lãnh đạo. Đối với phân tích theo định kỳ để nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp, nội dung phân tích cần đầy đủ các chỉ tiêu: phân tích khái quát tình hình tài chính, phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phân tích khả năng hoạt động, phân tích khả năng thanh toán, phân tích khả năng cân đối vốn, phân tích khả năng sinh lời.

Trình độ cán bộ phân tích

Trong phân tích tài chính, việc tính toán các chỉ số tài chính theo bộ chỉ tiêu phân tích đã đƣợc xác định từ trƣớc là công việc đơn giản nhất và có thể đƣợc lập trình bằng phần mềm. Tuy nhiên, bản thân những con số ấy sẽ không có ý nghĩa gì nếu không đƣợc diễn giải bởi ngƣời phân tích. Nhiệm vụ của ngƣời phân tích là phải sử dụng các phƣơng pháp phân tích để gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ

36

tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng nhƣ nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Đây là công việc cần lƣợng chất xám cao mà không phải ai cũng có thể thực hiện hiệu quả. Có thể nói, trình độ của ngƣời phân tích là yếu tố có ảnh hƣởng quyết định đến chất lƣợng nội dung phân tích tài chính.

Tổ chức phân tích tài chính

Sau khi xác định đƣợc mục tiêu phân tích, nếu việc phân tích tài chính đƣợc thực hiện một cách tùy ý, không theo một quy trình nào cả thì rất có thể công việc phân tích tài chính sẽ không đáp ứng đƣợc tiêu chí về thời gian phân tích và chất lƣợng nội dung phân tích. Tuy nhiên, nếu công việc này đƣợc thực hiện theo một quy trình khoa học, có sự tham gia, phối hợp chuyên nghiệp của những ngƣời liên quan (ngƣời phân tích, các phòng ban trong doanh nghiệp) sẽ góp phần đáp ứng đƣợc những yêu cầu, kỳ vọng của ban lãnh đạo về phân tích tài chính. Nhƣ vậy, công tác tổ chức cũng là một nhân tố ảnh hƣởng tới việc nâng cao chất lƣợng phân tích tổ chức.

Tác động của công cụ hỗ trợ phân tích

Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống máy tính, phần mềm kế toán,… là yếu tố hỗ trợ, góp phần nâng cao chất lƣợng phân tích tài chính. Khi đầu tƣ một cách kỹ càng hệ thống này, thì công tác phân tích tài chính trở nên đơn giản hơn, tiết kiệm đƣợc thời gian và nhân sự hơn so với thủ công rất nhiều. Hơn thế nữa, hệ thống các công cụ hỗ trợ phân tích sẽ giúp cho công việc phân tích chính xác hơn và hỗ trợ hiệu quả hơn ban lãnh đạo doanh nghiệp đƣa ra quyết định tài chính.

1.4.2. Nhân tố khách quan

Chế độ kế toán

Chế độ kế toán là những quy định và hƣớng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý Nhà nƣớc về kế toán hoặc tổ chức đƣợc cơ quan quản lý Nhà nƣớc về kế toán ủy quyền ban hành. Do vậy, chế độ kế toán là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp tới các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Bất kỳ sự thay đổi nào của chế độ kế toán đều tác động tới báo cáo tài chính làm

37

thay đổi ý nghĩa phân tích của chúng. Vậy, các doanh nghiệp cần thƣờng xuyên cập nhật thông tin để có thể cung cấp các số liệu quan trọng và công tác phân tích, đánh giá mới có ý nghĩa.

Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành

Các tỷ số tài chính của doanh nghiệp đƣợc tính toán chỉ có ý nghĩa phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp khi đƣợc so sánh với các tỷ số tham chiếu. Tỷ số tham chiếu có thể là trung bình ngành hoặc các tỷ số tƣơng ứng của những năm trƣớc. Trong đó, việc so sánh với chỉ số trung bình ngành nhằm xác định vị thế của doanh nghiệp trong ngành hoặc đánh giá xem hoạt động của doanh nghiệp đang ở mức độ nào.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nhƣ vậy, trong Chƣơng 1 tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về Phân tích tài chính doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, thực trạng phân tích tài chính tại Công ty PVC - MS sẽ đƣợc nghiên cứu cụ thể. Nội dung này sẽ đƣợc đề cập trong các chƣơng tiếp theo của luận văn.

38

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Trƣớc khi trình bày các kết quả nghiên cứu của luận văn, tại Chƣơng 2 này tác giả giới thiệu chi tiết các phƣơng pháp nghiên cứu đã đƣợc sử dụng, là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ tin cậy và hàm lƣợng khoa học của các kết quả nghiên cứu. Đây là những phƣơng pháp đƣợc vận dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính tại doanh nghiệp, cũng nhƣ thu thập thông tin và đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Kết cấu Kim loại và lắp máy Dầu khí. Dựa trên nền tảng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tác giả sử dụng kết hợp 2 phƣơng pháp nghiên cứu: định tính và định lƣợng, cụ thể nhƣ sau:

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính

2.1.1. Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để phân tích, rút ra kết luận từ các số liệu không ở dạng số, thƣờng liên quan tới ý tƣởng, nhận thức, hành vi của con ngƣời. Phƣơng pháp này bắt đầu đƣợc áp dụng trên thế giới từ đầu thế kỷ 19, nhằm khám phá những vấn đề chƣa nhiều ngƣời biết đến, tìm kiếm kiến thức chuyên sâu, cụ thể về một vấn đề kinh tế - xã hội hay hoàn chỉnh, bổ sung thông tin giải thích nguyên nhân cho những xu thế đƣợc phát hiện thông qua nghiên cứu định lƣợng.. Nói cách khác, nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng để trả lời câu hỏi “cái gì?”, “tại sao?”, “bằng cách nào?”…

Trong quá trình phân tích thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Kết cấu Kim loại và lắp máy Dầu khí, trƣớc hết cần tìm hiểu nội dung cách thức phân tích tài chính đang đƣợc tiến hành cụ thể tại đơn vị này. Các dữ liệu chủ yếu mang tính mô tả chi tiết, cụ thể, không thể đo lƣờng hay lƣợng hóa hoàn toàn, chẳng hạn cách thức theo dõi công nợ, hàng tồn kho, nghiệm thu, lên phiếu giá… đang áp dụng tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, sau khi sử dụng phƣơng pháp định lƣợng (đƣợc trình bày trong phần sau) để ghi nhận kết quả và hạn chế về phân tích tài chính tại Công ty cổ phần

39

Kết cấu Kim loại và lắp máy Dầu khí cần thu thập thêm những thông tin cụ thể để giải thích (hay tìm nguyên nhân) cho thực trạng này, liên quan tới nhận thức của ban lãnh đạo, cách thức quản lý vốn, mô hình tổ chức doanh nghiệp, cơ chế chính sách của Nhà nƣớc…

Tất cả những thông tin trên chỉ có thể đƣợc thu thập và xử lý theo phƣơng pháp nghiên cứu định tính.

2.1.2. Thiết kế nghiên cứu định tính

Sau khi xác định phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc lựa chọn là định tính, cần thiết kế nghiên cứu chi tiết để định hƣớng cho việc thực hiện trong thực tế.

Nguồn thu thập dữ liệu

Để làm rõ thực trạng phân tích tài chính của đơn vị, nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là từ doanh nghiệp, bao gồm hệ thống sổ sách, báo cáo, website hay ý kiến của cán bộ trong doanh nghiệp… Qua đó, có thể thu thập trực tiếp các dữ liệu cần thiết, cụ thể, chi tiết theo đúng nhu cầu nghiên cứu. Đây chính là những thông tin sơ cấp, cung cấp những hiểu biết chuyên sâu về hiện trạng phân tích tài chính tại đơn vị. Tuy nhiên, lƣợng thông tin có đƣợc, cũng nhƣ kinh phí thu thập thông tin phụ thuộc nhiều vào mức độ hợp tác của nhà quản lý doanh nghiệp.

Bên cạnh thông tin từ doanh nghiệp, có thể tìm kiếm dữ liệu qua các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp nhƣ Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc, Sở giao dịch chứng khoán Sài Gòn, các công ty chứng khoán.. Thông tin từ các nguồn này có tác dụng bổ sung, đối chiếu với thông tin thu thập đƣợc từ doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là thông tin thứ cấp nên đôi khi không đáp ứng đúng nhu cầu nghiên cứu, đồng thời, khó kiểm soát mức độ tin cậy.

Cách thức thu thập dữ liệu

Với nguồn thông tin đƣợc xác định nhƣ trên, có 3 cách thu thập dữ liệu đƣợc sử dụng, bao gồm:

Thứ nhất, phỏng vấn sâu cán bộ quản lý doanh nghiệp. Đây là cách ngƣời

phỏng vấn sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau (câu hỏi đóng/mở, cấu trúc/bán cấu trúc) để tìm hiểu ngƣời đƣợc phỏng vấn làm, suy nghĩ hay cảm thấy gì. Cụ thể,

40

trong trƣờng hợp này, ngƣời đƣợc phỏng vấn sẽ cho biết tình hình phân tích tài chính tại doanh nghiệp của mình, đồng thời, lý giải về các quyết định, cũng nhƣ bày tỏ quan điểm về khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện.

Thứ hai, quan sát trực tiếp tại doanh nghiệp. Cách này đƣợc tiến hành kết hợp với phỏng vấn sâu để tiết kiệm nguồn lực. Dƣới sự hƣớng dẫn của cán bộ quản lý doanh nghiệp (thƣờng là ngƣời đƣợc phỏng vấn) tác giả trực tiếp quan sát cách thức tổ chức phân tích tài chính tại văn phòng quản lý và địa điểm thi công. Trong quá trình đó, có thể kết hợp trao đổi để làm rõ thêm những vấn đề cần biết. Kết quả quan sát đƣợc ghi chép dƣới dạng văn bản, không sử dụng hình thức quay phim hay chụp ảnh.

Thứ ba, nghiên cứu tại bàn. Đây là cách đọc và chắt lọc thông tin từ các văn bản nhƣ báo cáo tổng kết, tham luận hội thảo, bài viết chuyên sâu, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp… (từ những nguồn thông tin đã trình bày ở trên) có liên quan tới phân tích tài chính tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết. Các từ khóa đƣợc sử dụng trong tra cứu gồm “Petroleum Equipment Assembly & Metal Structure Joint Stock Company”, “Phân tích tài chính trong doanh nghiệp xây lắp”, “Tình hình tài chính doanh nghiệp xây dựng kết cấu và kim loại”… Dữ liệu thu đƣợc đƣợc sắp xếp theo các chủ đề cụ thể, sau đó đối chiếu, so sánh giữa các nguồn cung cấp để lựa chọn thông tin đáng tin cậy và có ý nghĩa trong nghiên cứu.

Trong 3 cách thu thập dữ liệu nói trên, phỏng vấn sâu khó nhất, đòi hỏi nhiều kỹ năng nhƣ đặt câu hỏi, lắng nghe, ghi chép.. Dó đó, các bƣớc chuẩn bị và tiến hành phỏng vấn sâu đƣợc trình bày chi tiết trong phần tiếp theo

Mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu và quan sát trực tiếp

Do kỹ thuật phỏng vấn sâu và quan sát trực tiếp tại doanh nghiệp đòi hỏi nhiều thời gian, kinh phí cũng nhƣ sự hợp tác tích cực của nhà quản lý doanh nghiệp. Đặc thù của lãnh đạo các đơn vị xây dựng thƣờng đi công tác xuống các công trƣờng, nên để sắp xếp thời gian ngồi trả lời phỏng vấn cho tác giả nghiên cứu luận văn là rất khó.

Để có cái nhìn tổng quan về phân tích tài chính của đơn vị, tác giả còn gặp nhiều khó khăn trong việc phỏng vấn chuyên sâu do công ty còn có nhiều đầu mối các xí nghiệp đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc.

41

Do những thông tin cần thu thập vừa mang tính chuyên sâu, vừa liên quan tới nhiều bộ phận khác nhau nhƣ tài chính, kế toán, kế hoạch, kinh doanh, thi công… đòi hỏi sự am hiểu bao quát nên đối tƣợng đƣợc phỏng vấn là nhà quản lý từ cấp trƣởng phòng trở lên (phƣơng án tốt nhất là phó giám đốc công ty).

Việc liên hệ và xếp lịch phỏng vấn thực hiện qua điện thoại, dựa trên các mối quan hệ cá nhân của tác giả và một số lãnh đạo đơn vị.

Mô hình nghiên cứu định tính

Ngoài việc tìm hiểu sâu về thực trạng hoạt động phân tích tài chính tại công ty, áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính còn cho phép đánh giá tác động của

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)