Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Kế toán bán mặt hàng thang máy gia đình tại công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu thiết bị Huy Hoàng (Trang 44)

- Về tổ chức công tác kế toán bán hàng.

3.2.2.Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc cảu hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện của chúng( Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02- Hàng tồn kho)

Phương pháp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Đối tượng: Theo thông tư số 13/2006/TT- BTC về việc hướng dẫ chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng , việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập cho nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho( gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kếm, mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang.

Việc trích lập thực hiện khi giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và phải đảm bảo có: hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của BTC hoặc các bằng chứng khách chứng minh giá vốn hàng tồn kho, là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính(BCTC)( trong trường hợp nguyên vật liệu chính sản xuất sản phẩm, có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm, dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì doanh nghiệp cũng không được trích lập dự phòng).

Phương pháp trích lập: mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập được tính bằng cách lấy khối lượng hàng tồn kho tại thời điểm lập BCTC nhân với giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán, sau đó trừ(-) giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.

Lưu ý: giá trị của khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho này sẽ được DN hạch toán vào một tài khoản treo có số dư âm trên bản cân đối kế toán và hạch toán tăng khoản mục giá vốn hàng bán trong kỳ, DN phải trình bày được cơ sở để

xác định các khoản mục giá gốc hàng tồn kho, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho trên bản thuyết minh BCTC, giá gốc của hàng tồn kho của doanh nghiệp thấp hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.

Xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào thời điểm lập BCTC, tại mỗi thời điểm lập BCTC, DN phải xem xét số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập và số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập: nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập và số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì DN không phỉa trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì DN trích thêm vào khoản mục giá vốn hàng bán của DN phần chênh lệch.

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.

Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì DN phải hoàn nhập khoản chênh lệch.

Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có TK 632: Giá vốn hàng bán.

Ví dụ: Ngày 31/12/2014 công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thiết bị Huy Hoàng kết thúc niên độ kế toán.

Trị giá hàng tồn kho 2,400,000,000đ. Trong đó:

Mặt hàng Thang máy Sakura: 1,500,000,000đ. Mặt hàng Thang máy liên doanh: 360,000,000đ.

Mặt hàng Thang máy chân không PVE-MỸ: 540,000,000đ. Số dư TK 159: 75,000,000đ.

Giá cả thị trường biến động khiến cho thang máy liên doanh có thể giảm 15%, thang máy Sakura giảm 2%, thnag máy chân không giảm 1%. Như vậy thì mức lập dự phòng cho năm 2015 là:

Sakura: 1,500,000,000*2%=30,000,000đ. Liên doanh: 360,000,000*15% = 54,000,000đ. PVE-Mỹ: 540,000,000*1% = 5,400,000đ.

Do số dự phòng cần trích lập lớn hơn số dư hiện có của TK 159 nên kế toán trích lập dự phòng bổ sung bằng bút toán:

Nợ TK 632: 89,400,000đ Có TK 159: 89,400,000đ.

KẾT LUẬN

Qua toàn bộ nội dung được trình bày ở trên đã chứng minh việc tổ chức tốt công tác kế toán bán hàng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Làm tốt nghiệp vụ công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng nói riêng không những phản ánh trung thực, khách quan tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giúp ích cho vấn đề quản trị doanh nghiệp, mở ra triển vọng mới cho doanh nghiệp.

Sau thời gian thực tập tại Công ty CP XNK Thiết bị Huy Hoàng, quá trình tìm hiểu về công tác kế toán bán hàng cho thấy kế toán bán hàng tại công ty có nhiều mặt mạnh, bên cạnh đó không tránh khỏi những mặt hạn chế. Để khắc phục phần nào những điểm chưa hoàn thiện, em đã đưa ra một số nhận xét và kiến nghị một số giải pháp với mong muốn hoàn thiện thêm phần hành kế toán bán hàng. Ý kiến trên đây dựa trên thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và yêu cầu của hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam, em hy vọng rằng những ý kiến đó sẽ có ích trong quá trình hoàn thiện công tác kế toán bán hàng của công ty. Do thực tế

phong phú, sự đa dạng trong kinh doanh cũng như trình độ và thời gian thực tập có hạn nên đề tài này không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, những người làm công tác kế toán tại Công ty CP XNK Thiết bị Huy Hoàng để khóa luận này được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Phương và sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán Công ty CP XNK Thiết bị Huy Hoàng đã giúp em nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Kế toán bán mặt hàng thang máy gia đình tại công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu thiết bị Huy Hoàng (Trang 44)