Tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sản xuất của gà Ai Cập giai đoạn hậu bị nuôi tại trại gà khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 48)

- thành phố Thái nguyên

2.4.1.Tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sức sống, tình trạng sức khoẻ, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm. Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc vào yếu tố di truyền, mỗi giống khác nhau có sức sống và khả năng kháng bệnh khác nhau nên tỷ lệ nuôi sống cũng khác nhau. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y. Trong chăn nuôi, tỷ lệ nuôi sống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế cũng như giá thành sản phẩm. Tỷ lệ nuôi sống cao sẽ góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao cần phải có giống tốt, thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo cho con giống phát huy hết được tiềm năng di truyền.

40

Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm được chúng tôi thể hiện ở bảng 2.4:

Bảng 2.4. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi Tuần tuổi Số lượng Trong tuần Cộng dồn SS 504 100,00 100,00 1 502 99,60 99,60 2 500 99,60 99,20 3 497 99,40 98,61 4 497 100,00 98,61 5 497 100,00 98,61 6 497 100,00 98,61 7 497 100,00 98,61 8 494 99,39 98,01 9 494 100,00 98,01 10 494 100,00 98,01 11 494 100,00 98,01 12 494 100,00 98,01 13 494 100,00 98,01 14 494 100,00 98,01 15 492 99,59 97,61 16 492 100,00 97,61 17 492 100,00 97,61 18 492 100,00 97,61 19 492 100,00 97,61

41

Số liệu bảng 2.4 cho ta thấy:

Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm từ 1 – 19 tuần tuổi là tương đối cao, kết thúc thí nghiệm ở lúc 19 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của gà đạt 97,61 %. Gà chết ở lô gà khảo nghiệm tập trung chủ yếu ở tuần 1-3 do ở giai đoạn này gà có sức đề kháng còn yếu nên còn rất nhạy cảm với mọi tác động của môi trường bên ngoài. Ở các tuần tiếp theo chỉ có một vài con chết do bị cầu trùng và E.coli, còn lại chết do chuyển chuồng, gà đè lên nhau.

So sánh với một số giống gà nhập nội khác nhau nuôi tại Thái Nguyên những năm gần đây lần lượt là: gà Lương Phượng 97 %, gà Kabri 95 % thì tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm tương đối cao 97,61 %. Điều đó cho thấy khả năng chống đỡ bệnh tật và thích nghi của gà Ai Cập cao hơn hoặc tương đương với 1 số giống gà nhập nội khác.

Từ thực tế nuôi dưỡng và kết quả phân tích trên chúng tôi đánh giá gà Ai Cập có khả năng thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sản xuất của gà Ai Cập giai đoạn hậu bị nuôi tại trại gà khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 48)