- thành phố Thái nguyên
2.3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [12]. Tính các tham số thống kê trên phần mềm Excel.
- Số trung bình cộng: =∑X X n (với n >30) - Sai số trung bình: mx = ± n Sx (với n >30)
39 - Độ lệch tiêu chuẩn: Sx = ± 1 ) ( 2 2 − − ∑ ∑ n n x x Trong đó: ∑x : Tổng các giá trị của X m x : sai số của số trung bình Sx : độ lệch tiêu chuẩn n :dung lượng mẫu X: giá trị trung bình X1, X2,...,Xn : Giá trị các mẫu Cv (%): hệ số biến dị Hệ số biến dị: Cv (%) Cv (%) = Sx X x 100 2.4. Kết quả và thảo luận
2.4.1. Tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sức sống, tình trạng sức khoẻ, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm. Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc vào yếu tố di truyền, mỗi giống khác nhau có sức sống và khả năng kháng bệnh khác nhau nên tỷ lệ nuôi sống cũng khác nhau. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y. Trong chăn nuôi, tỷ lệ nuôi sống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế cũng như giá thành sản phẩm. Tỷ lệ nuôi sống cao sẽ góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao cần phải có giống tốt, thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo cho con giống phát huy hết được tiềm năng di truyền.
40
Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm được chúng tôi thể hiện ở bảng 2.4:
Bảng 2.4. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi Tuần tuổi Số lượng Trong tuần Cộng dồn SS 504 100,00 100,00 1 502 99,60 99,60 2 500 99,60 99,20 3 497 99,40 98,61 4 497 100,00 98,61 5 497 100,00 98,61 6 497 100,00 98,61 7 497 100,00 98,61 8 494 99,39 98,01 9 494 100,00 98,01 10 494 100,00 98,01 11 494 100,00 98,01 12 494 100,00 98,01 13 494 100,00 98,01 14 494 100,00 98,01 15 492 99,59 97,61 16 492 100,00 97,61 17 492 100,00 97,61 18 492 100,00 97,61 19 492 100,00 97,61
41
Số liệu bảng 2.4 cho ta thấy:
Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm từ 1 – 19 tuần tuổi là tương đối cao, kết thúc thí nghiệm ở lúc 19 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của gà đạt 97,61 %. Gà chết ở lô gà khảo nghiệm tập trung chủ yếu ở tuần 1-3 do ở giai đoạn này gà có sức đề kháng còn yếu nên còn rất nhạy cảm với mọi tác động của môi trường bên ngoài. Ở các tuần tiếp theo chỉ có một vài con chết do bị cầu trùng và E.coli, còn lại chết do chuyển chuồng, gà đè lên nhau.
So sánh với một số giống gà nhập nội khác nhau nuôi tại Thái Nguyên những năm gần đây lần lượt là: gà Lương Phượng 97 %, gà Kabri 95 % thì tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm tương đối cao 97,61 %. Điều đó cho thấy khả năng chống đỡ bệnh tật và thích nghi của gà Ai Cập cao hơn hoặc tương đương với 1 số giống gà nhập nội khác.
Từ thực tế nuôi dưỡng và kết quả phân tích trên chúng tôi đánh giá gà Ai Cập có khả năng thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
2.4.2. Khối lượng gà khảo nghiệm qua các tuần tuổi
Đối với gà sinh sản cao sản hay gà kiêm dụng trứng thì việc nghiên cứu khống chế khối lượng cơ thể ở giai đoạn gà dò, hậu bị có ý nghĩa quan trọng và liên quan chặt chẽ tới khả năng sinh sản sau này. Do đó trong chăn nuôi gia cầm, các nhà chăn nuôi rất quan tâm đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý để có được một khối lượng thích hợp cho gà mái.
Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, khống chế khối lượng cơ thể rất quan trọng trong giai đoạn hậu bị. Khối lượng gia cầm trước khi vào đẻ phản ánh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng ở giai đoạn hậu bị có hợp lý hay không. Vì thế khối lượng gà hậu bị có ảnh hưởng rất lớn đến sức đẻ trứng sau này. Do đó cần phải có quy trình cho ăn hạn chế nghiêm ngặt để đạt được khối lượng chuẩn. Kết quả nghiên cứu được thể hiện tại bảng 2.5:
42
Bảng 2.5. Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi(g/con)
Tuần tuổi X mx Cv (%) SS 35,20 0,53 8,99 1 66,73 1,00 8,19 2 110,90 2,32 11,47 3 193,27 3,18 9,02 4 285,33 3,58 6,87 5 380,67 4,00 5,76 6 470,00 4,07 4,74 7 560,33 7,62 7,45 8 650,00 10,61 8,94 9 740,67 7,72 5,71 10 793,00 9,60 6,63 11 883,33 10,06 6,24 12 959,67 14,49 8,27 13 1042,67 17,40 9,14 14 1164,00 14,61 6,88 15 1248,00 13,82 6,06 16 1358,67 17,31 6,98 17 1460,67 22,58 8,47 18 1579,33 24,96 8,66 19 1640,00 24,00 8,03
Kết quả bảng 2.5 cho thấy: Khối lượng sơ sinh của gà lúc đưa vào thí nghiệm là 35,20 g. Khối lượng gà lúc 9 tuần tuổi đạt 740,67 g. Kết thúc giai đoạn 19 tuần tuổi khối lượng cơ thể của gà đạt 1640,00 g. Nhìn chung, trong suốt giai đoạn gà con, dò, hậu bị, đàn gà thí nghiệm phát triển bình thường,
43
khối lượng tăng dần qua các tuần tuổi. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và Cs (2007) [15] về khối lượng cơ thể gà mái Ai Cập qua các thế hệ cho biết: 9 tuần tuổi đạt từ 644,08-706,77 g; 19 tuần tuổi đạt từ 1304,4- 1400,2 g. Tác giả này còn cho biết khối lượng của gà lai F1 (Goldline x Ai Cập) đến 9 tuần tuổi đạt 711,67 g và 19 tuần tuổi đạt 1401,67 g. Như vậy, so với kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến ở mọi thời điểm thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi có cao hơn, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của phẩm giống theo Quy định 2489 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.4.3. Tiêu thụ thức ăn của gà qua các tuần tuổi
Trong chăn nuôi thức ăn chiếm 70 % - 80 % giá thành sản phẩm, đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả sản xuất. Gia cầm cũng như gia súc sử dụng thức ăn vào mục đích duy trì sự sống và tạo ra sản phẩm. Khả năng sử dụng và khả năng chuyển hoá thức ăn của gia cầm phụ thuộc rất nhiều vào giống, điều kiện môi trường, phương pháp nuôi dưỡng, chất lượng thức ăn.
Thông qua lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày ta có thể biết tình trạng sức khoẻ của đàn gà, chất lượng thức ăn và trình độ nuôi dưỡng, không những thế nó còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả cho sản phẩm của gia cầm.
Trong chăn nuôi gà hậu bị, nguyên tắc là sớm kìm hãm sự phát triển bộ khung và tốc độ tăng trưởng nhanh, thúc đẩy sự phát triển cơ lườn và bộ mấy sinh dục vào độ tuổi thành thục sao cho gà đẻ bói đúng thời điểm và năng suất cao vào thời kì đẻ trứng. Nếu cơ thể quá to, quá béo thì năng suất và chất lượng trứng thấp, vì vậy cần hạn chế thức ăn để tạo ra con gà hậu bị đạt tiêu chuẩn cho giai đoạn sinh sản. Căn cứ vào thức ăn chuẩn, khối lượng chuẩn, khối lượng thực tế của đàn gà chúng tôi đã điều chỉnh lượng thức ăn cho đàn gà thí nghiệm sao cho phù hợp nhất.
44
Bảng 2.6. Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi Tuần tuổi Lượng thức ăn chuẩn (g/con/ngày) Lượng thức ăn thực tế (g/con/ngày) 1 Tự do 12,01 2 Tự do 21,38 3 Tự do 25,88 4 Tự do 37,59 5 37 39,53 6 42 41,01 7 46 48,36 8 50 51,01 9 54 56,03 10 58 59,98 11 61 62,14 12 64 65,04 13 67 52,16 14 70 58,23 15 73 47,81 16 76 69,49 17 80 81 18 87 88,56 19 91 93,14 Số liệu bảng 2.6 cho thấy:
Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi có sự chênh lệch giữa khối lượng thức ăn chuẩn với thực tế như sau: ở các tuần tuổi 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 có sự chênh lệch không đáng kể; ở tuần thứ 14, 15 khối lượng thức ăn giảm đột biến so với khối lượng thức ăn
45
tiêu chuẩn. Nguyên nhân là do trong thời gian này khí hậu có nhiều thay đổi nhiệt độ không ổn định, nắng mưa thất thường nên gà giảm ăn đột biến là do gà bị stress.
2.4.4. Theo dõi một số bệnh trên gà thí nghiệm
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy đàn gà chủ yếu nhiễm một số bệnh như: E.coli, cầu trùng, Bệnh bạch lỵ.
Cụ thể: Ở giai đoạn 1 – 3 tuần tuổi gà mắc bệnh bạch lỵ do vào thời gian này gà còn non nên sức đề kháng còn yếu. Giai đoạn từ 3 - 7 tuần tuổi gà bị mắc bệnh cầu trùng nặng nề nhất, và gà còn tiếp tục mắc cầu trùng vào các tuần tiếp theo nhưng ở thể nhẹ hơn.
Tuy nhiên gà thí nghiệm chết do bệnh chỉ có 1,38 % cho thấy gà Ai Cập có khả năng chống chịu bệnh tật khá tốt và có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu của tỉnh Thái Nguyên.
2.4.5. Khả năng thích nghi của gà thí nghiệm
Khả năng thích nghi của cơ thể phản ánh chất lượng con giống và là thước đo của công tác phòng và trị bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý đàn gà. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy đàn gà có tỷ lệ nuôi sống cao, số con chết do nhiễm bệnh thấp.
Bảng 2.7. Khả năng thích nghi của gà thí nghiệm
Chỉ tiêu theo dõi Đơn vị tính Đàn gà thí nghiệm
Số con nuôi đầu kỳ Con 504
Số con còn sống đến cuối kỳ Con 492
Tỷ lệ nuôi sống % 97,61
Số con chết do nhiễm bệnh Con 7
Tỷ lệ chết do nhiễm bệnh % 1,38
Số con chết do kẹp chuồng con 5
46
Qua bảng 2.7 cho thấy: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm tương đối cao, số con chết do nhiễm bệnh rất thấp. Cụ thể tỷ lệ nuôi sống là 97,61 %, tỷ lệ chết do nhiễm bệnh chỉ có 1,38 %. Theo chúng tôi thấy gà chết do mắc một số bệnh như: bệnh bạch lỵ, cầu trùng, E.coli. Còn lại gà chết do tai nạn, cụ thể là gà dồn đống và đè nhau chết: 0,99 %.
Như vậy cho thấy khả năng thích nghi của đàn gà Ai Cập nuôi tại thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên là cao nên mức độ nhiễm bệnh thấp.
2.4.6. Chi phí trực tiếp cho một gà hậu bị Ai Cập Bảng 2.8. Chi phí trực tiếp cho một gà hậu bị Ai Cập đến hết 19 tuần tuổi Diễn giải Tiền (VNĐ) Tỷ lệ (%) Giống 14.000 13,27 Thức ăn 76.960 72,97 Thuốc thú y và vaccine 12.000 11,38 Công lao động 2.500 2,37 Tổng 105.460
Số liệu bảng 2.8 cho thấy: Chi phí trực tiếp cho một gà hậu bị Ai Cập đến hết 19 tuần tuổi cho thấy tổng chi phí là 105.460 đồng, trong đó: chi phí cho giống chiếm 13,27 %, thức ăn chiếm 72,97 %, thuốc thú y và vaccine chiếm 11,38 % còn lại là công lao động chiếm 2,37 %.
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị
2.5.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi sơ bộ rút ra một số kết luận như sau: - Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm tương đối cao, đến hết 19 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 97,61 %. Điều đó chứng tỏ sức sống và sức đề kháng của gà Ai Cập là rất tốt, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
47
- Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm đến hết 19 tuần tuổi đạt 1640,00 gam.
- Tiêu tốn thức ăn cho gà thí nghiệm khi kết thúc 19 tuần tuổi là 7.072,45 g/con.
- Khả năng thích nghi: gà có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu ở thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể tỷ lệ chết do nhiễm bệnh thấp 1,38 %.
- Chi phí trực tiếp cho gà hậu bị Ai Cập đến 19 tuần tuổi là 105.460 đồng.
2.5.2. Tồn tại
Do thời gian thực tập còn hạn chế nên thí nghiệm chưa xác định được sức sản xuất của gà Ai Cập giai đoạn sinh sản.
Đề tài chưa được lặp lại nhiều lần và số mẫu còn nhỏ nên độ chính xác chưa cao.
2.5.3. Đề nghị
Tiếp tục theo dõi đàn gà Ai Cập ở giai đoạn sinh sản với mẫu lớn hơn để có kết luận chính xác hơn về gà Ai Cập.
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Thanh Đồng, Phạm Bích Hường (2000), “Nghiên cứu lai giữa gà Lương Phượng với gà Ri nhằm chọn tạo giống gà thả vườn phục vụ chăn nuôi nông hộ”, Báo cáo khoa học năm 2001, phần nghiên cứu giống gia cầm, Viện chăn nuôi quốc gia, Hà Nội tháng 8/2002
2. Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Thanh Đồng, Phạm Bích Hường, Lê Thị Ân (2001), “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà Lương Phượng hoa dòng M1, M2 nuôi tại trại thực nghiệm Liên Ninh”, Báo cáo khoa học năm 2001, phần nghiên cứu giống gia cầm, Viện chăn nuôi quốc gia, Hà Nội tháng 8/2002.
3. Phan Sỹ Điệt (1990), “Một số nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm tại
pháp”, Tạp chí thông tin gia cầm (số 2).
4. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Văn Vang, Trần Công Xuân, Bạch Thị Thanh Dân (1999), “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở gà tam hoàng”, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y tại thành phố Hồ Chí Minh.
6. Trần Long, Nguyễn Thị Thu, Bùi Đức Lũng (1994), Bước đầu Nghiên cứu
đặc điểm sinh trưởng của gà Ri, Kết quả nghiên cứu bảo tồn gen ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993), Nuôi gà Broiler đạt năng suất cao,
49
8. Ngô Giản Luyện (1994), “Nghiên cứu một số tính trạng năng suất của các dòng thuần chủng V1, V3, V5 giống gà thịt cao sản Hybro nuôi trong điều kiện Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam.
9. Lê Công Mận, Nguyễn Thanh Sơn (2004), Kỹ thuật nuôi gà Ri và gà Ripha, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
10. Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên (1998), Di truyền học tập tính, Nxb Giáo
dục Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Thiện (1995), Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi, Nxb nông Nghiệp.
12. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002),
Giáo trình phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
13. Bùi Quang Tiến, Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến (2001), "Nghiên cứu một số dòng gà Ai Cập”, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT gia cầm và động vật mới nhập, Nxb Nông nghiệp.
14. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Nguyễn Quý Khiêm, Bạch Thị Thanh Dân, Hoàng Văn Lộc, Đào Thị Bích Loan, Đỗ Thị Sợi, Lê Thị Thu Hiền, Khuất Thị tuyên, Nguyễn Trọng Thiện (2007), “Kết quả bước đầu Nghiên cứu khả năng sản xuất bốn dòng gà Sasso ông bà”, Tuyển tập công trình Nghiên cứu khoa học – công nghệ chăn nuôi gia cầm an toàn thực phẩm và môi trường, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 2007.
15. Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Quý Khiêm, Bạch Thị Thanh Dân, Hoàng Văn Lộc, Đào Thị Bích Loan, Đỗ Thị Sợi, Lê Tiến Dũng, Phạm Thị Minh Thu, Vũ Quang Ninh, Lê Xuân Sơn (2007), “Nghiên cứu một số tổ hợp lai giữa gà Sasso, Kabir và gà Lv”,
50
Tuyển tập công trình Nghiên cứu khoa học – công nghệ chăn nuôi gia cầm an toàn thực phẩm và môi trường, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 2007.
16. Trần Huê Viên (2001), Giáo trình di truyền học động vật, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.