Khả năng chuyển hóa thức ăn

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sản xuất của gà Ai Cập giai đoạn hậu bị nuôi tại trại gà khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 38)

- thành phố Thái nguyên

2.2.1.5.Khả năng chuyển hóa thức ăn

Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, việc tạo ra giống mới có năng suất cao thì chưa đủ, mà còn phải tạo ra nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng phù hợp với đặc tính sinh lý, phù hợp với mục đích sản xuất của từng giống, dòng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi mà vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu kinh tế, vì chi phí thức ăn thường chiếm tới 70% giá thành sản phẩm. Để đánh giá về vấn đề này người ta đưa ra chỉ tiêu : « Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng « . Tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt được 1 kg thịt, với gà nuôi thịt tiêu tốn thức ăn chủ yếu dùng cho việc tăng khối lượng. Nếu tăng khối lượng càng nhanh thì cơ thể đồng hoá, dị hoá tốt hơn, khả năng trao đổi chất cao, do vậy hiệu quả sử dụng thức ăn cao dẫn đến tiêu tốn thức ăn thấp.

Bằng thực nghiệm đã chứng minh tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Giống, tuổi, tính biệt, mùa vụ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cũng như tình hình sức khỏe của đàn gia cầm.

Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1993) [7] cho biết gà lai V135 tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở các độ tuổi như sau : 4 tuần tuổi là 1,91 ; 5 tuần tuổi là 1,98 ; 6 tuần tuổi là 2,01 ; 7 tuần tuổi là 2,13 ; 8 tuần tuổi là 2,26 kg.

30

Theo Phan Sỹ Điệt (1990) [3] khi nuôi gà Ross thịt thương phẩm ở 6 tuần tuổi với mức năng lượng khác nhau tiêu tốn thưc ăn 1,88-2,2kg.

Sinh trưởng nhanh và tiêu tốn tức ăn thấp luôn là mục tiêu của nhiều công trình nghiên cứu về lai tại giống gia cầm.

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sản xuất của gà Ai Cập giai đoạn hậu bị nuôi tại trại gà khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 38)