Tình hình nghiên cứu ngoài nướ c

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sản xuất của gà Ai Cập giai đoạn hậu bị nuôi tại trại gà khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 42)

- thành phố Thái nguyên

2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nướ c

Ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới đã và đang phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Hà Lan, Đức… Theo tài liệu của FAO công bố: Năm 1997 sản lượng thịt gia cầm trên thế giới đạt trên 59 triệu tấn, tăng 3 triệu tấn so với năm 1996. Đứng đầu thế giới về sản lượng thịt gia cầm vẫn là Mỹ (25,3 %). Từ năm 1994 Trung Quốc đã vượt Brazil để chiếm vị trí thứ 2 (19,5 %), có 41 nước chăn nuôi gia cầm phát triển đảm đương 90% sản lượng thịt gia cầm. Năm 1998 có 9 nước đạt

34

sản lượng thịt gia cầm trên 1 triệu tấn (dẫn theo Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân, 1998 [4]).

Đến năm 2005, về sản lượng thịt gia cầm cả thế giới là 81 triệu tấn, đứng đầu là Mỹ với sản lượng 18,5 triệu tấn (22,9 %), thứ hai là Nga 14.689.000 tấn (18,1 %), tiếp theo là Trung Quốc 8.895.000 tấn (11 %), Pháp 2.272.000 tấn (2,8 %), Italia 1.971.000 tấn (2,4 %)… Còn về sản lượng trứng: Đứng đầu vẫn là Mỹ với 24.348.000 tấn (41,1 %), Nga 5.330.000 tấn (9 %), Nhật Bản 2.492.000 tấn (4,2 %), Trung Quốc 2.465.000 tấn (4,2 %)… Cả thế giới là 59.233.000 tấn.

Để có được những sản phẩm chất lượng tốt, năng suất cao đáp ứng được nhu cầu của con ngườicũng như đòi hỏi khắt khe của thị trường, các nước trên thế giới đã không ngừng cải tiến con giống cũng như dinh dưỡng và phương thức nuôi. Mỗi nước đều có những cơ sở, trung tâm chọn lọc, lai tạo để cho ra các giống gà mới với năng suất và chất lượng cao như ở Mỹđã cho ra các giống gà đã được sử dụng như Plymouth, gà siêu thịt Avian, AA… Nhiều nước đã sử dụng gà Plymouth để sản xuất gà Broiler đạt hiệu quả cao từ nhiều dòng như dòng 488 (con trống) lai với dòng 433 (con mái), dùng dòng 799 (trống chuyên thịt) lai với con lai 132A tạo ra gà nuôi thịt 791 có khả năng sinh trưởng nhanh, năng suất thịt cao. Ở Anh hãng Ross Breeser đã nghiên cứu và tạo ra giống gà Ross siêu thịt với nhiều dòng và tạo ra nhiều tổ hợp lai như Ross 208, Ross 308, Ross 508… cho năng suất chất lượng thịt cao, khả năng sinh trưởng nhanh. Ngoài ra còn rất nhiều các giống gà chuyên sản suất thịt được tạo ra ở các nước khác như: Gà Hybro của Hà Lan, Lohmann Meat của Đức… Và các giống gà chuyên trứng như: Goldline 54 ở Hà Lan, Leghorn của Italia…

Bên cạnh những giống gà công nghiệp chuyên thịt, trứng thì các giống gà thả vườn, kiêm dụng cũng được chú ý nghiên cứu rất nhiều, điển hình như:

35

Gà Lương Phượng của Trung Quốc được tạo ra sau gần 20 năm nghiên cứu, gà Tam Hoàng có nguồn gốc từ Quảng Đông Trung Quốc do lai giữa gà Thạch Kỳ với một số giống gà Kabir … và chọn lọc qua nhiều thế hệ cho ra gà Tam Hoàng chất lượng thịt thơm ngon, hiện nay có hai dòng nổi tiếng là 882 và Jiangcun. Năm 1978 ở Pháp hãng Sasso đã tạo ra giống gà Sasso với mục đích sử dụng khác nhau. Các hãng trên thế giới hiện nay đã xác định được công thức lai để tạo ra gà thương phẩm từ bốn dòng thuần. Mỗi hãng sở hữu hàng chục dòng thuần để tạo ra công thức lai theo yêu cầu. Trong đó có các dòng ông bà sử dụng rộng rãi như: X44 và X44N, T55 và T55N, T77 và T77N, T88 và T88N, SA31, SA51… cho năng suất cao, chất lượng thịt thơm ngon, khả năng thích nghi cao, dễ nuôi. Ngoài ra, còn có gà Kabir của Israel, gà Rhode – Island của Mỹ đều là kết quả của chọn lọc và lai tạo. Việc lai tạo các giống gà với nhau nhằm giữ lại các đặc điểm quý, cải thiện các tính trạng còn hạn chế vàg dần hình thành một số giống mới có khả sản suất tốt đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người.

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sản xuất của gà Ai Cập giai đoạn hậu bị nuôi tại trại gà khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)