0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nội dung phân tích tài chính doanh nghiê ̣p

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT (Trang 28 -28 )

2. Kết cấu của luận văn

1.1.6. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiê ̣p

1.1.6.1. Phân tích khả năng thanh khoản

Khả năng thanh khoản của một doanh nghiệp đƣợc đánh giá dựa trên quy mô và khả năng luân chuyển của tài sản ngắn hạn, là những tài sản có khả năng luân chuyển nhanh, phù hợp với thời hạn thanh toán các khoản nợ ngắn

hạn. Viê ̣c phân tích khả năng thanh khoản giúp cho doanh nghiệp kiểm soát đƣợc rủi ro trong quan hệ tín dụng và có các biê ̣n pháp để nâng cao khả năng thanh toán.

Theo tác giả Lê Thị Xuân và cộng sự (2012) các chỉ tiêu thƣờng đƣợc dùng để phân tích khả năng thanh khoản gồm:

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạndùng để đo lƣờng khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng các tài sản ngắn hạn.

Công thức tính:

Tài sản ngắn hạn Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

Tỷ số này cho biết mô ̣t đồng ngắn ha ̣n phải trả của doanh nghiê ̣p có bao nhiêu đồng tài sản ngắn ha ̣n có khả năng chuyển hoá nhanh thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này càng cao chƣ́ng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiê ̣p càng tốt, tuy nhiên tỷ số này quá cao cũng có thể doanh nghiệp đó đã đầu tƣ quá nhiều vào tài sản hiện hành và không đem lại hiệu quả.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng, tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nên ở mức bằng 2, lớn hơn 2 thì chứng tỏ vốn bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn thấp, nhỏ hơn 1 thì đƣợc đánh giá là không tốt, doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh đo lƣờng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các tài sản ngắn hạn (không kể hàng tồn kho thành tiền):

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh =

Tiền+ Đầu tƣ tài chính ngắn hạn+ Phải thu ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Tỷ số này cho biết doanh nghiê ̣p có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn ha ̣n bằng nhƣ̃ng tài sản lƣu đô ̣ng c ó khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh nhất ở mƣ́c đô ̣ nào . Bất kỳ mô ̣t sƣ̣ biến đô ̣ng nào của hoa ̣t đô ̣ng sản xuất kinh doanh của doanh nghiê ̣p cũng ảnh hƣởng đến tỷ số này . Nói chung: Tỷ số này nên ở mức bằng 1, nếu tỷ số thấp quá, kéo dài chứng tỏ doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ ngắn hạn, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra. Chỉ tiêu này cao quá, kéo dài có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm.

Khả năng thanh toán ngay

Khả năng thanh toán ngay thể hiện mối quan hệ tiền (tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền nhƣ chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển đổi, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn dƣới 3 tháng,...) và khoản nợ ngắn hạn phải trả.

Công thức tính:

Tiền+Đầu tƣ tài chính ngắn hạn Tỷ số khả năng khanh toán ngay =

Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngay cao cho thấy khả năng trả nợ tại thời điểm đánh giá của doanh nghiệp là chắc chắn. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao cho thấy doanh nghiệp đã dự trữ quá nhiều tiền mặt dẫn đến bỏ lỡ cơ hội sinh lời. Chỉ tiêu này cao cũng không đảm bảo cho khả năng trả nợ trong tƣơng lai vì có những khoản chi phí cố định nhƣ chi phí văn phòng… công ty phải trả nên khả năng thanh toán ngay có thể bị suy giảm. Với các chủ nợ chỉ tiêu này nên ở mức 0,5 là hợp lý.

Khi phân tích đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, cần xem xét các tỷ số trên trong giới hạn hợp lý. Tuy nhiên trong thực tế các tỷ số này đƣợc chấp nhận là cao hay thấp còn tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất kinh doanh của mỗi ngành kinh doanh, cơ cấu, chất lƣợng của tài sản ngắn hạn, vòng quay của các loại tài sản ngắn hạn trong mỗi loại hình doanh nghiệp… Do vậy, trong phân tích cần hiểu rõ các yếu tố cấu thành các chỉ tiêu, những nhân tố tác động đến sự chuyển hóa thành tiền của các yếu tố cấu thành trong mỗi doanh nghiệp, với ngành kinh doanh cụ thể, trong các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Ngoài ra cần so sánh các tỷ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp với tỷ số khả năng thanh toán trung bình của ngành, kết hợp xem xét các tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn với tỷ số về năng lực hoạt động theo thời gian để có thể đƣa ra nhận xét đúng đắn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

1.1.6.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trƣng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp, các chỉ tiêu này đƣợc sử dụng để đánh giá tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn của doanh nghiệp đƣợc dùng để đầu tƣ cho TSDH và TSNH. Theo Lê Thị Xuân và cộng sự (2012) nhà phân tích thƣờng phân tích qua các chỉ tiêu:

Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình:

Vòng quay các khoản phải thu: thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu bán hàng với các khoản phải thu của doanh nghiệp và đƣợc xác định nhƣ sau:

Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu =

Các khoản phải thu bình quân Kỳ thu tiền trung bình: cho biết khoảng thời gian trung bình từ khi

Số ngày trong kỳ phân tích Kỳ thu tiền trung bình =

Vòng quay khoản phải thu

Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn (hay kỳ thu tiền bình quân ngắn) cho thấy tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, song cũng có thể do doanh nghiệp thực hiện chính sách tín dụng thƣơng mại thắt chặt hay kết quả sản xuất kinh doanh không tốt. Ngƣợc lại, nếu hệ số này càng thấp (hay kỳ thu tiền bình quân dài) thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lƣợng tiền mặt sẽ ngày càng giảm. Điều này có thể do doanh nghiệp áp dụng chính sách tín dụng thƣơng mại nới lỏng hoặc do công tác quản lý khoản phải thu chƣa tốt. Do vậy, trong quá trình đánh giá công tác quản lý khoản phải thu có hiệu quả hay không cần xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến vòng quay khoản phải thu, chính sách bán hàng của doanh nghiệp.

Vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần trung bình hàng tồn kho luân chuyển trong một kỳ.

Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho bình quân

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho là khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp bỏ tiền mua nguyên vật liệu đến khi sản xuất xong sản phẩm, kể cả thời gian lƣu kho.

Số ngày trong kỳ phân tích Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =

Vòng quay hàng tồn kho tăng, số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm cho thấy hàng tồn ít. Tuy nhiên nếu lƣợng hàng tồn quá ít thì khi nhu cầu khách hành tăng sẽ không đáp ứng kịp, hoặc khi nguyên vật liệu đầu vào bị ngƣng trệ, doanh nghiệp sẽ không có hàng dự trữ để bán. Vì vậy doanh nghiệp căn cứ vào chu kỳ, đặc điểm sản xuất kinh doanh để xác định hàng tồn kho cho phù hợp và khi đánh giá hiệu quả chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho ta cũng cần xét đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ vào tài sản cố định của doanh nghiệp, hay nói cách khác là một đồng tài sản cố định tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu trong một kỳ.

DT thuần về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

TSCĐ bình quân

Tỷ số này cao chứng tỏ việc đầu tƣ vào các tài sản cố định của doanh nghiệp hợp lý, đã mang lại hiệu suất sử dụng cao. Ngƣợc lại, nếu tỷ số này thấp so với mức trung bình ngành thì có nghĩa khả năng khai thác, sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp kém hơn những doanh nghiệp khác cùng ngành.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sảnđo lƣờng tổng quát về năng lực hoạt động của toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =

DT và thu nhập khác của doanh nghiệp trong kỳ

x 100 Tổng tài sản bình quân

Tỷ số này càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Nếu ngƣợc lại thì chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp chƣa đƣợc sử dụng có hiệu quả.

1.1.6.3. Phân tích cơ cấu vốn và khả năng trả nợ

Phân tích cơ cấu vốn và khả năng trả nợ là viê ̣c phân tích tình hình huy đô ̣ng và sƣ̉ du ̣ng vốn và mối quan hê ̣ giƣ̃a tình hình huy đô ̣ng với tình hình sƣ̉ dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó nhà quản lý nắm đƣợc tình hình phân bổ tài sản, biết đƣợc dấu hiê ̣u ảnh hƣởng đến cân bằng tài c hính, tƣ̀ đó nhà quản lý có các quyết định huy động và sử dụng vốn đúng đắn.  Tỷ số nợ hoặc tỷ số vốn chủ sở hữu: Nợ phải trả Tỷ số nợ = Tổng nguồn vốn (tổng tài sản) Nợ phải trả Nợ phải trả trên vốn CSH = Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sỡ hữu Tỷ số vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn = 1 – Tỷ số nợ

Tỷ số nợ cao (hay tỷ số vốn chủ sở hữu thấp) phản ánh mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp cao và ngƣợc lại.

Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sỡ hữu

Nợ dài hạn Tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH =

Vốn chủ sỡ hữu

Tỷ số càng cao thì rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng tăng. Để hạn chế rủi ro tài chính thƣờng ngƣời cho vay chỉ chấp nhận chỉ tiêu này ở mức <1.

Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn

Cho biết mức độ tài trợ TSDH bằng nguồn vốn CSH. Vốn chủ sở hữu Tỷ số tự tài trợ TSDH =

Tài sản dài hạn

Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn càng cao chứng tỏ vốn chủ sở hữu đầu tƣ vào tài sản dài ha ̣n càng lớn , cho thấy doanh nghiê ̣p càng tƣ̣ chủ về tài chính, tuy nhiên sẽ gây ra tình tra ̣ng vốn của doanh nghiê ̣p bi ̣ ƣ́ đo ̣ng.

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay

Đo lƣờng khả năng của doanh nghiệp trong việc trả tiền lãi vay cho các chủ nợ bằng lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động trong kỳ và phản ánh tính hợp lý trong việc đảm bảo cơ cấu vốn vay và vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.

LN trƣớc thuế + Chi phí lãi vay Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiền vay =

Chi phí lãi vay

Tỷ số này càng cao thì rủi ro mất khả năng chi trả của doanh nghiệp càng thấp và ngƣợc lại.

1.1.6.4. Phân tích khả năng sinh lời

Phân tích khả năng sinh lời là phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sƣ̉ du ̣ng các nguồn lƣ̣c của doanh nghiê ̣p vào hoa ̣t đô ̣ng sản xuất kinh doanh . Nhà phân tích thƣờng so sánh biến động doanh thu , chi phí , lợi nhuận của

từng ngành hoạt động và tổng thể của doanh nghiệp và phân tích các chỉ tiêu sau (Lê Thị Xuân và cộng sự, 2012):

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu:

Thể hiện trong 100 đồng doanh thu doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = x 100 Doanh thu

Tỷ suất LN thuần từ hoạt động kinh doanh =

LN thuần từ hoạt động kinh doanh

x 100 DT hoạt động kinh doanh

Tỷ suất LN trƣớc hoặc sau thuế trên DT =

LN kế toán trƣớc hoặc sau thuế

x 100 DT và thu nhập khác

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp

Lợi nhuận

Tỷ suất LN trên tổng tài sản = x 100 Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất lợi nhuận trƣớc hoặc sau thuế trên tổng tài sản =

LN kế toán trƣớc hoặc sau thuế

x 100 Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH

Thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận với phần vốn của chủ doanh nghiệp.

Lợi nhuận

Tỷ suất LN trên vốn CSH = x 100 Vốn CSH bình quân

1.1.7. Nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.7.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về phân tích tài chính

Khi lãnh đa ̣o doanh nghiê ̣p nhâ ̣n thƣ́c đƣợc tầm quan tro ̣ng của công tác phân tích tài chính và sử dụng kết quả của công tác này để phục vụ cho viê ̣c ra quyết đi ̣nh tài chính thì lãnh đa ̣o sẽ rất chú tro ̣ng đến công tác này. Lúc đó lãnh đa ̣o doanh nghiê ̣p sẽ có sƣ̣ quan tâm đúng mƣ́c về công tác phân tích tài chính nhƣ phân công chuyên trách về việc phân tích , kiểm tra tài chính nội bộ doanh nghiệp, thiết lâ ̣p các quy đi ̣nh tài chính để góp phần nâng cao hiê ̣u quả của công tác phân tích tài chính.

Nhân sự làm công tác phân tích tài chính

Trình độ cán bộ thực hiện phân tích tài chính là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới chất lƣợng phân tích tài chính. Cán bộ phân tích tài chính chính là ngƣời trực tiếp quyết định quy mô phạm vi các kỹ thuật tài liệu sử dụng cũng nhƣ chi phí cho việc phân tích, phƣơng pháp phân tích và tiến hành phân tích tài chính công ty. Từ đó đánh giá, nhận xét ƣu nhƣợc điểm của kết quả kinh doanh, đƣa ra nguyên nhân và giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh .

Chất lượng thông tin

Đây là yếu tố quan tro ̣ng hàng đầu quyết đi ̣nh chất lƣợng công tác phân tích tài chính bởi nếu thông tin sử dụng không chính xác , không phù hợp thì kết quả mà công tác phân tích tài chính mang lại sẽ không hiê ̣u quả. Thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời và phù hợp để công tác phân tích tài chính có hiệu quả.

Phương pháp phân tích tài chính

Tuỳ vào mục tiêu cụ thể của nhà quản lý, dựa trên nguồn thông tin có đƣợc mà cán bộ phân tích lựa chọn phƣơng pháp phân tích tài chính cho phù hợp.

Tổ chức phân tích tài chính

Nếu việc phân tích tài chính đƣợc thực hiện một cách tùy ý, không theo một quy trình nào cả thì rất có thể công việc phân tích tài chính sẽ không đáp ứng đƣợc tiêu chí về thời gian phân tích và chất lƣợng nội dung phân tích. Tuy nhiên, nếu công việc này đƣợc thực hiện theo một quy trình khoa học, có sự tham gia, phối hợp chuyên nghiệp của những ngƣời liên quan (ngƣời phân tích, các phòng ban trong doanh nghiệp) sẽ góp phần đáp ứng đƣợc những yêu cầu, kỳ vọng của ban lãnh đạo về phân tích tài chính, nâng cao chất lƣợng phân tích tài chính.

Hỗ trợ của công nghệ thông tin

Công tác phân tích tài chính của doanh nghiê ̣p sẽ đa ̣t hiê ̣u quả cao nếu doanh nghiệp ki ̣p thời ƣ́ng du ̣ng các thành tƣ̣u khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t nhƣ các hê ̣ thống phần mềm về kế toán và phân tích tài chính , công tác phân tích tài chính trở nên nhanh chóng, chính xác, tiết kiê ̣m đƣợc thời gian tiến hành phân tích.

1.1.7.2. Nhân tố bên ngoà i doanh nghiê ̣p

Chính sách của Nhà nước

Chính sách của Nhà nƣớc có những tác động lớn đến công tác phân tích

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT (Trang 28 -28 )

×