Các giải pháp phát triển kinh tế cho hộ nghèo

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế cho hộ nghèo tại địa bàn xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 78)

4.5.2.1. Giải pháp chung - Giải pháp về đất đai:

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, việc sử dụng ruộng đất hiệu quả có ý nghĩa to lớn đối với các hộ nông dân. Trước hết cần thực hiện triệt để chủ trương đổi mới về ruộng đất, thực hiện giao đất, giao rừng và chứng nhận quyền sở hữu lâu dài cho hộ nông dân, mà trước hết là đất nông

nghiệp. Có như vậy các nông hộ mới yên tâm sản xuất và tập trung đầu tư trên đất đai được giao sử dụng lâu dài của mình.

Trong chính sách giao đất phải đi liền với quy hoạch cụ thể, sao cho các nông hộ có thể chuyên canh, thâm canh, không còn tình trạng sản xuất và đầu tư manh mún, không mang lại hiệu quả. Phát huy các quyền của chủ sở hữu trong luật đất đai như trao đổi, chuyển nhượng, cho thuê... nhằm tăng khả -

Giải pháp về vốn:

Nhà nước cũng như chính quyền cơ sở cần phát triển các hoạt động tài chính tín dụng ở nông thôn thông qua các chương trình, dự án cụ thể, ưu tiên tập trung cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển nông thôn. Tăng cường khuyến nông, khuyến lâm phát triển kinh tế trang trại và khai thác các tài nguyên khác của vùng một cách hợp lý.

Cần có một cơ chế cho các nông hộ vay vốn phù hợp với điều kiện thực tế của xã, cụ thể phải là: Cho vay đúng đối tượng, tăng nguồn vốn cho vay, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ các nông hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, phải ưu tiên vốn cho phát triển một cách có trọng điểm, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và kế hoạch dài hạn của địa phương.

- Giải pháp về nguồn nhân lực:

Nhìn trung trình độ văn hóa của chủ hộ còn thấp, do vậy xã cần có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo chủ hộ, trước tiên là phổ cập giáo dục cho các thành viên trong gia đình. Trong lĩnh vực nông nghiệp việc bồi dưỡng nâng cao trình độ dân trí, khả năng nhận thức và quản lý cho chủ hộ là việc cấp bách và phải coi như là cuộc Cách mạng văn hoá trong nông thôn miền núi.

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm: về tổ chức mạng lưới khuyến nông cơ sở, để tạo điều kiện cho dân miền núi có thể tiếp cận tốt với khuyến nông, việc lập mạng lưới khả năng là cần thiết. Tổ chức khuyến nông cơ sở ở thôn, nhân sự phải do chính người dân bầu ra là những người nông dân giỏi trong hoạt động được bà con suy tôn. Đào tạo đội ngũ

khuyến nông phải tận tuỵ, sát thực tiễn, dám làm, đổi mới suy nghĩ, được nông dân tín nhiệm

- Giải pháp về khoa học kỹ thuật:

Ngày nay ứng dụng khoa học kỹ thuật được thừa nhận là một trong những biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân tiến hành sản xuất kinh doanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thQ mới tăng nhanh được năng suất, nâng cao được chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường và đảm bảo có lợi.

Thay đổi chế độ canh tác còn lạc hậu, giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, đặc biệt là những giống cây con đặc sản (chẳng hạn như: lúa, ngô năng suất cao, lợn hướng nạc và vịt siêu chứng..). Thay đổi giống đi đôi với cải tiến hệ thống canh tác, công nghệ sau thu hoạch. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cho các hộ nông dân.

- Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng là tiền đề để các nông hộ phát triển sản xuất hàng hoá, cơ sở của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Bao gồm điện, đường, trường, trạm, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Cần tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn với quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm, giao thông nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng từ việc mở rộng thị trường và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Mở rộng các hệ thống thông tin liên lạc: kinh tế càng phát triển, yêu cầu lượng thông tin càng nhiều, cần sớm trang bị thông tin điện thoại.

Cần nâng cấp khu chợ của xã vì đây là nơi giao lưu văn hóa kinh tế xã hội của người dân với nhau và giữa người dân của xã với người dân ở nhiều nơi khác họ đến để trao đổi các sản phẩm nông lâm sản họ làm ra.

Cần hoàn thiện hệ thống trạm xá cũng như đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho người dân một cách tốt nhất.

- Giải pháp về chính sách:

Nhà nước và Chính quyền có chính sách trợ giá đầu vào cho sản xuất. Cung cấp các giống mới, vật tư nông nghiệp với giá ưu tiên hoặc ủng hộ cho các hộ nghèo, hình thức này cần được khuyến khích duy trì để thâm canh tăng năng suất đến chừng mực nào đó thì thôi trợ cấp, nông dân vẫn tiếp tục sử dụng để tăng sản lượng. Đây là mặt tích cực của chính sách hỗ trợ đầu vào, đặc biệt đối với kinh tế tiểu nông như hiện nay, tác động nhanh đến việc gia tăng sản lượng, giúp nông dân chuyển sang sản xuất hàng hoá thích ứng với thị trường.

Cần giải quyết tốt các chế độ chính sách ở vùng núi, cấp phát đủ số lượng, đúng đối tượng trong các chương trình xoá đói giảm nghèo.

Tiếp tục vận động nhân dân và các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh tham gia đóng góp quỹ xoá đói giảm nghèo.

Triển khai cuộc vận động xoá đói giảm nghèo gắn với thực hiện công trình dân số kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, xoá mù chữ và các chính sách xã hội khác.

4.5.2.2. Giải pháp cụ thể

a. Giải pháp cho nhóm hộ khác.

Đối với các hộ trong nhóm này có tiềm năng về đất đai, về vốn cũng như khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật vì vậy các hộ trong nhóm phải đi đầu trong việc áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới nhằm nâng cao năng suất cũng như phẩm chất nông sản. Đối với các hộ có có đất đai rộng lớn nên mở rộng quy mô sản xuất theo hướng nông trại nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

b. Giải pháp cho nhóm hộ trung bình

Đối với nhóm hộ trung bình thì đây là các hộ cũng có những tiềm lực nhất định trong phát triển kinh tế tuy nhiên họ chưa mạnh dạn trong việc đầu tư thâm canh vào sản xuất. Đối với các hộ trong nhóm này để nâng cao hiệu quả kinh tế thì họ cần chủ động trong việc tiếp thu những tiến bộ về khoa học

nông nghiệp như việc sử dụng các loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt, cũng như kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc chúng. Vấn đề thiếu vốn sản xuất thì các hộ cần vay thêm từ bên ngoài để mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong thời gian tới.

c. Giải pháp cho nhóm hộ nghèo

- Về trồng trọt: Trong thời gian tới nên mạnh dạn vay vốn để đầu tư thâm canh, đưa những giống cây trồng có năng suất cao vào sản xuất. Tích cực học hỏi trao đổi kinh nghiệm sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Về chăn nuôi: Chủ yếu các hộ chăn nuôi theo quy mô gia đình, tự cung tự cấp, hệ thống chuồng trại đã cũ, lạc hậu nên hiệu quả sản xuất chưa cao. Các hộ này nên cải thiện hệ thống chuồng trại đầu tư mua con giống mới có năng suất cao nuôi với quy mô lớn hơn nhằm phục vụ ngay cho sản xuất nông nghiệp của gia đình bên cạnh đó đem lại thu nhập lớn. Ngoài ra, nên tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt để làm thức ăn chăn nuôi vừa tránh lãng phí lại tiết kiệm chi tiêu cho gia đình. Phát triển đàn gia cầm vốn có của hộ lên số lượng lớn hơn, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa đem lại một nguồn thu nhập cho hộ. Do trình độ nhận thức còn hạn chế các chủ hộ nên mạnh dạn tiếp cận các kiến thức mới, chịu khó học hỏi trao đổi kinh nghiệm sản xuất thông qua các chương trình khuyến nông khuyến lâm của xã. Mạnh dạn vay vốn mở rộng sản xuất của hộ.

- Tóm lại, đối với nhóm hộ Nghèo họ còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp chính quyền địa phương cần có các chính sách hỗ trợ để họ có thể phát triển sản xuất như: mở các lớp phổ biến, trang bị kiến thức, trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Đẩy mạnh công tác khuyến nông trên địa bàn giúp đỡ người dân khi họ gặp khó khăn trong trồng trọt, chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho họ vay vốn phát triển sản xuất.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế cho hộ nghèo tại địa bàn xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 78)