Cách thức xây dựng và tổ chức

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế cho hộ nghèo tại địa bàn xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 72)

Tổ chức quán triệt trong chính quyền và người dân ở trong xã: Tổ chức các hoạt động phổ biến, quán triệt tuyên truyền sâu rộng về chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tin về nội dung chương trình phát triển kinh tế .các mục tiêu cần đạt được, mức độ, hình thức đóng góp của người dân và cộng đồng.

Triển khai thực hiện các nội dung:

Ưu tiên, lựa chọn từng chỉ tiêu trong đề án, chỉ tiêu nào thiết yếu làm trước, do lựa chọn của người dân trên địa bàn xã và các trưởng thôn, xóm hướng tới đạt từng phần của tiêu chí. Trên cơ sở phát động sự tham gia của người dân và lồng ghép các nguồn vốn hiện có, tổ chức triển khai thực hiện.

Thành lập ban chỉ đạo do đồng chí Bí thư Đảng Uỷ làm trưởng ban, Chủ Tịch UBND làm phó ban, thành viên là một số cán bộ công chức và MTTQ, các đoàn thể nhân dân.

Thành lập ban quản lý do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, phó Chủ tịch nhân UBND xã là phó ban thường trực. Thành viên là một số cán bộ chuyên môn và mời đại diện các ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội, trưởng thôn, để thực hiện nhiệm vụ:

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung về phát triển kinh tế trên địa bàn xã.

+ Tổ chức thực hiện lập quy hoạch phát triển kinh tế của xã trình UBND huyện phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch được phê duyệt.

+ Phân công các thành viên ban quản lý triển khai các nội dung phát triển kinh tế theo đề án, kế hoạch.

+ Tiếp nhận và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ và đóng góp của

cộng đồng dân cư trên địa bàn xã và các tổ chức, cá nhân khác.

+ Tổ chức cho người dân và cộng đồng thực hiện các nội dung phát triển kinh tế.

+ Hàng năm có đánh giá tổng kết, sơ kết các đề án phát triển kinh tế. Ban phát triển thôn: Thành lập Ban phát triển thôn do trưởng thôn làm Trưởng Ban, Bí thư chi bộ là Phó Ban, các thành viên khác là chi hội trưởng các đoàn thể chính trị ở thôn và đại diện 01 người dân trong thôn có tâm huyết, có năng lực để thực hiện nhiệm vụ.

Thực hiện sự chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền về các hoạt động phát triển kinh tế:

+ Trực tiếp tham gia xây dựng các đề án phát triển kinh tế trên địa bàn thôn, tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể hàng năm đã được cấp trên phê duyệt.

+ Trực tiếp lập kế hoạch về huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân trong thôn để thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế.

+ Có trách nhiệm tổ chức họp dân lấy ý kiến về xây dựng kế hoạch, tổ chức bàn biện pháp thực hiện kế hoạch, cùng với cấp trên thực hiện nghiệm thu các chỉ tiêu kế hoạch đã thực hiện hoàn thành, thông báo và quyết toán công khai dân chủ nguồn kinh phí hàng năm do dân đóng góp để thực hiện các phương án phát triển kinh tế.

+ Có trách nhiệm lập phương án kế hoạch chỉ đạo, vận động nhân dân trong thôn bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng các công trình đã thực hiện trên địa bàn. Hộ gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, xây dựng gia đình hòa thuận hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ cộng đồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế cho hộ nghèo tại địa bàn xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)