Thực trạng đói nghèo tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế cho hộ nghèo tại địa bàn xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 26)

2.2.2.1. Thực trạng chung

Chính sách đổi mới của Đảng từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay và nhất là từ khi có Nghị quyết số 22/TƯ ngày 27-11- 1989 của bộ chính trị “ Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi “ và quyết định số 72/HĐBT ngày 13-3-1990 của hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) “ về một số chủ trương biện pháp tiếp tục phát triển kinh tế xã hội miền núi “ nhằm cụ thể hoá việc phát triển kinh tế-xã hội vùng cao, miền núi ngày càng đạt được nhiều thành tựu. Có thể nói chưa bao giờ các chủ trương

chính sách của Đảng và Nhà nước lại có tác động mạnh mẽ đến như vậy đối với vùng cao, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vốn quen với một cuộc sống có nhu cầu thấp về tiêu thụ và hưởng thụ.

Trong tQnh hQnh đó sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ nét. Một nhóm nhỏ đã năng động sáng tạo biết cách làm ăn để vượt lên. Một nhóm lớn vẫn còn loay hoay chưa dám mạnh dạn thay đổi, kiếm tìm nguồn lực, phương thức tăng thu nhập. Đa số thực sự chỉ trông vào hạt ngô cây lúa, hứng chịu nhiều hơn sự rủi ro, thất bát mùa màng. Không có lương thực cũng có nghĩa là không thể chăn nuôi để tăng thu nhập, không có tiền để đầu tư vào vật tư, giống cây trồng để sản xuất nên năng suất thấp, thu hoạch ít hơn, trong khi số người trong gia đình ngày càng tăng lên. Phương thức đơn giản và đỡ tốn kém nhất là đốt phá rừng làm nương rẫy để tăng thêm lương thực, thậm chí một số đồng bào dân tộc Thái, Dao và Mông quay sang trồng cây thuốc phiện để tạo thu nhập cho cuộc sống.

Sự giàu nghèo giữa các dân tộc thiểu số là một vấn đề cần được quan tâm để tìm ra phương sách phù hợp. Cùng một vùng, khi người giàu hoặc khá ở dân tộc Nùng là 10% thì dân tộc Giáy chưa có sự hình thành tầng lớp này. ở dân tộc Thái là 8 - 10 % trong khi người Mông ở Nghệ An lại là 31,25% do còn lén lút trồng bán thuốc phiện.

Trong việc phân chia mức độ nghèo đói, có thể phân chia ra các nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất: Một số hộ đói nghèo chủ động tìm kiếm cơ hội thoát ra khỏi cảnh nghèo đói. Họ tìm đến các nhóm dân tộc có trình độ sản xuất cao hơn, giỏi làm kinh tế để học tập kinh nghiệm, tìm tòi các địa điểm, địa phương có điều kiện làm việc để có thu nhập cao hơn. Họ mạnh dạn vay vốn phát triển sản xuất, tìm kiếm để mở rộng sản xuất ngoài nông nghiệp và chăn nuôi.

Nhóm thứ hai: Nhóm này ít năng động hơn có thể khá lên thoát khỏi đói nghèo nhờ vào các chương trình phát triển giao thông, có đường sá tốt để giao lưu buôn bán trao đổi hàng hoá và nhờ vào được hưởng các dự án kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhưng nhóm này tỏ ra kèm năng động hơn nhóm thứ nhất và cũng đễ bị đẩy xuống diện đói nghèo nếu các chương trình, dự án trên địa bàn kết thúc. Đó là nhóm thiếu bền vững.

Nhóm thứ ba: Đây là nhóm chiếm đa số là những người không hoặc rất ít khả năng tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển. Họ chỉ biết trông chờ vào ruộng nương hoặc phát đồi rừng làm nương để hy vọng có lương thực khá hơn, thậm chí ngay cả trong điều kiện thuận lợi về giao thông, chợ, tín dụng ưu đãi mà họ vẫn không nghĩ ra hoặc không giám mạnh dạn tìm cơ hội thay đổi cuộc sống. Tâm lý dân tộc thiểu số quen sống dựa vào tự nhiên an phận thủ thường, dễ thoả mãn vào các nhu cầu cũng là một yếu tố đáng quan tâm một phần số họ là những người neo đơn, bệnh tật, già nua, độc thân, họ sẽ bị tụt hậu mãi về phía sau khi nền kinh tế không ngừng tăng trưởng.

2.2.2.2. Thực trạng của một số tỉnh ở nước ta

Đói nghèo luôn là vấn đề được xã hội quan tâm. Ở các nước phát triển, dù có mức sống cao song vẫn luôn tồn tại tình trạng phân hóa giàu nghèo. Còn ở những nước đang phát triển với thu nhập trung bình và thấp, trong đó bao gồm Việt Nam, thì một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn sống ở mức nghèo khổ, đặc biệt còn có những người sống trong hoàn cảnh rất khó khăn vẫn phải chịu tình trạng thiếu đói, không đủ ăn trong khi đây là nhu cầu thiết yếu của con người. Mức độ đói nghèo cũng có sự chênh lệch khác nhau giữa các vùng miền trong cả nước do những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Trong đó, đói nghèo ở các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa trầm trọng hơn các khu vực miền xuôi. Tình trạng đó đã gây ảnh hưởng rất

xấu tới chất lượng cuộc sống nhân dân vùng núi. Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm, nhiều chủ trương chính sách tích cực giúp xóa đói giảm nghèo cho vùng núi và đã đạt những kết quả nhất định. Song trên thực tế, tình hình đói nghèo nơi đây vẫn còn khá nghiêm trọng bởi những chính sách này chưa thật sự hoàn thiện và phù hợp với tình hình địa phương, và do đó sự tác động của chúng tới việc khắc phục đói nghèo miền núi chưa thật sự hiệu quả. Dưới đây là thực trạng nghèo đói của một số tỉnh miền núi:

a. Lạng Sơn

Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới còn nhiều khó khăn như xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng, giao thông không thuận lợi. Trình độ dân trí không đồng đều, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, thiên tai và dịch bệnh luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến đói nghèo. Năm 2013, Lạng Sơn có 2 huyện Bình Gia và Đình Lập được hưởng chính sách hỗ trợ huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Theo kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo cuối năm 2012, toàn tỉnh còn 21,02% hộ nghèo, hộ cận nghèo chiếm 8,87% và 7,63% hộ thuộc diện đối tượng đặc biệt khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo là thiếu vốn, thiếu đất sản xuất và thiếu kinh nghiệm làm ăn.

b. Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh miền núi với 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, hơn 80% dân số sống bằng nghề nông-lâm nghiệp. Do đó, giảm nghèo là một trong những chương trình ưu tiên hàng đầu trong phát triển KT-XH của tỉnh. Những năm qua, bằng các giải pháp quyết liệt của tỉnh Chương trình xóa đói, giảm nghèo được lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình 134, 134. Năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là 50,4% đến năm 2010 giảm xuống còn hơn 32%. Đến cuối năm 2012 toàn tỉnh còn gần 17 nghìn hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 20,39%. Trong những năm qua, hơn 82 nghìn lượt

hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội với số tiền hơn 1 nghìn tỷ đồng để đầu tư phát triển kinh tế, các chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất sản xuất, tư liệu sản xuất, trợ giúp pháp lí, y tế.

c. Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc còn gặp nhiều khó khăn, có tới 95% đồng bào là dân tộc thiểu số và hơn 70% số xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp và chưa đồng đều giữa các dân tộc, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ đói, nghèo cao gần 47,82%, trong đó vùng đặc biệt khó khăn còn tới trên 70%, có xã trên 90%, ở các vùng dân tộc thiểu số còn trên 80% đói nghèo năm 2006, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém. GDP bình quân đầu người chỉ đạt 602 USD/người/năm (vào năm 2010). Cao Bằng hiện vẫn đang là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước.

d. Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc. Toàn tỉnh có 195 xã, phường, thị trấn nhưng trong đó có tới 115 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn theo phân loại của Uỷ ban dân tộc miền núi, tỷ lệ đói nghèo của xã cao nhất là 86,3%. Chính vì thế đến nay một bộ phận không nhỏ dân cư của tỉnh còn sống trong tình trạng định canh định cư chưa bền vững, trình độ phát triển kinh tế thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao. Năm 2007, thu nhập bình quân tính trên đầu người của tỉnh Hà Giang đạt 4,04 triệu đồng/người/năm và tỉ lệ hộ nghèo chiến 35,49%, đến năm 2009 bình quân thu nhập đầu người đã đạt 6,3 triệu/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 20,64%.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế cho hộ nghèo tại địa bàn xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)