Là một xã nông nghiệp, đời sống của bà con nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên không phát triển và gặp nhiều rủi ro trong hoạt động sản xuất. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, mùa khô thiếu nước đã gây khó khăn rất nhiều cho động sản xuất nông nghiệp cũng như trong sinh hoạt, lúa nước chỉ sản xuất được một vụ.
Hầu hết các hộ nghèo lại nhiều khẩu, lao động chính không nhiều. Các nguồn thu chủ yếu là do hoạt động sản xuất nông nghiệp nên nguồn thu thấp. Nhiều người phụ thuộc dẫn đến các khoảng chi tiêu cao thu nhập thấp không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
Hộ nghèo không có vốn sản xuất, dẫn đến việc đầu tư chăm sóc cho sản xuất nông lâm nghiệp còn khó khăn, tư liệu sản xuất nghèo nàn, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, tập chung ở những vùng sâu,vùng xa của xã. Trình độ học vấn của người dân còn thấp chưa đáp ứng được với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ, nhưng hộ nghèo thường gặp nhiều bệnh tật, vì khi bệnh còn nhẹ họ coi thường bệnh không đi chữa trị, hay không có tiền để đi khám chữa bệnh nên khi phát hiện bệnh thì đã đến giai đoạn cuối hoặc nằm trong tình trạng nguy kịch. Tệ nạn xã hội cũng ảnh hưởng sâu sắc tới các hộ nghèo, vì trình độ học vấn thấp, không có kế hoạch trong lao động sản xuất, sinh con một bề mong muốn có con trai để nối dõi…, từ đó dẫn đến các tệ nạn xã hội của các hộ nhèo như: rượu chè, cờ bạc, đánh nhau…, gây ra những ảnh
hưởng không nhỏ đến việc lao động và sản xuất của hộ. Có những hộ nghèo nhân công có đất đai có nhưng năng suất thấp dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao, thu nhập không ổn định.
Từ những nguyên nhân đó có thể đưa ra một số nguyên nhân cụ thể dẫn tới nghèo của các hộ điều tra như sau:
Bảng 4.14: Tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của nhóm hộđiều tra STT Những nguyên nhân dẫn tới nghèo đói của hộ Nhóm hộ nghèo ( n=24 ) Nhóm hộ cận nghèo ( n=20 ) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Trình độ học vấn 7 29,17 3 12,50 2 Bệnh tật sức khỏe 3 12,50 3 12,50 3 Tệ nạn xã hội 2 8,33 1 5,00 4 Nguồn lực hạn chế 15 62,50 10 50,00 5 Thiếu việc làm 21 87,50 18 90,00 6 Lười lao động 10 41,67 6 30,00 7 Nguyên nhân khác 3 12,50 2 10,00 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) 4.2.4.1. Nguyên nhân về trình độ học vấn
Do địa hình đi lại của 1 số thôn đi lại rất khó khăn, thêm vào đó là đời sống kinh tế khó khăn chưa phát triển, thu nhập của gia đình chỉ đủ phục vụ đời sống hàng ngày nên họ ít quan tâm đến việc học của con em mình cũng như chính bản thân mình, trình độ học vấn không được nâng cao nên mọi kỹ thuật hiện đại áp dụng trong nông lâm nghiệp và cách làm giàu họ đều không tiếp cận được vì thế đời sống lại càng nghèo hơn đối với thời buổi đất nước hội nhập kinh tế.
4.2.4.2. Nguyên nhân bệnh tật, sức khỏe
Sự kém hiểu biết của người nghèo về bảo vệ sức khoẻ và phòng chống bệnh dịch nên thường dẫn đến tình trạng phát bệnh đến giai đoạn trầm trọng, mãn tính nên rất khó chữa trị.
Các bệnh nguy hiểm lại thường bắt nguồn từ những bệnh rất thông thường. Do một lý do nào đó, người dân ở đây đã coi thường hoặc ngại đi đến các cơ sở khám bệnh, không chữa trị kịp thời, nên từ bệnh thông thường hàng ngày gặp phải với sự chủ quan kém hiểu biết của người dân đã lan sang bệnh khác càng khó chữa trị.
Các phương pháp chữa trị dân gian tỏ ra có hiệu quả và rẻ tiền dễ kiếm ở địa phương, nhưng một tình trạng vẫn đang xẩy ra là một số bà con ở vùng sâu vùng xa lạc hậu hoặc bị lừa bịp với cách chữa trị thiếu khoa học của thầy mo, thầy cúng và sự mê tín dị đoan tin tưởng vào các thầy mo thầy cúng đã dẫn đến bệnh ngày càng nghiêm trong, gây nguy hiểm đến tính mang.
Hệ thống y tế dường như nặng về hình thức, thiếu khả năng chuyên môn, địa bàn dân cư phân tán không đồng đều, nên việc chăm sóc sức khỏe cho người dân cũng không được chu đáo.
4.2.4.3. Tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng tới sự phát triển của xã hội. Do chủ yếu sản xuất nông nghiệp, vào thời gian nông nhàn thiếu việc làm những người dân hay tụ tập lại và ngồi uống rượu suốt ngày. Bên cạnh đó một bộ phận thanh niên chỉ biết chơi bời, lêu lổng không có công ăn việc làm ổn định do không có trình độ, tay nghề.
4.2.4.4. Nguồn lực hạn chế
Do nguồn lao động của họ rất hạn chế, lao động chủ yếu là lao động chân tay, lao động phổ thông, rất ít lao động trình độ, đã qua các trường lớp đào tạo. Lao đông chủ yếu là lao động chân tay, phổ thông nên họ đạt thu nhập trong tháng rất thấp.
Đất sản xuất nông nghiệp ít, nghèo dinh dưỡng: Đất trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày và hàng năm rất hạn chế. Do chưa am hiểu hết về tác dụng cũng như tác hại của các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật người dân đã lạm dụng nó một cách quá mức cho phép, nên đất nông nghiệp càng ngày càng nghèo chất dinh dưỡng, thoái hóa đất, làm chua đất. Sản xuất nông nghiệp và các loại cây trồng năng suất ngày càng giảm đi. Đối với người nghèo thì quỹ đất đai sản xuất của họ rất hạn chế thậm trí họ còn không có đất để sản xuất hoặc có gia đình có đất sản xuất nhưng vì lười lao động hay tư liệu sản xuất kém không áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất nên người nghèo thường có thu nhập rất thấp. Nên họ phải bỏ sức lao động của mình để đi làm thuê kiếm sống qua ngày, do vậy không có đất sản xuất cũng là nguyên nhân can bản dẫn đến nghèo đói.
Thiếu kinh nghiêm và kỹ thuật sản xuất: Trong sản xuất nông nghiệp của đại bộ phận người dân trên địa bàn xã hiện nay, người dân còn rất chậm trong việc nắm bắt được các loại thông tin thị trường, đặc biệt là thị trường nông sản, người dân chủ yếu sản xuất các loại nông sản một cách tràn lan cùng một loại cây mà chưa biết đầu ra của sản phẩm ra sao. Thêm vào đó việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân vào trong sản xuất các loại cây trồng vật nuôi rất hạn chế. Do vậy trong sản xuất nông nghiệp rất khó đạt được hiệu quả kinh tế cao..
Thiếu vốn sản xuất: Người nghèo thu nhập và việc làm chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi thì họ phải gặp rất nhiều rủi ro về (dịch bệnh, sự thay đổi thời tiết và khí hậu đột ngột) nên để khắc phục rủi ro và sản xuất có quy mô đòi hỏi người sản xuất phải có vốn để đầu tư sản xuất. Mà họ không có vốn,người dân lại rất hạn chế về kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật và giống cây trồng mới vào để áp dụng trong sản xuất và chăn nuôi. Mặc dù trong khuôn khổ của dự án tín dụng cho người nghèo thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia khả năng tiếp cận tín
dụng đã tăng lên, song những người nghèo và cận nghèo không có khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng. Một mặt là do không có tài sản thế chấp. Những người nghèo phải dựa vào tín chấp của mình tương đương với các khoản tiền nhỏ, hiệu quả đồng vốn thấp vậy làm giảm khả năng hoàn trả vốn. Mặt khác đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể hoặc sử dụng đồng vốn không đúng mục đích, họ khó có khả năng tiếp cận với nguồn vốn và cuối cùng làm cho họ càng nghèo hơn.
Người nghèo khó tiếp cận với nguồn vốn một phần là do cách sản xuất của người nghèo còn giản đơn, không biết thâm canh, thiếu kinh nghiệm sản xuất hoặc vay về không biết làm gì. Do điều kiện của họ còn ở mức thấp kém cho nên họ sử dụng đồng vốn sai mục đích đem vốn vay đi xây nhà cửa, mua ty vi, xe máy, … Vậy vấn đề đặt ra là những người nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả. Việc này phải có sự kết hợp giữa việc cho vay với việc hướng dẫn phát triển sản xuất. Giúp người nghèo tìm ra phương án đầu tư sản xuất phù hợp với điều kiện của gia đình và kinh tế hiện nay.
4.2.4.5. Nguyên nhân thiếu việc làm
Tổng số hộ trong toàn xã là: 1.302 hộ với 5260 nhân khẩu. Trong đó có: 3.304 khẩu trong độ tuổi lao động (Lao động nam: 1.695 người chiếm 51,3%; Lao động nữ: 1.609 người chiếm 48,7%). Lao động nông nghiệp: 2.896 người, chiếm 87,65% tổng số lao động của toàn xã, lao động phi nông nghiệp 352 người, chiếm 10,65% tổng số lao động của toàn xã. Với lượng lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi đối với các ngành kinh tế có yêu cầu lao động phổ thông, song khó khăn cho việc phát triển đối với những ngành kinh tế đòi hỏi có tay nghề và trình độ kỹ thuật cao.
Do vậy, chủ yếu là lao động thủ công, lao động nặng nhọc bằng chân tay trong các ngành nông lâm nghiệp, trong khu công nghiệp, điều kiện tự nhiên của xã lại chủ yếu là đồi núi nên đất sản xuất nông nghiệp rất ít, mà lao động nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ khá lớn xảy ra tình trạng thất nghiệp họ phải tìm
đến các khu công nghiệp ở ngoại tỉnh như (Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh,...) để kiếm việc làm.
4.2.4.6. Lười lao động
Lười lao động cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo đói của các hộ dân. Các hộ dân này thường có thói quen phụ thuộc ỷ lại phụ thuộc vào nhà nước, hay không chịu lao động để tạo ra của cải, cải thiện cuộc sống của họ. Các hộ này thường chờ đợi vào những trợ cấp, vay vốn ngân hàng với lãi xuất thấp hoặc không lãi. Khi nhận được tiền hay các trợ cấp, họ không đem vào phục vụ cho sản xuất mà đem đi chơi, mua những món đồ mà họ thích để rồi những trợ cấp, vốn vay của nhà nước cho họ vay không cánh mà bay. Sau đó những hộ lười lao động ỷ lai đó lại quay lại với cảnh nghèo đói.
4.2.4.7. Nguyên nhân khác
Một số hộ nghèo đói không phải do những nguyên nhân trên vì họ có kế hoạch làm ăn nhưng gặp phải những rủi ro ngoài ý muốn hoặc do các yếu tố khác bên ngoài chi phối mà ngay khi đó họ chưa thể vực dậy ngay được. Như trong sản xuất các hộ này đổ hết vốn của gia đình để đầu tư cho sản xuất nhưng họ gặp rủi ro trong quá trình sản xuất như thua lỗ, thiên tai, lũ lụt, sâu bênh hại,... dẫn đến nợ nần và thất thu. Hay có những hộ gặp phải những rủi ro như bị hỏa hoạn cháy mất hết tài sản. Khi đó các hộ sẽ bị nghèo đói.