3.3.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế
Là phương pháp giúp cho việc tổ chức điều tra thu nhập được những tài liệu mang tính đại diện, phản ánh khái quát hiện tượng kinh tế. Nó giúp cho
việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, đúng với nội dung nghiên cứu.
3.3.3.2. Phương pháp so sánh.
Phương pháp này được vận dụng để phân tích các hiện tượng kinh tế. Sử dụng các số liệu thu thập từ thực tế rồi đặt chúng vào các điều kiện cụ thể trên địa bàn nghiên cứu, rồi đưa ra các kết quả đã đạt được. Từ đó tìm được bản chất, tính quy luật của hiện tượng, khái quát lên những vấn đề chung của hiện tượng. Qua đó rút ra những thuận lợi, khó khăn của hiện tượng kinh tế. Cuối cùng là đưa ra các giải pháp thực tế và hướng đi phù hợp cho quá trình phát triển kinh tế trong tương lai.
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Minh Thanh nằm ở phía Đông-Bắc huyện Sơn Dương, cách trung tâm huyện 18km về phía Bắc. Phía Đông-Bắc giáp xã Trung Yên, phía Đông giáp xã Tân Trào, phía Tây-Bắc giáp xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn, phía Tây- Nam giáp xã Tú Thịnh, phía Nam giáp xã Bình Yên, phía Bắc giáp xã Công Đa, huyện Yên Sơn. Xã có chiều dài 8km từ xã Tú Thịnh đến xã Trung Yên, chiều rộng 5km từ giáp xã Tiến Bộ (Yên Sơn) đến xã Trung Yên. Xã có diện tích tự nhiên 3.323 ha, trong đó đất nông nghiệp 640,1 ha, đất Lâm nghiệp 2.408,9 ha, đất ở 28,45 ha, còn lại là đất chuyên dùng. Xã Minh Thanh có 14 thôn, 1302 hộ với dân số 5260 khẩu, trong đó có 75% là dân tộc thiểu số. Trên địa bàn xã có nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp, kinh tế, quốc phòng của huyện, tỉnh và trung ương như: Ban quản lý Nha công an...
4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Xã Minh Thanh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22-230C, lượng mưa trung bình 1.200-1.400 mm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 75-80%. Có 1 con suối lớn chảy qua giữa địa phận 5 thôn, 1 sông Phó Đáy chảy qua địa phận 5 thôn trong xã.
4.1.1.3. Đặc điểm địa hình
Khu vực xã Minh Thanh nằm ở phía Đông Bắc của huyện Sơn Dương (thuộc khu vực thượng huyện), địa thế nghiêng dần theo hướng từ Tây sang Đông, độ cao trung bình từ 350 độ. Địa hình xã khá phức tạp chủ yếu là rừng núi chiếm tới 3/4 diện tích toàn xã. Do điều kiện tự nhiên chi phối nên địa hình xã Minh Thanh là một thung lũng, núi non bao bọc mang đậm nét của địa hình miền Núi, phong phú về động thực vật.
4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên nhân văn
Do điều kiện tự nhiên chi phối nên địa hình xã Minh Thanh là một thung lũng, núi non bao bọc mang đậm nét của địa hình miền Núi, sự phong phú về động thực vật đã tạo cho xã có nhiều tiềm lực về du lịch: Khu di tích lịch sử Công An Nhân Dân, khu di tích Bộ Ngoại Giao, khu di tích Bộ Văn Hóa Thông Tin, Đình Thanh La,..
b. Tài nguyên nước
Tổng diện tích ao, hồ 30.72 ha, trong đó 5 hồ lớn là: Hồ Lê 6,5 ha, Hồ ao Thông là: 1,7 ha, Hồ Lũng Cộm 2,6 ha, Đập ao Lân: 1,5 ha, Đập Cây Vải: 2,5 ha. Còn lại chủ yếu là các ao, hồ nhỏ của các hộ gia đình. Sản lượng cá của xã hàng năm đạt 40 tấn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân. Nguồn tài nguyên nước của xã chủ yếu từ các hồ đập.
c. Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của xã Minh Thanh năm 2013 Năm Chỉ tiêu Năm 2013 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tông diện tích đất tự nhiên 3.308,46 100 I. Tông diện tích đất nông nghiệp 3.036,88 91,79
1. Đất sản xuất nông nghiệp 632,60 20,83 1.1. Đất trồng cây hàng năm 331,47 10,92 1.2. Đất trồng cây lâu năm 270,40 8,90 1.3. Đất ao nuôi trồng thủy sản 30,72 1,01 2. Đất lâm nghiệp 2.404,29 79,17 2.1. Đất rừng sản xuất 1.651,67 54,39 2.2. Đất rừng phòng hộ 607,08 19,99 2.3. Đất rừng đặc dụng 145,45 4,79
II. Đất phi nông nghiệp 235,86 7,13
1. Đất ở 30,50 12,93
2. Đất chuyên dụng 171,11 72,55
2.1. Đất trụ sở cơ quan 0,46 0,20 2.2. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 5,59 2,37 2.3. Đất có mục đích công cộng 165,06 69,98 3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,56 2,36 4. Đất sông suối, mặt nước 28,69 12,16
III. Đất chưa sử dụng 35,72 1,08
Qua bảng 4.1 ta thấ Tổng diện tích đấ nghiệp chiếm diện tích l (chiếm 91,79 %). Trong lớn nhất là 2.404,29 ha (chi rừng sản xuất chiếm diệ 1.651,92 ha (chiếm 54,39%). tỷ lệ nhỏ trong tổng diệ
Biểu đồ 4.1. T
Cơ cấu đất đai cũ và sản xuất của ngườ là nguồn tư liệu sản xuấ kinh tế văn hóa xã hộ ủ hợp là điều hết sức quan tr
ảng 4.1 ta thấy:
ện tích đất tự nhiên của xã là 3.308,46 ha, trong ế ện tích lớn nhất trong tổng quỹ đất của x m 91,79 %). Trong đất nông nghiệp thì đất lâm nghiệ
à 2.404,29 ha (chiếm 79,17 %) tổng diện tích đất nông nghi ếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đấ
ếm 54,39%). Đất phi nông nghiệp và đất ch ổng diện tích đất tự nhiên.
đồ 4.1. Tình hình sử dụng đất của xã Minh
đấ đai cũng cho chúng ta thấy phần nào về đ ề ời dân trong xã đa số vẫn là dựa vào nông nghi ệ ản xuất chính của họ. Do vậy trong các biệ
ộ của xã, việc nghiên cứu và sử dụng đấ ế ức quan trọng.
91,79% 7,13% 1,08%
Đất nông nghi
Đất phi nông nghi
Đất ch
ã là 3.308,46 ha, trong đó đất nông đấ ủa xã với 3.036,88 ha t lâm nghiệp chiếm diện tích
đất nông nghiệp và đất ện tích đất lâm nghiệp với ất chưa sử dụng chiếm
ã Minh Thanh
ề điều kiện sinh hoạt ào nông nghiệp. Đất đai y trong các biện pháp phát triển ử ụng đất đai sao cho phù
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Như vậy qua biểu trên cho thấy xã Minh Thanh có thế mạnh về sản xuất đất nông lâm nghiệp, trong đó đất trồng cây hàng năm và đất rừng sản xuất chiếm diện tích lớn nhất với đất trồng cây hàng năm là 331,47 ha/632,6 ha (chiếm 52,40 % đất nông nghiệp). Và đất rừng sản xuất là 1.651,67 ha/2404,29 ha (chiếm 68,70 % đất lâm nghiệp).
Tài nguyên rừng:
Tổng số đất lâm nghiệp của xã hiện có: 2.404,29 ha (Đất rừng sản xuất: 1.651,67 ha; Đất rừng phòng hộ: 607,08 ha; Đất rừng đặc dụng: 145,54 ha).
Diện tích rừng sản xuất đã giao cho tổ chức hộ gia đình, cá nhân quản lý và sử dụng: 1.652,18 (Hộ gia đình, cá nhân: 408,98 ha. Công ty lâm nghiệp Sơn Dương: 267,77 ha. Diện tích rừng chưa giao: 975,43 ha, hiện do UBND xã Minh Thanh quản lý).
4.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
4.1.2.1. Đặc điểm điều kiện kinh tế
Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trên địa bàn xã Minh Thanh giai đoạn 2011-2013 được thể hiện qua bảng 4.2 sau đây:
Bảng 4.2: Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trên địa bàn xã Minh Thanh giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh % GT (Tr.đ) Cơ cấu (%) GT (Tr.đ) Cơ cấu (%) GT (Tr.đ) Cơ cấu (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ Tổng giá trị sản xuất 36.290,03 100 40.871,22 100 48.916,49 100 112,62 119,68 116,15
I. Ngành nông, lâm nghiệp 29.543,53 81,41 32.530,45 79,60 39.837,82 81,44 110,11 122,46 116,29 1. Nông nghiệp 24.942,03 84,42 27.520,45 84,60 34.494,30 86,59 110,34 125,34 117,84 1.1. Trồng trọt 18.381,80 73,70 20.475,00 74,40 25.993,00 75,35 111,39 126,95 119,17 1.2. Chăn nuôi 6.560,23 26,30 7.045,45 25,60 8.501,30 2,65 107,40 120,66 114,03 2. Lâm nghiệp 4.601,50 15,85 5.010,00 15,40 5.343,52 13,41 108,88 106,66 107,77 II. Ngành Công nghiệp 4.200,50 11,57 5.240,32 12,82 5.500,00 11,24 124,75 104,96 114,86 III. Ngành thương mại, dịch vụ 2.546,00 7,02 3.100,45 7,58 3.578,67 7,32 121,78 115,42 118,60
Với diện tích gieo trồng năm 1013 của toàn xã là 369 ha chiếm 3.306,88 ha chiếm 91,79 % tổng diện tích đất tự nhiên. Và với nhiều hộ làm nghề nông thì nông nghiệp vẫn chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của xã. Năm 2013 tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã đạt 48.916,49 triệu đồng. Trong đó nông-lâm nghiệp đạt 39.837,82 triệu đồng, ngành công nghiệp đạt 5500 triệu đồng, ngành thương mại dịch vụ đạt 3.578,36 triệu đồng. Qua tỷ trọng này có thể thấy được xã Minh Thanh có thế mạnh về ngành nông lâm nghiệp.
Qua bảng 4.2 ta thấy được từ năm 2011 đến năm 2013 cơ cấu các ngành có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Ngành công nghiệp và ngành thương mại dịch vụ có xu hướng tăng, đây là dấu hiệu đáng mừng phù hợp với phương hướng mục tiêu của xã đã đề ra. Với sự lãnh đạo tài tình và sự quan tâm của chính quyền xã đến các hộ nông dân, trong quá trình phát triển kinh tế đã thu được những thành quả đáng kể, cụ thể xã thu được những kết quả sau:
Đối với ngành nông nghiệp: Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn là ngành
thu nhập chính, qua 3 năm kết quả sản xuất của ngành trồng trọt đều tăng, cụ thể như năm 2011 thu được 18.381,80 triệu đồng chiếm 73,70 % so với ngành nông nghiệp, đến năm 2012 gia trị thu được là 20.475 triệu đồng chiếm 74,40 % và năm 2013 giá trị đạt được là 25.993 triệu đồng chiếm 75,35%. Đối với ngành chăn nuôi thì có xu hướng tăng về giá thu nhập, nhưng đối với cơ cấu thì lại giảm năm 2011 đạt 26,30 % giảm xuống còn 25,60% năm 2012 và từ năm 2012 đến 2013 cơ cấu của ngành lại tăng.
Đối với ngành công nghiệp và ngành thương mại dịch vụ: Hai ngành này
đều có xu hướng tăng thu nhập từ năm 2011 đến 2013, nhưng xét đến cơ cấu của ngành thì cả hai ngành đều giảm (năm 2012-2013).
Xét đến tổng giá trị sản xuất của toàn xã qua 3 năm là liên tục tăng. Để có được kết quả như trên cần có sự đóng góp rất nhiều của các ngành trong xã. Các ngành công nghiệp và ngành thương mại dịch vụ đều có thu nhập tăng qua năm, điều này cho thấy kinh tế của xã ngày càng phát triển, đời sống nhân dân trong xã dần được cải thiện và góp phần thúc đẩy kinh của xã một ngày đi lên.
4.1.2.2. Đặc điểm văn hóa, xã hội a. Đặc điểm về y tế
- Thực hiện chế độ khám, chữa và điều trị bệnh cho nhân dân được 8.565 lượt người. Trong đó: Chuyển tuyến 352 người, điều trị tại trạm 87 người.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tốt công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trước, trong và sau dịp tết Nguyên Đán Quý Tỵ 2013.
- Phân công cán bộ Trạm y tế trực tết, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc phục vụ nhân dân dân.
- Phối hợp với Hội Người cao tuổi tổ chức khám sức khoẻ cho 352 cụ cao tuổi tại các thôn.
b. Hệ thống giáo dục
Thường xuyên tuyên truyền vận động học sinh đến lớp đầy đủ, nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường.
Thực hiện tốt Nghị quyết số 36-NQ/TU của Tỉnh ủy về phổ cập cho trẻ mầm non 5 tuổi trên địa bàn xã, làm tốt công tác xã hội hóa 100% các lớp học ở thôn bản đều được sửa chữa, lát nền, làm trần, làm các công trình phụ phục vụ tốt cho việc dạy và học. Các trường học thực hiện tốt kế hoạch chuyển lớp, chuyển cấp. Chất lượng dạy học luôn được nâng cấp cao, các trường đã đạt nhiều danh hiệu thi đua cấp thành thành phố và cấp huyện, năm 2013 tỷ lệ
học sinh khá giỏi đạt 30,08%, có 2 giáo viên giỏi cấp thành phố, 10 giáo viên cấp trường. Đội ngũ giáo viên gồm, có trình độ chuyên môn, có trách nhiệm và yêu nghề góp phần lớn vào trách nhiệm dạy và học.
Trường Mầm non:
Trường có diện tích: 5.274m2, hiện có 18 phòng học, 25 giáo viên, 384 học sinh. Hiện tại trường chưa có phòng học chức năng, chưa đạt chuẩn quốc gia. Các lớp học mầm non và nhà trẻ tại các thôn nhìn chung chưa đảm bảo tiêu chuẩn cho việc dạy và học. Số phòng học cần nâng cấp 16 phòng, số phòng cần xây mới 02 phòng, số phòng học chức năng cần xây mới 04 phòng.
Trường Tiểu học:
Trường có diện tích: 7.415m2, hiện có 18 phòng học, 33 giáo viên, 430 học sinh, 8 phòng chức năng. Trường đang trong giai đoạn kiểm tra đạt trường chuẩn Quốc gia. Số phòng học cần nâng cấp 11 phòng, số phòng cần xây mới 02 phòng, số phòng học chức năng cần xây mới 04 phòng.
Trường Trung học cơ sở:
Trường có diện tích: 21.000m2, hiện có 8 phòng học, 21 giáo viên, 274 học sinh, 6 phòng chức năng. Trường đã đạt trường chuẩn Quốc gia vào năm 2008.
c. Đặc điểm về văn hóa
- Tổ thành công Đại hội Thể dục - Thể thao toàn xã lần thứ IV, tham gia Đại hội TDTT huyện Sơn Dương lần thứ VII năm 2013.
- Đăng ký xã lành mạnh không có tệ nạn ma tuý, mại dâm năm 2013. Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phòng, chống mại dâm, HIV.
- Phối hợp giữa UBND xã với hội phụ nữ về việc tổ chức tham gia hội thi tuyên truyền viên giỏi về phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013 cụm số 1 tại huyện Sơn Dương, kết quả đạt giải nhất toàn huyện.
- Phối hợp với hội phụ nữ xã thực hiện kế hoạch xây dựng câu lạc bộ gia đình hạnh phúc tại thôn Cầu, gắn liền xây dựng mô hình điểm về xây dựng gia đình “ 5 không, 3 sạch” , đồng thời đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia
đình “ 5 không, 3 sạch” gắn liền với thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng NTM trên phạm vi toàn xã.
- Tuyên truyền tới toàn thể nhân dân về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Kế hoạch tổ chức tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2013 và kế hoạch duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2012-2014.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã chỉ đạo bình xét gia đình văn hóa và khu dân cư văn hoá năm 2013. Kết quả: 1.189 hộ/1.413 hộ đạt danh hiệu "Gia đình văn hoá", tỷ lệ 84,15%, 11/14 thôn đạt khu dân cư văn hoá, tỷ lệ 78,6%. Ra quyết định công nhận 1.189 hộ gia đình đạt danh hiệu "Gia đình văn hoá" năm 2013, tổ chức tốt "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc" ở khu dân cư.
d. Dân số và lao động xã Minh Thanh
Xã có 14 thôn, tổng số hộ trong toàn xã là: 1.413 hộ với 5.523 nhân khẩu. Trong đó có: 3.585 khẩu trong độ tuổi lao động (Lao động nam: 1.976 người chiếm 55,12%, Lao động nữ: 1.609 người chiếm 44,88%). Lao động nông nghiệp: 3.053 người, chiếm 85,16% tổng số lao động của toàn xã, lao động phi nông nghiệp 433 người, chiếm 12,08% tổng số lao động của toàn xã, trong đó lao động phi nông nghiệp qua đào tạo 285 người (chiếm 65,82% tổng số lao động đã qua đào tạo).
Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động xã Minh Thanh năm 2013.
Stt Tên thôn Số hộ Số khẩu Số khẩu trong độ tuổi lao động Số lao động là nam Số lao động là nữ Lao động nông nghiệp Lao động phi nông nghiệp 1 Thôn Niếng 109 423 328 207 121 290 31 2 Thôn Toa 72 308 265 135 130 238 23 3 Thôn Lê 160 670 489 298 191 410 70 4 Thôn Dõn 53 218 267 135 132 220 40 5 Thôn Mới 138 535 138 71 67 104 29 6 Thôn Đồng Đon 82 299 144 79 65 124 15