Tác dụng hạ đ-ờng huyết của các phân đoạn dịch chiết từ vỏ thân bứa trên chuột đ-ợc tiêm STZ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hạ mỡ máu và đường huyết của dịch chiết từ vỏ thân cây bứa (Garcinia oblongifolia Chap) trên mô hình chuột thực nghiệm (Trang 67)

bứa trên chuột đ-ợc tiêm STZ

Chuột nhắt đã đ-ợc gây béo phì thực nghiệm với chế độ nuôi ở trên, đ-ợc chia làm 4 lô, mỗi lô từ 4 – 6 con. Tr-ớc khi thí nghiệm, chuột bị nhịn đói 16h, tiếp theo chúng đ-ợc tiêm vào màng bụng streptozotocin (STZ) với liều thấp 500mg/kg thể trọng để gây rối loạn trao đổi glucose huyết của chuột theo mô hình ĐTĐ thực nghiệm type 2. Sau vài ngày khi nồng độ glucose

huyết của chuột tăng cao, thì tiến hành nghiên cứu khả năng hạ đ-ờng huyết của chuột bằng các cao phân đoạn dịch chiết từ vỏ thân bứa

Lô 1: STZ Lô đối chứng cho uống n-ớc muối sinh lý Lô 2: STZ điều trị bằng phân đoạn cao ethanol (650mg/kg)

Lô 3: STZ điều trị bằng phân đoạn cao n-hexan (650mg/kg) Lô 4 STZ điều trị bằng thuốc metformin (500mg/kg)

Bảng 16 . Nồng độ glucose huyết (mmol/l) của chuột tr-ớc và sau khi tiêm STZ

Thời gian

Lô chuột Tr-ớc khi tiêm STZ Sau khi tiêm

STZ(48h) %Tăng Lô 1 7,3 ± 0,35 22,23 ± 0,4 204,52 Lô 2 7,25 ± 0,6 19,5  0,3 168,97 Lô 3 7,85 ± 0,5 20,4 0,2 159,87 Lô 4 7,4 ± 0,3 23,13  0,2 212,57 0 5 10 15 20 25 1 2 3 4

Trước khi tiờm STZ Sau tiờm STZ

Hình 17. Nồng độ glucose huyết (mmol/l) của chuột tr-ớc và sau khi tiêm STZ( 48h)

Nh- vậy sau khi tiêm STZ nồng độ glucose huyết của các lô chuột đều tăng cao và v-ợt ng-ỡng của bệnh tiểu đ-ờng là  18 mmol/l. Bình th-ờng, nồng độ glucose huyết của cơ thể đ-ợc kiểm soát chặt chẽ bằng hệ thống thần kinh _ hormone điều hoà glucose huyết. Hệ thống này luôn duy trì

Lô chuột Nồng độ glucose huyết (mmol/l)

nồng độ glucose huyết trong một phạm vi giới hạn nhất định. Hệ thống điều hoà glucose huyết chính là các hormone, trong đó insulin có vai trò đặc biệt quan trọng. Các hormone này tham gia điều hoà glucose huyết đ-ợc chia làm 2 nhóm: nhóm các hormone gây tăng tr-ởng glucose huyết (adrenalin, cortisol, glucagon,…) và hormone có tác dụng hạ glucose huyết (chỉ có

insulin). Tăng glucose huyết chỉ xuất hiện khi hệ thống điều hoà bị rối loạn, hoặc tăng bài tiết các hormone làm tăng glucose huyết, hoặc giảm bài tiết

insulin. Bên cạnh đó tình trạng béo phì cũng làm gia tăng mức độ glucose

huyết bởi hiện t-ợng đối kháng insulin.

Insulin hormone do tế bào  tuyến tụy tiết ra và là hormone duy nhất trong cơ thể có tác dụng hạ glucose huyết. Để phá huỷ tế bào  tuyến tụy gây thiết hụt insulin ng-ời ta th-ờng dùng STZ . STZ (C8H15O3N7) là thuốc chống ung th- đ-ợc tổng hợp từ Streptomycete achromogene đã đ-ợc chứng minh là do một protein vận chuyển glucose qua màng tế bào GLUT2 (glucose transporter) đ-a vào tế bào  và gây phá huỷ ADN của tế bào  tuyến tụy. Để phá hủy một phần tế bào  tuyến tuỵ của chuột béo phì ng-ời ta th-ờng dùng liều thấp STZ 500mg/kg thể trọng. Qua tham khảo chúng tôi chọn liều STZ là 500mg/kg để tiêm cho các lô chuột. Việc phá hủy một phần tế bào  tuyến tụy gây thiếu hụt insulin kết hợp với tình trạng kháng insulin của chuột béo phì là nguyên nhân chính gây ra sự tăng glucose huyết của các lô chuột trên, nhằm bắt ch-ớc mô hình ĐTĐ type 2 thực nghiệm .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hạ mỡ máu và đường huyết của dịch chiết từ vỏ thân cây bứa (Garcinia oblongifolia Chap) trên mô hình chuột thực nghiệm (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)